Viêm đa khớp: Nguyên nhân - Triệu chứng - Phương pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm đa khớp: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    Viêm đa khớp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, cứ 100 người thì có 20 người mắc bệnh này. Điều đáng nói là bệnh xảy ra ở bất kỳ ai, độ tuổi nào. Vậy nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Câu trả lời sẽ được chuyên gia giải đáp qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (479 bình chọn)

    1. Viêm đa khớp là gì?

    viêm đa khớp

    Viêm đa khớp là tình trạng có ít nhất 5 khớp bị đau, sưng viêm.

    Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng có ít nhất 5 khớp bị tổn thương cùng một lúc, có một hoặc nhiều dấu hiệu viêm bao gồm đau, sưng, nóng, đỏ, hạn chế cử động. Viêm đa khớp có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở người trung tuổi, người cao tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.

    Tình trạng viêm đa khớp có thể tồn tại dưới dạng cấp tính (kéo dài khoảng hơn 6 tuần) nhưng cũng có thể trở thành mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy mỗi người sẽ xuất hiện triệu chứng không giống nhau.

    Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ đã thống kê lại và đưa ra rằng:

    • Các bệnh như: Viêm khớpđau khớp gối, viêm đa khớp… là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bại liệt, kiểm soát khả năng vận động của bệnh nhân.
    • Có đến 80% bệnh nhân viêm đa khớp bị giới hạn khả năng vận động, cần có sự trợ giúp từ người thân.
    • Có đến 25% bệnh nhân viêm đa khớp có nguy cơ bị bại liệt vĩnh viễn, họ không thể cử động bàn tay hay không thể đi lại.

    2. Các dạng viêm đa khớp thường gặp

    Viêm đa khớp không phải là một bệnh hay một tình trạng xương khớp cụ thể. Bởi, đây chỉ là khái niệm “ám chỉ” tình trạng khớp bị sưng, viêm. Dưới đây, là một số dạng viêm đa khớp mà độc giả có thể dễ dàng nhận ra:

    2.1. Viêm đa khớp tự phát

    Khi viêm đa khớp xuất hiện ở trẻ vị thành niên, bệnh được định nghĩa là viêm đa khớp tự phát vị thành niên.

    Bệnh có thể gây sưng, đau ở các khớp nhỏ lẫn khớp lớn từ mắt cá chân, cổ tay, bàn tay, khớp đầu gối, khớp hông. Một số trường hợp còn có thể bị ở khớp cổ, khớp xương hàm.

    2.2. Lupus

    Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khớp xương, mà còn có nguy cơ tấn công vào da, tim, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương.

    2.3. Viêm khớp vảy nến

    Người bệnh có thể bị vảy nến trước khi bị viêm đa khớp. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là da bóc vảy, nổi mẩn đỏ, các ngón tay sưng lên giống như những chiếc xúc xích mini.

    Viêm đa khớp không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động của người bệnh mà còn liên đới tới các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần tìm cách điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

    Viêm khớp vảy nến thuộc bệnh lý viêm đa khớp

    Viêm khớp vảy nến thuộc bệnh lý viêm đa khớp

    Click xem thêmViêm khớp vảy nến – Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lý này? Tìm hiểu ngay

    3. Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp

    Một số nghiên cứu chỉ ra, cứ 8 người trong độ tuổi từ 18 đến 79 thì có 1 người mắc bệnh này, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh khớp thì có khoảng 20 người mắc viêm đa khớp. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm đa khớp? Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh có thể do những nguyên nhân sau:

    3.1. Rối loạn hệ miễn dịch – cơ chế bệnh sinh của viêm đa khớp

    Mặc dù chưa xác định được đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới viêm đa khớp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể bắt nguồn từ sự rối loạn hệ miễn dịch.

    Bình thường khi tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm… xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất các kháng thể tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ khớp.

    Tuy nhiên, hệ miễn dịch bị rối loạn (do tuổi tác, ô nhiễm môi trường, chấn thương, di truyền…), cơ thể sẽ nhận diện sai “kẻ thù” và tấn công vào màng hoạt dịch, khởi phát viêm. Điều này gây ra viêm màng hoạt dịch của khớp, đồng thời giảm thiểu chất lượng dịch khớp, tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.

