Bả vai đau nhức không giơ lên được là bị làm sao? Chuyên gia phân tích
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Bả vai đau nhức không giơ lên được là bị làm sao? Chuyên gia phân tích

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/08/23

    Bả vai đau nhức không giơ lên được ảnh hưởng nhiều đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều trường hợp phải nghỉ làm vì không thể vận động khớp bả vai. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Bả vai đau nhức không giơ lên được là bệnh gì?

    Bả vai đau nhức không giơ lên được là hiện tượng đau nhức do rối loạn hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ. Tùy vào mức độ mà người bệnh có thể đau một hoặc hai bên vai, đau cố định hay lan sang vổ, gáy…

    Một số trường hợp còn kèm cảm giác tê mỏi ở vùng vai bị đau, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Mặc dù không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng bả vai đau nhức không giơ lên được ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, vận động người bệnh.

    bả vai đau nhức không giơ lên được

    Xem thêmBệnh đau nhức xương khớp – Không chỉ người già mà giới trẻ cũng đang mắc phải bệnh lý này

    2. Triệu chứng bả vai đau nhức không giơ lên được

    Tình trạng đau nhức bả vai có những biểu hiện khác nhau, tùy vào cơ địa và hiện trạng bệnh lý. Tuy nhiên, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

    • Cơn đau dạng âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện ở vùng cổ vai gáy.
    • Hai bả vai đau nhức, lan xuống cánh tay.
    • Vùng đầu cử động khó khăn, bả vai, cánh tay không giơ lên được.
    • Bàn tay, ngón tay, cánh tay bị tê bì, khó cầm đồ vật.
    • Khả năng vận động và phạm vi di chuyển bị hạn chế.
    • Một số người bệnh còn có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn chức năng hệ thần kinh.

    3. Bả vai đau nhức không giơ lên được do đâu?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến bả vai của bạn đau nhức, không giơ lên được, cụ thể:

    3.1. Sai tư thế khi vận động

    Cánh tay, bả vai là bộ phận thường xuyên phải vận động. Nếu chúng ta vận động quá mức hoặc thực hiện không đúng tư thế, ngồi lâu quá… có thể khiến vùng cơ cổ bị co cứng. Chúng cũng khiến cho máu kém lưu thông, máu không đủ nuôi dưỡng trong các nhóm cơ, dây thần kinh cũng như xương… Tình trạng này kéo dài khiến cho xương bả vai bị đau nhức.

    Nhân viên văn phòng, công nhân, thợ điện nước, tài xế… là những đối tượng có nguy cơ cao bị đau xương bả vai do sai tư thế vận động.

    3.2. Đau bả vai do rễ thần kinh bị chèn ép

    Khi tủy sống và rễ dây thần kinh bị chèn ép có thể làm tê liệt đường dẫn truyền cảm giác và vận động. Tình trạng này khiến bả vai đau nhức, không giơ lên được.

    Rễ thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới bả vai đau nhức

    Rễ thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới bả vai đau nhức

    3.3. Nguyên nhân là do mắc các bệnh lý về cột sống

    Các bệnh lý về cột sống là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức bả vai.

    • Thoái hóa cột sống cổ và hẹp ống sống: Các đĩa đệm trên đốt sống cổ bị thoái hóa và phình ra. Điều này khiến đĩa đệm dần khô và cứng, các đốt sống đến gần nhau hơn. Để thích nghi, cơ thể phải sinh ra các gai xương quanh đĩa. Tuy nhiên, các gai này gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhức, có đau bả vai.
    • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đĩa đệm ở cột sống sẽ có phần nhân ở dạng gel. Khi đĩa đệm bị xơ cứng, nhân thoát ra ngoài và chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức vùng bả vai. Tình trạng đau nhức thường xảy ra khi chúng ta nâng hoặc đẩy vật nặng.
    Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân gây đau nhức bả vai

    Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân gây đau nhức bả vai

    3.4. Đau bả vai do trật khớp, chấn thương khớp vai

    Do nguyên nhân nào đó như tai nạn khiến xương bả vai bị chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau nhức, khó vận động.

    Ngoài gãy xương, chấn thương, nếu dây chằng bị kéo căng, tổn thương hoặc rách cũng gây ra đau nhức bả vai.

    Ngoài ra, viêm đau khớp, viêm gân, đau sau phẫu thuật, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bả vai không giơ lên được.

    Trật khớp dễ dẫn tới tình trạng đau nhức bả vai

    Trật khớp dễ dẫn tới tình trạng đau nhức bả vai

    4. Bả vai đau nhức không giờ lên được, phải làm sao?

    Tùy vào mức độ, nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị cho những trường hợp đau bả vai.

    Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:

    4.1. Thư giãn khớp vai

    Phương pháp này áp dụng khi có biểu hiện đau nhức, không vươn hoặc giơ tay lên cao được.

