Ăn không tiêu thường là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, sức khỏe sa sút. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Cách điều trị như thế nào?
1. Ăn không tiêu là gì?
Ăn không tiêu là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa như bình thường. Điều này dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn…
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như thói quen ăn uống, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc, hoặc một số bệnh lý về tiêu hóa. Ăn không tiêu thường không nguy hiểm, nhưng nếu xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng báo động khác, thì có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý tiêu hóa cần điều trị sớm.
2. Triệu chứng ăn không tiêu
Không khó để bạn có thể xác định tình trạng này bởi các dấu hiệu rất dễ nhận ra, bao gồm:
- Ăn không tiêu khó chịu
- Ăn không tiêu, đầy bụng khó thở do axit dịch vị chảy vào thực quản xâm nhập phổi.
- Chướng bụng sau ăn khoảng 30 phút
- Ăn ít đã thấy no
- Buồn nôn, nôn
- Ợ chua, ợ hơi nhưng không giảm cảm giác đầy bụng
- Đau bụng xung quanh rốn hoặc nóng rát ở bụng trên
- Mệt mỏi
3. Nguyên nhân gây ăn không tiêu
Hay bị đầy bụng khó tiêu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tình trạng này đơn giản có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhưng đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về đường tiêu hóa cần phải được điều trị kịp thời.
3.1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc ăn nhanh, ăn xong nằm ngay. Điều này khiến cho bạn không tập trung vào nhai, nhai không kĩ. Lúc đó dạ dày phải hoạt động với tần suất lớn hơn bình thường.
Việc dung nạp quá nhiều loại thực phẩm như: món chiên rán, rượu bia, đồ uống có ga, món ăn giàu tinh bột, thức ăn nhiều gia vị… sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia cũng gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của hệ tiêu hóa.
3.2. Căng thẳng kéo dài gây ăn không tiêu
Stress kéo dài do áp lực công việc, lo âu, buồn bã có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, nơi chỉ huy hệ tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng tiêu hóa của bạn.
3.3. Khó tiêu khi mang thai
Khó tiêu cũng có thể xảy ra ở bà bầu vào giữa và cuối thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ sự thay đổi trong hormone, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng chèn ép lên ống tiêu hóa gây ăn khó tiêu.
3.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là ăn không tiêu đầy bụng. Việc sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng thuốc cũng có thể khiến tình trạng khó tiêu càng thêm trầm trọng. Các loại thuốc có thể kể tới là:
- Thuốc kháng sinh liều cao
- Thuốc giảm đau
- Thuốc tránh thai
- Thuốc huyết áp
- Thuốc tiểu đường
3.5. Ăn không tiêu do mắc bệnh lý tiêu hóa
Một số bệnh về tiêu hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Do đó có thể làm giảm khả năng tiết ra các chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa hoặc gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
4. Ăn không tiêu là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng ăn không tiêu nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4.1. Sỏi mật khiến ăn khó tiêu
Khi có sỏi mật, mật sẽ không còn khả năng tiết ra các chất để tiêu hóa thức ăn trong ruột non, gây ra hiện tượng ăn không tiêu
4.2. Thiếu axit dạ dày để tiêu hóa
Dịch vị, đặc biệt là axit hydroclorid – giúp phân giải thức ăn để dễ hấp thụ. Khi thiếu hụt axit dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn hoặc lưu trữ trong dạ dày quá lâu. Điều này gây ăn không tiêu chướng bụng.
4.3. Mắc hội chứng ruột kích thích
Đây là tình trạng rối loạn chức năng ruột lành tính, còn gọi là viêm đại tràng co thắt. Nó có thể gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt là khi ăn đồ ăn lạ. Đặc biệt người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
4.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Thay vì ở dưới dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, axit dạ dày lại trào ngược lên thực quản. Đây chính là lý do dẫn tới khó tiêu, ợ chua, ho nhiều.
4.5. Viêm loét dạ dày
Bệnh gây ra những thương tổn tại niêm mạc dạ dày. Nó không chỉ gây đầy bụng, ăn khó tiêu mà còn gây đau vùng chấn thủy, nôn, phân đen, sụt cân không rõ nguyên nhân.
4.6. Mắc bệnh hẹp hang vị dạ dày
Ở người bị hẹp hang vị dạ dày, khó tiêu có thể đi kèm với một loạt các dấu hiệu khác như: đau bụng, suy nhược, sụt cân nghiêm trọng, nôn nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
4.7. Ung thư đường tiêu hóa
Khi mắc ung thư đường tiêu hóa, các khối u ác tính hình thành trong các bộ phận của đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như ăn không tiêu, mất cân nặng không rõ nguyên nhân, vàng da vàng mắt hoặc phân có máu.
4.8. Không dung nạp lactose
Cơ thể không hấp thụ đường, chất béo trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì vậy, khi bạn sử dụng các sản phẩm sữa sẽ cảm thấy đầy bụng, cảm giác như thức ăn không được tiêu hóa, gây khó chịu.