    Khi quá trình viêm xảy ra đồng thời ở nhiều khớp sẽ gây viêm đa khớp với các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ đau… Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể tiến triển gây biến dạng khớp, mất khả năng vận động.

    3.2. Mắc các bệnh xương khớp

    Một số bệnh lý về xương khớp có liên quan tới rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, thoái hóa khớp… Đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm đa khớp.

    3.3. Bệnh về chuyển hóa

    Các bệnh về chuyển hóa như gout, suy gan, suy thận… cũng là nguồn gốc phát sinh triệu chứng viêm đa khớp. Vì vậy, những người mắc bệnh lý này nên cẩn thận.

    3.4. Lão hóa

    Theo các chuyên gia xương khớp, tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp càng cao. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa khiến tế bào xương khớp bị suy yếu, giảm chức năng hoạt động, tái tạo và phục hồi. Vì vậy, người già có nguy cơ bị viêm đa khớp cao.

    Ngoài ra, lối sống sinh hoạt thiếu khoa học như hút thuốc, sử dụng bia rượu, uống chất kích thích… cũng là nguy cơ gây bệnh.

    4. Triệu chứng viêm đa khớp

    Người mắc bệnh viêm đa khớp thường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau:

    Viêm đa khớp sẽ có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng.

    Viêm đa khớp sẽ có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng.

    3.1. Giai đoạn khởi phát 

    Trong giai đoạn này bệnh nhân có biểu hiện như:

    • Sốt nhẹ
    • Mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi
    • Tê các đầu chi
    • Giai đoạn này thường diễn ra trong vài tuần sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát, kèm thêm các biểu hiện như phát ban, đau họng.

    3.2. Giai đoạn toàn phát

    • Cảm giác đau các khớp, viêm khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân và ngón chân rồi lan ra các khớp khác
    • Khớp viêm có tính chất đối xứng
    • Cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, khó cử động, phải xoa bóp chừng 10-15 phút mới cử động được. Tình trạng có thể kéo dài trên 1 giờ
    • Có thể xuất hiện các hạt dưới da trên xương, gần khớp khuỷu tay, trên xương chày, quanh khớp cổ tay
    • Xuất hiện tình trạng sốt cao tới 41 độ C, người xanh xao, sụt cân, mệt mỏi.

    5. Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?

    Bên cạnh những triệu chứng khó chịu trên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên trường hợp teo cơ xung quanh khớp, đôi khi xuất hiện các chấm màu hồng nhỏ trên thân mình và chân tay.

    • Ngoài ra còn những biến chứng nguy hiểm như:
    • Dính khớp, cứng khớp, teo cơ, thậm chí tàn phế.
    • Dính khớp dễ gây nên tình trạng co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân.
    • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh, mắt, da, tim mạch, phổi, loãng xương.
    • Theo thống kê, có tới 30% người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mắc phải các vấn đề tim mạch như suy tim, xơ vữa động mạch…
    • Xuất hiện các biểu hiện tụ mỡ ở mặt và lưng, teo cơ, mỏng da, mệt mỏi…
    • Gặp vấn đề khó khăn trong thụ thai. Theo nghiên cứu có tới 25% phụ nữ viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong vấn đề này.
    • Trường hợp nặng có thể rơi vào trầm cảm, rối loạn tâm thần.

    6. Đối tượng

    Bệnh viêm đa khớp không chỉ xuất hiện ở người trung niên, người cao tuổi mà ngay cả những người khoảng 40 tuổi hay trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải.

    Các đối tượng thường gặp bao gồm:

    • Những người có thói quen sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không đảm bảo.
    • Người cao tuổi, mặc dù bệnh có xu hướng trẻ hóa nhưng đối tượng chính dễ mắc phải vẫn thường gặp ở người cao tuổi.
    • Nữ giới dễ mắc viêm đa khớp nhiều hơn.
    • Người có gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc các bệnh lý xương khớp.

