Vì sao uống thuốc dạ dày bị mất ngủ? Cách xử lý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Vì sao uống thuốc dạ dày bị mất ngủ? Cách xử lý

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    22/12/23

    Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ xảy ra với không ít người, khiến tâm trạng, sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng sống giảm sút. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

    5/5 - (10 bình chọn)

    1. Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ là gì?

    Các thuốc dạ dày có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng đau rát thượng vị, ợ chua, buồn nôn… cho người mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Đôi khi thuốc cũng được kê kết hợp với một số thuốc khác để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.

    Nhiều người không khỏi thắc mắc uống thuốc dạ dày hay uống thuốc trào ngược dạ dày có ảnh hưởng gì không. Dù không phổ biến và không phải ai cũng gặp phải nhưng thuốc dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ sau: Phân sẫm màu, đen lưỡi; tăng tiết mồ hôi, khát nước; ù tai; uống thuốc dạ dày bị táo bón, tiêu chảy, lo âu…

    Ngoài ra, cũng có câu hỏi đặt ra là uống thuốc dạ dày có bị mất ngủ không hay uống thuốc trị HP bị mất ngủ không? Tình trạng mất ngủ cũng được ghi nhận   khi dùng thuốc dạ dày, nhưng không phổ biến và cũng không phải tất cả các loại thuốc đều gây mất ngủ. Tình trạng ở một số người là khó ngủ, số khác là tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc.

    Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ là gì

    Mất ngủ cũng có thể xảy ra với trường hợp uống thuốc điều trị dạ dày

    Xem thêmCác biểu hiện của mất ngủ kéo dài

    2. Nguyên gây gây uống thuốc dạ dày bị mất ngủ

    Tình trạng mất ngủ chủ yếu là do thành phần có trong thuốc dạ dày. Tùy thuộc vào loại thuốc chứa thành phần nào mà ảnh hưởng theo các cơ chế khác nhau:

    • Chứa caffeine có thể gây mất ngủ.
    • Chứa các chất tác động lên hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức.
    • Có thể tác động đến cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có histamine và serotonin. Các hormone này có vai trò trong quá trình điểu chỉnh giấc ngủ.
    • Thuốc dạ dày có thể ức chế, giảm lượng axit gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và giấc ngủ.

    Ngoài ra, các tác dụng phụ khác của thuốc như tiêu chảy, lo âu… cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ cùng với các tác dụng phụ khác lý giải cho câu hỏi tại sao uống thuốc dạ dày lại mệt.

    Nguyên gây gây uống thuốc dạ dày bị mất ngủ

    3. Uống thuốc dạ dày bị mất ngủ có nên ngừng thuốc?

    Khi uống thuốc dạ dày bị mất ngủ hãy thông báo ngay với bác sĩ để để tìm ra phương pháp xử lý. Nếu cần thiết bác sĩ có thể điều chỉnh lại thuốc hoặc kết hợp thêm với thuốc khác để giảm tình trạng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

    Thông thường tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện và tự biến mất ngay sau khi kết thúc đợt điều trị. Và bạn không nên ngưng thuốc dạ dày nếu không có chỉ định của bác sĩ vì sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị tiếp theo. Đặc biệt là nếu ngừng đột ngột thuốc kháng sinh điều trị HP có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Đồng thời cũng không nên sử dụng thuốc ngủ nếu không tham vấn ý kiến của bác sĩ.

    4. Cách xử lý khi uống thuốc dạ dày bị mất ngủ

    Một số biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn.

    4.1. Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ

    Việc tạo lập đồng hồ sinh học cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Hãy tạo dựng thói quen đi ngủ đúng giờ để cơ thể nhận diện được tín hiệu và hình thành phản xạ ngủ tốt hơn.

    4.2. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ chất lượng

    Phòng ngủ nên thoáng đãng, hạn chế ánh sáng mạnh và tiếng ồn. Đặc biệt, trước khi đi ngủ bạn không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại vì các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngâm chân trước khi ngủ cũng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ chất lượng

    Không nên tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ

    4.3. Lựa chọn tư thế nằm hợp lý giúp giảm mất ngủ do uống thuốc dạ dày

    Một tư thế nằm thoải mái có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, tư thế phù hợp cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh dạ dày gây ra. Theo một số nghiên cứu, nằm nghiêng bên trái là tư thế phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi tư thế này giúp van giữa dạ dày và thực quản ở vị trí cao hơn dòng trào ngược của axit. Do đó, axit khó có thể trào ngược vào thực quản hơn.

    4.4. Ăn uống hợp lý vào buổi tối

    Không nên ăn quá no vào bữa tối vì điều này sẽ tạo áp lực cho dạ dày. Dạ dày vốn đang “không được khỏe” của bạn sẽ phải làm việc quá tải. Bạn có thể bị đầy bụng, khó tiêu và khó đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn tối trước giờ ngủ ít nhất 2 tiếng; tránh nằm ngay sau khi ăn.

    Thêm vào đó, việc ăn nhiều tinh bột vào bữa tối cũng được cho là sẽ khiến ngủ không sâu giấc. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu bia.

    4.5. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng

    Lo âu, căng thẳng kéo dài có thể gây tác động xấu tới dạ dày cũng như ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như giảm tình trạng mất ngủ hãy giữ tinh thần thoải mái. Để loại bỏ stress hãy tìm tới những hoạt động giải trí như: Đọc sách, tập yoga, trò chuyện cùng người thân, bạn bè…

    Tránh căng thẳng để trị mất ngủ

    Ngồi thiền là cách giảm căng thẳng

    5. Một số lưu ý

    Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc và hạn chế khả năng bị mất ngủ hãy lưu ý:

    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Điều này sẽ tránh tương tác thuốc, giảm khả năng xuất hiện các tác dụng phụ.
    • Thường thuốc dạ dày có thể không được chỉ định cho các trường hợp người bị tiền sử chảy máu đường tiêu hóa, phân có màu đen… Do đó hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh và các biểu hiện bất thường của cơ thể để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
    • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời điểm, thời gian dùng thuốc.
    • Tham vấn ý kiến của bác sĩ về tình trạng uống thuốc bị mất ngủ. Và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng.
    • Nếu tình trạng mất ngủ quá nghiêm trọng có thể cần tới sự trợ giúp của các biện pháp khác.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng uống thuốc dạ dày bị mất ngủ. Bài viết không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng mất ngủ hãy gọi tới hotline 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám rối loạn tiền đình – Từ A đến Z những điều cần biết 08/04/24
      Bạn đang gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng... và có ý định đi khám…
      Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng – Mẹo hay cho mỗi gia đình 01/04/24
      Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng là mẹo dân gian cực hay được nhiều người truyền tai nhau thực…
      [Review] Thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản có tốt không? Giải đáp từ A-Z 21/12/23
      Tôi đang phân vân mua thuốc trị mất ngủ Kinoko Nhật Bản và thuốc trị mất ngủ Gaba của Nhật…
      Hội chứng ngủ nhiều là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 04/02/24
      Thời gian ngủ trong ngày đôi khi có thể nhiều hơn 8 tiếng bởi sự mệt mỏi hoặc nhu cầu…
      Xem tất cả bài viết