5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Chứng khó tiêu không nguy hiểm nếu đây chỉ là một hiện tượng thoáng qua. Tuy nhiên, theo bác sĩ Debra Rose Wilson, bạn không nên chủ quan và cần tới cơ sở y tế nếu gặp phải:
- Ăn không tiêu kéo dài hơn 2 tuần
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Đi đại tiện ra máu, phân màu đen
- Khó nuốt
- Nôn kéo dài, có lẫn máu
- Sốt
- Chóng mặt, ngất
6. Chẩn đoán
Khi tới gặp bác sĩ, bạn sẽ được xem xét các biểu hiện lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng, chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh như:
6.1. Thực hiện các xét nghiệm
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ăn không tiêu, như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm Helicobacter pylori…
Những xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra có sự viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, thiếu máu hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn hay không.
6.2. Chẩn đoán thông qua hình ảnh
Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra các cơ quan tiêu hóa có tổn thương hay bất thường nào không. Có thể sử dụng các phương pháp:
- Siêu âm ổ bụng
- Chụp X-quang bụng
- Chụp CT
- Chụp cộng hưởng từ MRI bụng…
Thông qua các hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra có sỏi mật, u nang gan, tụy hoặc ung thư đường tiêu hóa hay không.
6.3. Thực hiện nội soi
Nội soi là một phương pháp chẩn đoán quan trọng cho các bệnh lý đường tiêu hóa. Nội soi giúp bác sĩ kiểm tra có viêm loét, trào ngược, polyp hoặc ung thư đường tiêu hóa hay không. Ngoài ra, nội soi cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm hoặc can thiệp điều trị như cầm máu, cắt polyp hoặc loại bỏ khối u.
Bác sĩ cũng sẽ khám tim, phổi, gan, mật và thận, để loại trừ các bệnh lý liên quan đến các cơ quan này.
7. Điều trị ăn không tiêu
Ăn không tiêu nên làm gì là mối bận tâm của nhiều người. Mỗi một nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu tình trạng này do thói quen ăn uống thiếu khoa học thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống. Nếu nguyên nhân xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
Đáng lưu tâm nhất là chứng khó tiêu do bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra thì bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị các căn bệnh này. Khi bệnh được chữa khỏi chứng khó tiêu sẽ biến mất.
7.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Đối với những trường hợp khó tiêu do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh thì việc thay đổi lại thực đơn hàng ngày đóng vai trò tiên quyết. Đối với những trường hợp khác, sự thay đổi này cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị. Dưới đây là danh sách câu trả lời cho ăn không tiêu nên ăn gì và kiêng gì.
7.1.1. Ăn không tiêu nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu có thể giúp ích trong trường hợp này. Bạn có thể bổ sung chúng vào thực đơn.
- Các loại trái cây: táo, lê, dứa, đu đủ, chuối, nho… Pectin và protopectin trong táo sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng khối lượng phân. Chất bromelin trong dứa giúp tiêu hóa protein giảm cảm giác đầy bụng khó chịu. Nho giúp tiêu khí dư thừa.
- Rau xanh: cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nó giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
- Các loại gia vị: Gừng, tỏi, tía tô… mang lại những lợi ích cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Sữa chua: 1 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột.
- Uống đủ nước.
7.1.2. Ăn không tiêu nên kiêng gì?
Những loại thực phẩm sẽ làm trầm trọng thêm chứng khó tiêu mà bạn nên tránh bao gồm:
- Món chiên xào nhiều dầu mỡ: Chúng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ở lâu trong dạ dày, các món ăn này sẽ sinh nhiều khí hơn.
- Thức ăn chứa nhiều muối: Loại thực phẩm này khiến hệ tiêu hóa tích nhiều nước hơn. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Đồ sống: Bạn cũng nên “tạm biệt” gỏi cá, thịt tái, sushi, rau sống… Bởi chúng rất khó để tiêu hóa và còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột.
- Không uống rượu bia, đồ uống có ga.
7.2. Thuốc tây trị chứng khó tiêu
Để trả lời ăn không tiêu uống gì phải dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Để giảm bớt triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bác sĩ có thể chỉ định:
- Nhóm thuốc chống đầy hơi: Thuốc kháng histamin H2 (Cimetidine), thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole)… Nhóm thuốc này giúp đẩy lượng khí tích tụ tại dạ dày ra khỏi cơ thể, giảm chướng bụng, tức bụng.
- Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon… Có tác dụng tăng khả năng co bóp trong dạ dày, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh, dễ dàng hơn.
- Nhóm thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Neopeptine, Festal… Cung cấp men tiêu hóa, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
*Lưu ý: Những loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không được tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ. Không sử dụng thuốc quá liều bởi có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày…
7.3. Mẹo dân gian chữa ăn không tiêu
Đối với những trường hợp nhẹ, không phải xuất phát từ bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Cách chữa ăn không tiêu tại nhà này khá đơn giản, lành tính lại tiết kiệm chi phí.