    7. Chẩn đoán viêm đa khớp

    Để tìm ra hướng điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng xem các dấu hiệu các khớp có gặp phải tình trạng sưng tấy hay không hoặc điều tra lịch sử dịch tễ, các vấn đề bệnh tật liên quan tới cha mẹ hoặc anh chị em để tìm ra yếu tố di truyền. Một yếu tố khác được kiểm tra là chế độ ăn uống, sinh hoạt, các thực phẩm chức năng, thuốc sử dụng trong thời gian dần đây để tiến hành loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

    Để chắc chắn, các bác sĩ có thể đề xuất một số các xét nghiệm như:

    • Phân tích dịch cơ thể để xác định các loại viêm khớp có thể có: xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc dịch khớp.
    • Chụp X-quang: tìm ra những tổn thương trong xương.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp hình dung mô mềm như gân, sụn, dây chằng cũng như xương.
    • Nội soi khớp: Trong một số trường hợp các bác sĩ có thể xem xét thiệt hại trong ổ khớp.
    Nội soi khớp là phương pháp được chẩn đoán với những trường hợp viêm đa khớp

    Nội soi khớp là phương pháp được chẩn đoán với những trường hợp viêm đa khớp

    8. Điều trị bệnh viêm đa khớp

    8.1. Thuốc điều trị viêm đa khớp

    Để điều trị viêm đa khớp theo Tây y, thông thường tập trung vào làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Vậy viêm đa khớp uống thuốc gì?

    thuốc tây điều trị viêm đa khớp

    Thông thường các loại thuốc tây tập trung kiểm soát cơn đau.

    Việc điều trị viêm đa khớp liên quan đến việc kiểm soát các triệu chứng và giảm viêm. Các bác sĩ có thể kê một số các loại thuốc dưới đây để giảm đau như:

    8.1.1. Thuốc chống viêm không steroid

    • Thường gọi là nhóm NSAID, những loại thuốc này giúp giảm đau, giảm viêm bằng cách ức chế các enzyme và protein góp phần gây viêm.
    • Các loại thuốc thường dùng: aspirin, ibuprofen, naproxen

    8.1.2. Thuốc giảm đau

    • Giúp giảm đau tức thì các triệu chứng sưng, đỏ đau tại khớp
    • Các loại thuốc thường dùng: acetaminophen, tramadol, oxycodone, hydrocodone

    8.1.3. Thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs)

    • Trường hợp người bệnh bị viêm đa khớp do viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng nhóm thuốc DMARDs giúp ức chế hệ miễn dịch, ngăn không cho hệ miễn dịch tự tấn công xương khớp.
    • Những thuốc này có tác dụng trong thời gian dài hơn thuốc giảm đau và giúp làm chậm quá trình viêm.
    • Các loại thuốc thường dùng như: methotrexate, hydroxychloroquine.

    8.1.4. Thuốc anti-TNF

    • Dùng trong trường hợp dùng DMARDs không hiệu quả các cơn đau do viêm khớp dạng thấp.
    • Giúp ngăn chặn tình trạng viêm.
    • Các loại thuốc thường dùng như: etanercept và infliximab.

    8.1.5. Sử dụng liệu pháp sinh học

    • Liệu pháp này làm chậm sự phát triển của viêm đa khớp bằng cách sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhắm mục tiêu có điều kiện.
    • Các loại thuốc thường dùng như: infliximab và etanercept.

    8.1.6. Thuốc steroid như các loại corticosteroid

    • Những loại thuốc này giảm viêm bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch, đặc biệt hiệu quả nếu bị viêm đa khớp do bệnh tự miễn.
    • Có thể sử dụng đường tiêm, đường uống nhưng lưu ý chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
    • Hiệp hội Viêm khớp dạng thấp Anh quốc khuyến nghị liều 7.5mg steroid liều khởi đầu có tác dụng trong vài ngày sau khi bắt đầu điều trị.

    * Lưu ý:

    Các loại thuốc trên chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên quá lạm dụng bởi chúng có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và biến cố tim mạch.

    8.2. Vật lý trị liệu viêm đa khớp

    vật lý trị liệu viêm đa khớp

    Vật lý trị liệu có thể cải thiện khả năng vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp. Người bệnh có thể mang nẹp hoặc niềng theo chỉ định. Ngoài ra có thể sử dụng các liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh, massage tại vị trí khớp tổn thương để làm dịu cơn đau tức thời.