    Với những trường hợp đau do hoạt động thể thao hoặc làm việc quá sức đều tự hết sau một thời gian nghỉ ngơi. Cách này giúp cơ bắp, sụn đệm, dây chằng vùng bả vai đang chịu căng thẳng được thư giãn, thả lỏng. Từ đó, vùng xương được hồi phục và hết đau nhức.

    Các bác sĩ cũng khuyên chỉ nên áp dụng phương pháp này tối đa 3 ngày. Nếu sau thời gian này mà tình trạng đau vẫn không được cải thiện thì nên lựa chọn cách khác. Bởi, nằm nhiều cũng gây mỏi lưng, hạn chế lưu thông tuần hoàn máu.

    4.2. Chườm nóng là cách chữa đau nhức bả vai

    Chườm nóng là cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả. Nhiệt lượng tỏa ra giúp phần bả vai đang căng cứng được thư giãn, tăng lưu thông máu chảy đến vùng khớp bị đau. Từ đó, chúng giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.

    Ngoài ra, chườm nóng còn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

    Chườm nóng làm dịu cơn đau hiệu quả

    Chườm nóng làm dịu cơn đau hiệu quả

    4.3. Xoa bóp, bấm huyết và vật lý trị liệu

    Người bệnh sẽ được xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu đã giãn cơ, thư giãn vùng bả vai sưng đau. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng đau nhức.

    Người bệnh sẽ được điều trị giảm đau bằng xung điện, nhiệt năng, sóng ngắn hoặc sóng siêu âm.

    Đồng thời, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kéo dãn, nắn, tập các bài tập vận động chuyên vùng bả vai giúp người bệnh điều trị tình trạng đau nhức.

    4.4. Sử dụng thuốc giảm đau

    Nếu các cơn đau ở mức độ dữ dội khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó vận động. Thậm chí, nhiều trường hợp bị sưng viêm nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.

    Tùy mức độ đau mà người bệnh sẽ được kê các loại thuốc phù hợp:

    • Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Thuốc giúp giảm đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ. Loại thuốc được chỉ định với những trường hợp đau nhức do viêm gây ra. Một số loại thuốc thường được kê như: Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen…
    • Thuốc giảm đau: Đây là thuốc cải thiện tình trạng đau nhức nặng nhờ vào sự ức chế tín hiệu gây đau từ hệ thần kinh. Thuốc có tác dụng sau 10 – 15 phút từ khi sử dụng. Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như Acetaminophen, Aspirin…
    Sử dụng thuốc giảm đau cũng được xem là liệu pháp nhanh, hiệu quả

    Sử dụng thuốc giảm đau cũng được xem là liệu pháp nhanh, hiệu quả

    4.5. Điều trị phẫu thuật

    Nếu tình trạng đau nhức bả vai do nguyên nhân chấn thương hoặc những trường hợp áp dụng các phương pháp trên nhưng không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật.

    Phẫu thuật giúp các khớp và xương được trở lại đúng cấu trúc giải phẫu, đồng thời điều trị nguyên nhân gây đau nhức bả vai.

    5. Chuyên gia hướng dẫn phương pháp phòng ngừa đau nhức bả vai

    Để phòng ngừa tình trạng đau nhức bả vai, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, làm việc, ngủ đúng.
    • Vận động thường xuyên để kích thích lưu thông máu giúp cơ khớp linh hoạt. Bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ xương, giúp tăng cường độ dẻo dai của khớp.
    • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ chất, bổ sung vitamin và canxi cải thiện sức khỏe.
    • Tránh lao động quá sức hoặc mang vác vật nặng.
    • Massage vùng vai cổ giúp kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau khớp bả vai.
    • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường về xương khớp nếu có.

    Có thể nói, khớp bả vai đau không giơ lên được do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều sinh hoạt, khả năng vận động người bệnh. Do đó, cần chủ động thăm khám bác sĩ để có phương pháp cải thiện kịp thời. Liên hệ ngay Hotline 0343 44 66 99 để  được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc.

    chat với bác sĩ

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hướng dẫn 12 vị trí bấm huyệt chữa đau đầu gối hiệu quả 12/01/22
      Bấm huyệt chữa đau đầu gối là một thủ pháp chữa bệnh cổ truyền, giúp tạo ra những thay đổi…
      [Viêm khớp nhiễm khuẩn] – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 30/11/20
      So với các bệnh viêm khớp khác thì viêm khớp nhiễm khuẩn thường hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, căn bệnh…
      Bật mí lợi ích của thể dục thể thao đối với xương khớp và sức khỏe 09/09/23
      Tập luyện thể dục thể thao luôn được biết đến là hoạt động mang tới nhiều tác động tích cực…
      Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị 13/11/23
      Đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu…
      Xem tất cả bài viết