Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp cùng chậu – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/12/23

    Viêm khớp cùng chậu cái tên nghe xa lạ nhưng lại đang phổ biến ở mọi lứa tuổi. Điều đáng nói là triệu chứng bệnh không rõ ràng nên nhiều người chủ quan, bỏ qua giai đoạn đầu khiến bệnh ngày càng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Viêm khớp cùng chậu là gì?

    Khớp cùng chậu là nơi kết nối xương cùng cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh chậu (phần xương trên của xương chậu). Vị trí khớp cùng chậu nằm phía sau và giữa hai hông.

    Khớp được ghép nối với nhau có hình dạng chữ C và L. Vì cấu tạo đặc biệt nên khớp có phạm vi cử động tương đối nhỏ.

    Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh chậu. Cơn đau có thể lan rộng sang hai bên hông, mông, thắt lưng và hai chân.

    Bệnh có thể xảy ra ở một khớp hoặc cả hai khớp cùng chậu. Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh. Người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng teo cơ.

    Xem thêm[Bệnh viêm khớp]: – Bệnh lý ngày càng phổ biến có có xu hướng trẻ hóa

    2. Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

    Triệu chứng của bệnh thường khó chẩn đoán, do dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh về cột sống như thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, nếu để ý thật kĩ thì người bệnh cũng rất dễ nhận ra triệu chứng của mình. Cụ thể, người bị viêm khớp cùng chậu có những biểu hiện sau:

    Viêm khớp cùng chậu

    2.1. Đau nhức mông và lưng dưới

    – Cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng mông và lưng dưới. Tuy nhiên, cũng có thể lan tỏa sang háng, bắp chân, thậm chí là bàn chân.

    – Cảm giác đau nhức tăng nặng khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, đặc biệt cơn đau dữ dội hơn khi leo cầu thang, bước dài, chạy…

    2.2. Giảm phạm vi chuyển động

    Các chuyển động ở lưng dưới, hông, xương chậu, háng bị hạn chế do khớp căng cứng. Điều này khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi leo cầu thang, cúi thấp người.

    Ngoài ra, việc co duỗi chân, khoanh tròn hay chạy nhảy gần như cũng khó thực hiện được.

    2.3. Da bị đỏ rát

    Vùng quanh xương chậu và xương cụt có thể bị đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, khó chịu.

    Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, sốt… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thường xuyên có cảm giác lo lắng, bất an.

    3. Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, họ không hiểu nguyên nhân nào khiến khớp cùng chậu rơi vào tình trạng viêm, đau nhức.

    Theo thông tin mà Ban biên tập thu thập được, khớp cùng chậu viêm có thể là do:

    3.1. Tiền sử mắc bệnh lý xương khớp

    Những người từng hoặc đang bị một vấn đề xương khớp nào đó, ví dụ như thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến… có nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu.

    Mặc dù, không phải tất cả những trường hợp mắc bệnh xương khớp đều bị nhưng cũng có những rủi ro nhất định khiến khớp cùng chậu bị tổn thương.

    3.2. Do dị tật bẩm sinh

    Từ lúc mới sinh, một số đối tượng có thể có các dị tật hoặc khuyết điểm về khớp cùng chậu. Ví dụ như độ dài hai chân khác nhau, cột sống cong vẹo, khung xương nhỏ…

    Các dị tật này đều tạo áp lực không tương xứng trong thời gian dài làm khớp đau nhức và hao mòn.

    3.3. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh

    Thời kỳ mang thai, khớp cùng chậu của nữ giới mở rộng, tạo không gian cho thai phát triển. Điều này dễ làm ảnh hưởng tới cấu trúc của khớp. Còn với trường hợp sau sinh, khi thực hiện các cơn đau tại chỗ có thể làm rạn khớp và viêm.

    Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh có nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu là rất cao.

    3.4. Rủi ro phẫu thuật khớp

    Thực hiện phẫu thuật thay khớp háng hoặc ghép xương lấy từ xương cánh chậu nếu không đúng kỹ thuật cũng gây đau khớp cùng chậu.

    3.5. Do chấn thương

    Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị viêm cùng chậu, do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, sinh hoạt hàng ngày… Những chấn thương này có thể tác động lên khớp xương cùng chậu, những dây chằng xung quanh, dẫn đến viêm.

    Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu

    3.6. Nhiễm trùng

    Viêm nhiễm vùng kín hoặc viêm đại tràng có thể lan rộng sang vùng xương chậu. Đây cũng có thể là điều kiện thuận lợi để xuất hiện tình trạng viêm khớp cùng chậu.

    3.7. Rối loạn hệ miễn dịch cũng liên quan tới viêm khớp cùng chậu

    Thông thường, khi cơ thể bị lão hóa, chấn thương, di chuyền, hút thuốc… có thể làm thay đổi cấu trúc protein trong cơ thể khiến hệ miễn dịch nhận diện nhầm “kẻ lạ”. Từ đó, cơ thể tự sản sinh ra kháng thể, chất gây viêm tấn công màng hoạt dịch, tổn thương sụn khớp. Quá trình này xảy ra tại khớp cùng chậu và gây ra tình trạng viêm, đau nhức.

    Ngoài ra, những người bị lupus ban đỏ, gout… cũng được xem là đối tượng có nguy cơ bị bệnh viêm cùng chậu.

    Click xem thêm  8 Nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp ngày càng trẻ hóa – Đừng chủ quan khi phát hiện bệnh

    4. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

    Câu trả lời là có. Bệnh lý này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị tích cực. Cụ thể:

    4.1. Hạn chế khả năng vận động

    Tình trạng khớp cùng chậu bị viêm trong thời gian dài có thể làm tổn thương khớp xương xung quanh, xâm lấn hệ thống thần kinh tọa, cơ mông, đùi. Từ đó, gây đau nhức khiến cho khả năng vận động bị hạn chế.

    4.2. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

    Những cơn đau nhức kéo dài, khi dữ dội, lúc lại âm ỉ khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu vì chịu nhiều đau đớn. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt, giấc ngủ hàng ngày. Chưa kể, người bệnh còn phải tốn nhiều chi phí phục vụ cho việc điều trị.

    4.3. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

    Phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu, nhất là đang trong độ tuổi sinh sản dễ bị viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung.

    Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tăng tỷ lệ hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung, khó sinh…

    4.4. Liệt chi

    Trường hợp nặng, khớp cùng chậu tổn thương nhiều ảnh hưởng tới dây thần kinh quan trọng. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác tê cứng chi, khó đi đứng, không thể khom lưng hay ngồi lâu… Lâu dần, người bệnh có nguy cơ bị liệt.

    Như vậy, có thể thấy biến chứng của viêm khớp cùng chậu là vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị kịp thời.

    5. Vậy viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

    Câu trả lời là có. Viêm khớp cùng chậu sẽ được cải thiện tốt nếu người bệnh biết thăm khám và điều trị sớm.

    Các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh phương pháp điều trị bảo tồn hay vật lý trị liệu… người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu thừa cân béo phì. Đồng thời, phải thực hiện cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học. Quá trình phục hồi có thể mất ít nhất 2 – 4 tuần.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, bệnh có nguy cơ tái phát nếu như bệnh nhân không thay đổi lối sống, sinh hoạt của mình.

    6. Phương pháp chẩn đoán

    Để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ phải dựa vào nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh. Có thể kể đến như:

    6.1. Kiểm tra sức khỏe tổng thể, khả năng vận động

    Tùy vào vị trí, tính chất cơn đau, hướng lan tỏa… bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các nghiệm pháp Faber, Gaenslen…

    Bằng các động tác xoay người, gập, duỗi khớp, đi lại… bác sĩ cũng kiểm tra được khả năng chuyển động hoặc di chuyển của người bệnh.

    Đồng thời, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra mức độ nghiêm trọng bằng cách ấn vào hai bên hông, di chuyển hai chân. Nếu bác sĩ tác động một lực nhất định lên khớp xương cùng chậu xuất hiện biểu hiện đau nhiều, khả năng viêm cùng chậu.

    6.2. Chẩn đoán hình ảnh

    Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ… cũng được bác sĩ chỉ định nếu nghi ngờ chấn thương. Đây cũng là phương pháp giúp xác định chính xác nguồn gốc cơn đau hoặc tìm ra những thay đổi trong khớp xương cùng.

    6.3. Xét nghiệm máu, nước tiểu

    Việc kiểm tra công thức máu cũng giúp bạn tìm kiếm dấu hiệu viêm như tế bào bạch cầu, vi khuẩn trong máu.

    Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đang mang thai hoặc sau sinh, bác sĩ cũng có thể chỉ định kiểm tra nước tiểu để tìm kiếm nguyên nhân.

    Với những kết quả thu thập được sau các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân do đâu. Từ đó, bác sĩ có phương pháp điều trị chính xác hơn.

    7. Điều trị viêm khớp cùng chậu

    Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau.

    7.1. Thuốc tây

    Mỗi bệnh nhân với tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm khớp cùng chậu:

    • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Floctafenine,… Người bệnh có thể mua tại các tiệm thuốc tây. Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tùy vào mức độ đau nặng hay nhẹ, bác sĩ kê loại thuốc phù hợp. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau mạnh hơn.
    • Thuốc chống viêm không steroid: Có thể kể đến như Dicofenac, Meloxicam, Celecoxib… có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
    • Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong những trường hợp viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn, viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng kết hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục. Kháng sinh thông thường dùng 7 – 10 ngày, trường hợp bệnh nặng có thể phải kéo dài 2 – 4 tuần.
    • Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF): Chẳng hạn như Etranercept, Adalimumab… giúp giảm viêm khớp cùng chậu có liên quan tới viêm cột sống dính khớp.
    • Thuốc Corticoid: Có thể được chỉ định khi viêm khớp cùng chậu không có nhiễm trùng kèm theo. Loại thuốc này chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp. Lưu ý, mỗi mũi tiêm cách nhau 7 – 10 ngày, tiêm không quá 2 lần/ đợt.

    Sử dụng các loại thuốc này lâu ngày, người bệnh có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ như đau bụng, tăng men gan và suy thận… Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

    Thuốc corticoid Hydrocortison

    Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Hydrocortison

    7.2. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu

    Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã sử dụng các vị thuốc từ cây cỏ quen thuộc ngay trong vườn nhà để chữa viêm khớp cùng chậu. Các bài thuốc nam, dân gian có ưu điểm là lành tính nhưng tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả.

    7.2.1. Bài thuốc từ bột quế và mật ong

    Quế được biết đến là một trong bộ tứ dược liệu quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ). Mật ong có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Do đó, dân gian đã kết hợp mật ong với quế hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm khớp.

    Cách thực hiện như sau:

    – Trộn hỗn hợp bột quế theo tỷ lệ 1 phần bột, 2 phần mật ong, cho hết vào hũ thủy tinh, đậy kín.

    – Mỗi lần sử dụng bạn dùng 1 muỗng hỗn hợp này pha với 100ml nước ấm.

    – Kiên trì sử dụng đều đặn trong vòng 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.

    Lưu ý: Sử dụng bột quế liên tục có thể gây khô miệng, táo bón. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có tính mát, nhuận tràng.

    7.2.2. Chuối hột hỗ trợ điều trị viêm khớp

    Theo Đông, chuối hột có tính bình, vị ngọt, chát, được quy vào kinh phế, tỳ, can. Tác dụng lương huyết, tiêu viêm, tốt cho người bị đau nhức xương khớp hoặc mắc bệnh viêm khớp, viêm đa khớp.

    Với chuối hột, người dân đã chế biến như sau:

    – Chuối hột 1kg rửa sạch, cắt thành từng lá mỏng. Sau đó, ngâm với nước muối pha loãng để bớt mủ chuối.

    – Tiếp theo, vớt chuối hột phơi khô dưới nắng gắt rồi đem sao vàng.

    – Khi chuối khô bạn tẩm chuối với lượng rượu vừa đủ ngấm, đậy kín lại để nguyên trong 20 phút.

    – Sau đó, cho chuối vào hũ thủy tinh, đổ thêm rượu 2,5 lít rượu vào hũ thủy tinh, đậy nắp kín.

    – Sau 3 tháng có thể mang ra sử dụng, dùng 1 ly rượu nhỏ trước khi ăn để cải thiện triệu chứng đau nhức cùng chậu.

    7.2.3. Bài thuốc lá lốt đơn giản nhưng giảm đau nhanh

    Trong lá lốt chứa piperidin, piperin và hàng loạt tinh dầu khác. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu nghiệm.

    Theo Đông y, lá lốt được xếp vào nhóm vị thuốc trừ phong thấp. Theo đó, lá lốt có vị cay, nồng, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, chỉ thống. Vì vậy, lá lốt được sử dụng điều trị bệnh lý liên quan tới tiêu hóa, xương khớp.