    Trường hợp nặng cần điều trị cơn đau và phục hồi chức năng tại khớp có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như:

    • Nhiệt trị liệu: sử dụng nhiệt để cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường máu lưu thông và dinh dưỡng, giảm đau chống viêm. Ngoài ra còn giúp phân tán các chất trung gian viêm, giảm tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên nhiệt trị liệu không thích hợp trong trường hợp có sưng, phù hoặc tràn dịch khớp.
    • Laser: Sử dụng ánh sáng đơn sắc từ máy laser công suất thấp chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc để giảm đau, giảm sưng viêm. Phương pháp này không gây đau và không có nguy cơ nhiễm khuẩn.
    • Sóng ngắn: dùng các bước sóng ngắn để điều trị, kích thích làm lành những tổn thương, giảm đau và thích hợp cho những khớp trung bình và lớn như cổ tay, khuỷu tay, vai, cổ, chân, gối…
    • Hồng ngoại: chiếu đèn vào vị trí khớp tổn thương, tập trung chữa lành những phản ứng viêm. Sau mỗi lần chiếu đèn hồng ngoại thường có phản ứng đỏ da. Tuy nhiên sau vài ngày sẽ hết.

    Các phương pháp này hầu hết đều an toàn, không có tác dụng phụ nhưng cần thời gian điều trị để phục hồi chức năng. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng.

    8.3. Phương pháp dân gian chữa viêm đa khớp

    Triệu chứng thường thấy ở viêm đa khớp là các cơn đau. Để giảm đau đơn giản, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc chườm, đắp, sắc uống, xoa bóp bằng rượu thuốc từ các loại cây nhà lá vườn.

    Một số bài thuốc có thể sử dụng chữa viêm đa khớp như:

    8.3.1. Mẹo chữa viêm đa khớp từ cây xấu hổ

    Rễ cây xấu hổ (trinh nữ) có tính hơi hàn, vị ngọt, giúp chống viêm, làm dịu các cơn đau, được sử dụng nhiều trong các bệnh lý xương khớp, trong đó các các chứng viêm tại các khớp.

    Có nhiều cách sử dụng thân rễ cây xấu hổ để giảm đau chống viêm như:

    • Chuẩn bị một nắm rễ cây xấu hổ tẩm rượu 35-45 độ rồi rang khô
    • Sắc rễ cây đã sao nóng cùng 600ml đun đến khi còn một nửa thì tắt bếp
    • Ngày uống 3 lần, uống trong 1 tuần để thấy tác dụng.

    8.3.2. Sắc uống lá lốt

    Lá lốt từ lâu được coi là phương pháp dân gian chữa đau xương khớp hiệu quả nhờ tính ấm nóng giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả, dùng được trong đắp, uống, chườm, xông.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 5-10g lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá lốt tươi sắc với 2 bát nước
    • Đun đến khi còn nửa bát thì tắt bếp
    • Uống sau bữa ăn tối
    • Dùng liên tục trong vòng 10 ngày để thấy tác dụng
    • Ngoài ra có thể kết hợp chườm đắp bằng lá lốt.
    Sắc nước lá lốt là bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả

    Sắc nước lá lốt là bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả

    8.3.3. Dùng ngải cứu chữa viêm đa khớp

    Ngải cứu cùng với gừng, hành đều có tính ấm, giúp làm dịu phản ứng viêm và cải thiện cơn đau nhức tại khớp.

    Cách thực hiện:

    • Dùng ngải cứu, gừng và hành, giã nát rồi cho vào xào nóng
    • Đắp hỗn hợp này lên vùng khớp sưng đau, liên tục trong vòng 1 tuần
    • Nếu thấy các khớp hết sưng đau thì ngừng.

    8.4. Phẫu thuật chữa viêm đa khớp

    Nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật như:

    • Loại bỏ màng hoạt dịch bị sưng tấy, đặc biệt các cổ tay, bàn tay và ngón tay.
    • Thay thế khớp, loại bỏ khớp hư hỏng để thay bằng khớp nhân tạo
    • Hợp nhất khớp: dành cho các khớp nhỏ như khớp cổ tay, mắt cá chân và ngón tay bằng cách loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối với nhau cho đến khi hai đầu xương lành lại như một khối rắn chắc.

