Những cơn đau co thắt vùng bụng đi kèm với trướng bụng, đầy hơi, đi ngoài… thường khiến mọi người nghĩ ngay đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh viêm đại tràng. Vậy rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 chứng bệnh này
Phân biệt rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng
Rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân thường không rõ ràng, bao gồm cả nội khoa (các bệnh lý về dạ dày tá tràng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bệnh gan mật…) và ngoại khoa (ăn uống không hợp vệ sinh, thực phẩm nhiễm độc, ăn không đúng bữa…).
Một số biểu hiện thường gặp như:
- Đau bụng: Chủ yếu là các cơn đau dữ dội có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên ổ bụng. Cảm giác đau xuất hiện ngay sau khi người bệnh ăn đồ lạ, thực phẩm tái sống, đồ tanh hoặc uống bia rượu.
- Trướng bụng, đầy hơi: Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, quá trình xử lý thức ăn bị chậm lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bụng căng cứng, đầy hơi và phình to, ấm ách, ăn không tiêu…
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy trên 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc toàn nước, có thể lẫn bọt, chất nhầy hoặc máu… Trường hợp nặng, đi ngoài có thể 6-7 lần/ngày khiến cơ thể mất nước và chất điện giải nghiêm trọng.
- Xuất hiện tình trạng buồn nôn, thậm chí nôn mửa rất nhiều nếu bị ngộ độc thực phẩm. Người mệt mỏi, mất sức, sốt, đau dầu, ăn không ngon, sút cân.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện nhất thời ngay khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chúng sẽ hết nếu bạn thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học và điều trị nguyên nhân kịp thời.
Thường xuyên đau bụng đi ngoài
Bệnh viêm đại tràng
Là tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng do các nguyên nhân khác nhau như: nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, rối loạn nội tiết, di ứng thức ăn… mà chủ yếu là nhiễm khuẩn amip hoặc lỵ trực tràng Shigella.
Triệu chứng bệnh cũng giống với rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên, biểu hiện khác nhau:
- Đau bụng: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt dữ dội ở vùng bụng dưới rốn. Đau từng đoạn hoặc lan tỏa dọc theo khung đại tràng, thường gặp ở ổ bụng trái.
- Khu vực đại tràng bị viêm cũng thường xuyên có hiện tượng co thắt cơ năng khiến bụng căng trướng, gõ vào nghe bộp bộp, khi đánh hơi hoặc đi đại tiện thì cảm giác dễ chịu. Dùng tay sờ bụng có thể thấy từng đoạn đại tràng nổi lên thành cục.
- Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, đi lỏng nhưng số lượng phân không nhiều, có thể kèm theo máu và chất nhầy, mùi thối, thường xuyên mót rặn, đau rát hậu môn.
- Khi thực hiện nội soi thì niêm mạc đại tràng rất dễ chảy máu, kèm theo đó là tình trạng viêm đỏ lan rộng, có các ổ loét nông và sâu.
- Người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh.
Các biểu hiện viêm đại tràng kéo dài âm ỉ, đôi khi bùng phát dữ dội, ảnh hưởng rất lớn tới công việc cũng như chất lượng sống của người bệnh. Thậm chí, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh tiến triển thành mạn tính với nhiều biến chứng như: thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Do đó, ngay khi thấy biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ qua mà cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
>> Đừng bỏ lỡ: Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Điều trị rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng
Rối loạn tiêu hóa nếu kéo dài nhiều ngày mà không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm đại tràng cấp tính. Do vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm và có biện pháp chữa trị dứt điểm. Trước tiên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học: sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ tanh, tái sống, tuyệt đối không uống bia rượu, nước ngọt có ga… Ăn uống đủ chất, đúng giờ, đúng bữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp bị viêm đại tràng, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Tây y
Phương pháp Tây y thường sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc uống thuốc gì, liều lượng ra sao cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và mua thuốc sử dụng vì viêm đại tràng điều trị không đúng cách sẽ ngày càng nặng hơn.
Thuốc tây
Đối với những bệnh nhân viêm đại tràng cấp bị tiêu chảy kéo dài, mất nước nặng thì việc đầu tiên là cần bù nước và chất điện giải. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng khuẩn, cầm tiêu chảy, nhuận tràng, chống co thắt… Trường hợp nặng, niêm mạc đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng thì cách khắc phục là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Đông y
Bên cạnh các loại thuốc tây, những bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện triệu chứng của viêm đại tràng, giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương mà không gây hại tiêu hóa. Người bệnh có thể áp dụng một vài cách dưới đây:
Bài thuốc 1:
Nam mộc hương, Sâm đại hành, Bạch chỉ mỗi vị 40g. Đem tất cả nguyên liệu trên đi sao vàng, tán bột rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày uống 10g, chia thành hai lần.
Bài thuốc 2:
Lấy 50g nghệ tươi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Trộn nước nghệ với 3 thìa mật ong, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Trên đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng mới mang lại hiệu quả.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài, ợ hơi… bạn không nên vội vàng kết luận và tự mua thuốc uống. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
XEM THÊM
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
bác sĩ ơi em bị đầy bụng gần 2 tháng rồi nhưng mà em không đau đại tràng ạ nó chỉ sôi bụng ở đại tràng thôi ạ , sáng ra em vẫn đi đại tiện được đều ạ
Chào Dược sĩ , tôi năm nay 54 tuổi , gần 1 năm nay tôi hay có triệu chứng đi ngoài phân long, tôi có dung men tiêu hóa COLON được 1 tháng gần đây kết hợp với metrodinazol 250mg x 4 viên trong 7 ngày. Sau đó bệnh có thuyên giảm : tôi không còn thấy cảm giác chột bụng, sôi bụng và đi ngoài không long nữa. Nhưng mấy ngày gần đây sau khi đi ăn buffet cùng gia đình tôi có dung món cá song và ngay hôm đó tôi bị đau bụng đi lỏng trở lại. Xin dược sĩ tư vấn giúp
Chào bạn, hiện tượng đi ngoài phân lỏng có rất nhiều nguyên nhân xảy ra như: rối loạn vi khuẩn đường ruột (có thể do ăn đồ ăn sống, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc do tiếp xúc với các nguồn bệnh, hoặc uống nhiều rượu bia…) sinh hoạt không hợp lý ( thường xuyên để quá đói hoặc ăn quá no gây rối loạn tiêu hoá), ngoài ra cũng có thể do cơ địa của bạn không phù hợp với 1 số loại thức ăn hoặc do bệnh lý (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…)
Trường hợp của bạn nhiều khả năng do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh nên bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hoá. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nội soi, xét nghiệm phân để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh chính xác hơn đồng thời kê kháng sinh giúp bạn điều trị tình trạng bệnh.
Cùng với đó bạn nên có chế độ sinh hoạt của mình, nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ ăn sống, đồ ăn có dấu hiệu bị hỏng, các món tanh lạnh, hạn chế uống rượu bia và tránh căng thẳng stress cũng như thức khuya bạn nhé. Bạn có thể gọi vào tổng đài tư vấn miễn phí 0343446699 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Chào bs e bị hội chứng ruột kích thích, đi ngoài phân ko ổn định với bị viêm trượt nhẹ hàng vị dạ dà, HP thì âm tính. Đi khám ở BV 108 hộ cho đơn thuốc nhưng uống vào lại bị đau trào ngược dạ dày xin bs tư vấn
Chào anh, anh chú ý điện thoại để được Dược sĩ Tâm Bình liên hệ tư vấn cụ thể cho mình nhé!