    Với lá lốt, cách thực hiện rất đơn giản:

    • Dùng 20g lá lốt rươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
    • Tiếp theo, cho lá lốt vào để ráo nước rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
    • Sau đó, lấy nước cốt lá lốt hòa cùng 50ml nước lọc cho dễ uống.
    • Người bệnh dùng nước lá lốt này sau bữa ăn, liên tục trong 7 – 10 ngày.

    Xem thêm: [TOP 12+] Cách chữa viêm khớp tại nhà – Áp dụng là thấy hết đau nhức 

    7.3. Vật lý trị liệu 

    Khớp cùng chậu có vai trò trợ đỡ nửa trên cơ thể cho nên khi chúng ta đứng hoặc ngồi, vận động theo thời gian sẽ có những sang chấn lên khớp. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp loại bỏ các sang chấn ảnh hưởng lên khớp. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau, duy trì sự linh hoạt/ mềm dẻo của khớp, nhất là với người lớn tuổi.

    Sóng xung kích: Dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau, mô cơ xương bị tổn thương. Liệu pháp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và mô mềm khác.

    Kích thích điện: Kích thích vào thần kinh và cơ xung quanh khớp cùng chậu. Dòng điện được cài đặt với cường độ hợp lý tác động lên toàn bộ vùng khớp cùng hậu, ức chế, giảm đau nhanh chóng.

    Xoa bóp, bấm huyệt trị liệu: Có tác dụng làm mềm cơ giảm đau.

    Vận động đặc biệt (vận động trị liệu): giúp tăng sức mạnh của khớp cùng chậu.

    Các liệu pháp này có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, từ đó giúp giảm đau, tăng khả năng linh hoạt cho khớp cùng chậu.

    7.4. Phẫu thuật

    Khi các phương pháp trên không phát huy tác dụng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh được chỉ định phẫu thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu. Trong đó, hợp nhất khớp được khuyến cáo khi đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa từ  8 – 12 tuần nhưng không hiệu quả.

    Phẫu thuật cũng tồn tại những rủi ro, vì vậy, người bệnh nên tham khảo thật kĩ ý kiến chuyên gia. Đồng thời, lựa chọn bệnh viện uy tín, tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.

    Điều trị viêm khớp cùng chậu

    8. Các bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp cùng chậu, người bệnh có thể tham khảo

    Trong điều trị viêm khớp cùng chậu, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu, người bệnh có thể tham khảo các bài tập hỗ trợ này. Các chuyên gia cũng đã nhận định, bài tập này mang lại lợi ích tăng tuần hoàn, lưu thống máu, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tạo ra chất bôi trơn, giảm ma sát sụn khớp.

    Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện các bài tập sau:

    8.1. Bài tập tư thế vũ công

    Tư thế vũ công có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cột sống, giúp kéo dài toàn bộ cơ ở khu vực chân, hông, tăng cường hệ xương khớp tổng thế.

    – Hãy giữ tư thế đứng thẳng, 2 chân để rộng bằng vai.

    – Nhẹ nhàng đưa chân trái ra sau, giữ chặt bàn chân trái.

    – Chân phải làm trụ vững, tay phải từ từ đưa lên cao, người đổ nhẹ về phía trước sao cho lưng cong, khớp háng thẳng.

    – Bạn hãy giữ tư thế này trong 10 – 15 giây, sau đó đổi bên còn lại.

    8.2. Tư thế chim bồ câu

    Tư thế chim bồ câu tương đối đơn giản với người mới bắt đầu. Tư thế này được thực hiện ở vị trí ngồi. Khi thực hiện, người bệnh sẽ phải uốn lưng, ưỡn ngực, trông tựa như một con chim bồ câu.

    – Người bệnh ngồi thẳng trên thảm, điều chỉnh tư thế sao cho chân trái gập gối và co, lòng bàn chân hướng lên trên. Chân phải duỗi thẳng ra sau.

    – Tay trái vòng qua sau giữ lấy phần hông, tay phải giữ đầu ngón chân trái.

    – Nhẹ nhàng hạ thấp phần ngực xuống sàn rồi nâng người trở lại kết hợp hít thở đều.

    – Thực hiện tư thế này với bên còn lại.