- Lá bạc hà: Bạn có thể nhai sống lá bạc hà. Tinh dầu của loại lá này có tác dụng loại bỏ nhanh chóng triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
- Lá ổi: Dùng 1 nắm lá ổi non, rửa sạch, hãm với nước uống hàng ngày có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại cho đường ruột.
- Trà hoa cúc: giúp dịu sự khó chịu ở ruột, làm tinh thần thư giãn.
- Giấm táo:làm tăng sản xuất axit dạ dày. Bạn có thể pha 1 – 2 thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm để uống.
- Nước chanh, gừng, mật ong: Pha 2 thìa nước cốt chanh với gừng và mật ong trong nước ấm, uống ngay sau bữa ăn sẽ giúp giảm tình trạng khó tiêu.
8. Hỗ trợ điều trị ăn không tiêu do rối loạn tiêu hóa
Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng các loại thảo dược để điều trị chứng khó tiêu do rối loạn tiêu hóa. Các vị thảo dược này có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các thảo dược khác trong các bài thuốc cổ phương.
- Sơn tra (táo mèo): Sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ôn, tác động vào tỳ, vị và can. Loại thảo dược này có tác dụng hóa thực tiêu tích, tăng cường chuyển hóa thức ăn, đặc biệt là thịt mỡ.
- Mạch nha (mầm lúa mạch): Chứa men tiêu hóa amylase tự nhiên, tăng cường tiêu hóa, đặc biệt là tinh bột, trị đầy bụng khó tiêu
- Trần bì: Có vị đắng, cay, tính ấm, giúp ruột đào thảo khí tích trệ ra ngoài một cách dễ dàng. Trần bì cũng giúp tăng tiết dịch vị, giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.
Việc kết hợp hài hòa các vị thảo dược này vào một sản phẩm sẽ đem lại sự thuận tiện cho người dùng. Bạn nên chú ý lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, của thương hiệu uy tín.
9. Cách phòng tránh ăn không tiêu
Để phòng tránh chứng khó tiêu, bạn có thể áp dụng những lưu ý trong chế độ sinh hoạt, rèn luyện và dinh dưỡng.
- Ăn đúng giờ, tập trung khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ. Bữa tối nên cách thời điểm đi ngủ 3 tiếng.
- Bỏ hút thuốc hoặc không nên hút thuốc ngay sau khi ăn xong. Vì nicotin trong khói thuốc gây kích ứng hệ tiêu hóa.
- Không nên làm việc quá sức. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái. Nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, đọc sách… sẽ giúp giải tỏa căng thẳng.
- Không được lạm dụng thuốc.
- Tập thể dục thể thao đều đặn. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng. Và không nên tập luyện khi no.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách giảm chứng ăn không tiêu bằng các bài tập yoga trong video dưới đây.
Hỗ trợ ăn không tiêu – Bụng dạ yếu với bộ đôi sản phẩm Đại tràng Tâm Bình
TPBVSK Đại tràng Tâm Bình và Đại tràng Extra Tâm Bình là bộ đôi sản phẩm thảo dược được tin dùng trong hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trong đó phải kể đến là tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, rối loạn đại tiện. Tùy theo tình trạng và mục đích cải thiện, người dùng có thể lựa chọn một trong 2 sản phẩm:
Đại tràng Tâm Bình (sản phẩm truyền thống – nhãn đỏ)
Có mặt trên thị trường từ năm 2010, Đại tràng Tâm Bình là sản phẩm quen thuộc của người mắc các vấn đề về tiêu hóa, đại tràng. Thành phần từ 12 thảo dược tự nhiên như: Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm, Cam thảo, Hoàng liên… hỗ trợ:
- Giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi do rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mạn tính…
- Kích thích tiêu hóa.
Giá trải nghiệm: 8.500đ/ngày
Đại tràng Extra Tâm Bình (Bản cải tiến – Nhãn vàng)
Phát triển trên cơ sở Đại tràng Tâm Bình với thành phần giữ nguyên 12 thảo dược cổ truyền, Đại tràng Extra Tâm Bình được bổ sung 2 tinh chất hiện đại là Immunecanmix và Nanocurcumin dạng lỏng. Do đó, gia tăng thêm tác dụng hỗ trợ cho sản phẩm.
Tác dụng hỗ trợ:
- Bảo vệ niêm mạc đại tràng.
- Giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… do rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
- Kích thích tiêu hóa
Giá trải nghiệm: 17.500đ/ngày
*/Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
XEM THÊM
- Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian – Mẹo hay áp dụng tại nhà
- Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì, kiêng gì?– Gợi ý xây dựng thực đơn cho bạn
- [12+] Cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà – Cách đơn giản, dễ thực hiện
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Cách điều trị chứng khó tiêu tại nhà
https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-indigestion
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.