    Phẫu thuật có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức nhưng do đặc điểm của bệnh có thể xuất phát từ yếu tố tự miễn, cơ thể vẫn tự sinh ra các phản ứng “nhầm” tấn công khớp nên việc chữa khỏi hoàn toàn rất khó. Do đó, ngoài phẫu thuật, người bệnh vẫn nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

    >>> Tìm hiểu nhanh: [10 + cách chữa viêm đa khớp] tại nhà bằng đông y

    9. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm đa khớp

    Bên cạnh phương pháp điều trị, người bị viêm đa khớp cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì?

    9.1. Thực phẩm tốt cho người bệnh

    Để cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu do viêm, đau khớp gây ra, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau:

    – Thực phẩm giàu omega-3: Cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu… là những thực phẩm chứa hàm lượng omega-3 dồi dào. Nhóm thực phẩm có tác dụng giảm thiểu triệu chứng viêm sưng của xương khớp.

    – Các loại hạt: Bệnh nhân có thể ăn hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia… để cải thiện tình trạng viêm đa khớp.

    – Bổ sung nhiều rau củ quả: Bông cải xanh, bắp cải, củ cải, dưa lê, rau ngót, bí đao, táo cà chua, đu đủ, xoài, nho… Đều là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, enxyme giúp giảm bớt triệu chứng viêm, sưng đau.

    – Sử dụng dầu oliu: Loại dầu chứa lượng lớn axit béo không bão hòa. Nếu bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày thay thế dầu ăn thông thường sẽ hạn chế tình trạng sưng, viêm do viêm đa khớp gây ra.

    9.2. Thực phẩm người viêm đa khớp nên hạn chế

    Bệnh nhân cần loại bỏ các nhóm thực phẩm dưới đây khi xây dựng thực đơn ăn uống:

    – Thịt đỏ: Các loại thịt bò, dê… thúc đẩy cơ thể sản xuất các dấu hiệu viêm trong cơ thể như homocysteine, interleukin-6 và protein phản ứng C.

    – Thực phẩm đã qua chế biến: Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông… là nhóm thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất bảo quản khiến cơ thể tăng sinh phản ứng viêm.

    – Thực phẩm nhiều muối: Người bị viêm đa khớp nên ăn nhạt, hạn chế nêm nếm nhiều muối khi ăn uống. Muối chính là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc steroid.

    10. Hỗ trợ tái tạo sụn khớp, cải thiện triệu chứng sưng, viêm

    Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, để cải thiện triệu chứng sưng, viêm do viêm đa khớp gây ra, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm chứa hoạt chất AKBAMAX, Kollagen II-xs, Glucosamine… Đây là những hoạt chất đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh lâm sàng có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp, trong đó có viêm đa khớp. Cụ thể:

    AKBAMAX: Có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp, làm chậm quá trình tổn thương sụn khớp.

    Kollagen II-xs: Chứa Collagen type 2, Chondroitin, Acid hyaluronic có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn quá trình phá hủy sụn khớp, thúc đẩy tái tạo sụn khớp, hỗ trợ giảm đau, chống viêm.

    Glucosamine: Hoạt chất giúp bảo vệ sụn, ngăn không cho sụn phân hủy bởi enzyme. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau cho người bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp.

    Video đề xuất:

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thử ngay 12 bài tập giảm đau khớp gối dễ thực hiện 14/09/22
      Nếu bạn bị đau khớp gối và đang tìm kiếm một giải pháp giúp giảm bớt phần nào cảm giác…
      Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 24/11/23
      Viêm khớp liên cầu là một trong những biến chứng sau khi mắc bệnh liên cầu khuẩn ở người. Bệnh…
      Cao ngựa bạch – Vị thuốc quý cho người bệnh xương khớp 17/06/21
      Cao ngựa bạch là loại dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Đặc…
      Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 06/12/23
      Hội chứng ống cổ tay dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn trong vận động…
      Xem thêm