    8.3. Tư thế kéo chân

    Tác động nhẹ nhàng lên phần đùi, hông, bắp chân giúp giảm tình trạng đau mỏi ở những vị trí này. Đồng thời, tăng cường sức bền đầu gối, hông.

    – Chuẩn bị trước đoạn dây vải hoặc dây dù dài khoảng 1m.

    – Nằm ngửa trên sàn, nhẹ nhàng đưa chân trái lên cao, chân đặt thẳng, vuông góc với người. Dây vải đặt trên lòng bàn chân trái, hai tay kéo căng xuống dưới.

    – Luôn giữ cho chân phải thẳng mọi lúc, tư thế này giữ nguyên 20 giây sau đó mới đổi bên.

    8.4. Thực hiện tư thế con lạc đà

    Tư thế con lạc đà giúp cải thiện tình trạng đau lưng, đau khớp, đồng thời giúp cột sống, vùng thắt lưng và xương cùng chậu được dẻo dai.

    Cách thực hiện như sau:

    • Ngồi nhẹ nhàng lên chân, tay đặt lên phần đùi.
    • Sau đó, bạn đứng thẳng bằng đầu gối, tay đặt cạnh hông.
    • Hai đầu gối mở rộng bằng vai, mu bàn chân đặt chạm sàn. Hít vào, uốn lưng từ từ ra phía sau, phần bụng cũng được kéo căng.
    • Dùng hai tay nắm lấy chân nhẹ nhàng, giữ tay thẳng.
    • Cổ giữ sao cho thẳng chính giữa và hướng lên trên.
    • Hãy giữ nguyên tư thế này khoảng 30 – 60 giây, sau đó thả lỏng người.

    9. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bệnh

    Để chung sống hòa bình với bệnh viêm khớp cùng chậu, người bệnh cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày của mình. Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với vận động, sinh hoạt khoa học giúp cho tình trạng đau nhức được cải thiện. Đồng thời, người bệnh cũng phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.

    9.1. Chế độ dinh dưỡng

    Mặc dù chế độ ăn uống không phải là cách điều trị đặc hiệu cho bệnh nhưng một số thực phẩm cũng được chứng minh là tốt cho hệ xương khớp và miễn dịch, có khả năng chống viêm.

    – Bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như óc chó, cá béo, dầu oliu… giúp cải thiện tình trạng viêm, giảm sưng, tái tạo mô bị tổn thương.

    – Người bệnh cũng nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đây là hai nhóm chất hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, tăng mật độ xương. Có thể nói rất tốt cho người bệnh viêm khớp cùng chậu. Người bệnh có thể ăn sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, sò, nấm mỡ trắng, lòng đỏ trứng…

    – Trà xanh, tỏi, gừng, nghệ là những loại gia vị tốt cho sức khỏe. Chúng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giảm đau và ngăn ngừa phản ứng viêm.

    – Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, thực phẩm nhiều muối đường, nhiều tinh bột…

    9.2. Chế độ sinh hoạt

    • Tránh vận động nhanh, mạnh, đột ngột, không khom lưng để khiêng đồ nặng. Không ngồi xổm hoặc ngồi xếp bằng. Người bệnh nên giữ thẳng lưng khi ngồi.
    • Để giảm đau tại chỗ, người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh như một biện pháp hỗ trợ.
    • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp tình hình bệnh để tăng sự linh hoạt cho khớp.
    • Người bệnh cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, với những trường hợp đau nhiều thì nên dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn.

    Mong rằng những thông tin mà Ban biên tập chia sẻ có thể giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc bản thân, gia đình nếu chẳng may bị viêm khớp cùng chậu. Đừng quên liên hệ với Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn nếu còn thắc mắc về bệnh.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh? 19/01/21
      Bệnh gai xương gây đau đớn và hạn chế vận động đi kèm nhiều triệu chứng khác. Có khá nhiều…
      {Danh sách 21} thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp, có thể bạn chưa biết 08/11/21
      Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp giúp tăng cường bôi trơn khớp, chống ma sát, cải thiện khả năng…
      Chân tay buồn bực là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? 30/08/19
      Rất nhiều người gặp phải cảm giác bứt rứt, buồn bực chân tay về đêm mà không biết nguyên nhân…
      Đau cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 25/09/23
      Đau cột sống thắt lưng là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người…
      Xem thêm