Mất ngủ không thực tổn là gì? Khác biệt gì so với mất ngủ thông thường?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Mất ngủ không thực tổn là gì? Khác biệt gì so với mất ngủ thông thường?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    03/06/24

    Với những người mắc chứng mất ngủ không thực tổn, không chỉ sức khỏe mà cuộc sống, công việc của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh lý này.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Mất ngủ không thực tổn là gì?

    Mất ngủ không thực tổn hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Đây là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít…. Mất ngủ không thực tổn do các rối loạn tâm thần có liên quan đến tổn thương thực thể ở não bộ gây ra.

    mất ngủ không thực tổn là gì

    Đặc điểm của mất ngủ không thực tổn là tình trạng kéo dài trên 1 tháng, giấc ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mất ngủ này đều không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện được, kể cả khi không can thiệp y tế.

    2. Nguyên nhân gây mất ngủ không thực tổn

    Mất ngủ không thực tổn nguyên nhân không do các nguyên nhân thực tổn (bao gồm các bệnh về não, rối loạn nhận thức, rối loạn cảm xúc, hành vi, vận động…) gây nên. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu liên quan đến các yếu tố tâm sinh, bao gồm:

    2.1 Căng thẳng, stress, lo âu

    Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ mà không phải do bệnh lý. Công việc căng thẳng, các mối quan hệ phức tạp, nhiều thứ phải lo toan… khiến không ít người, đặc biệt là người trẻ bị stress.

    Khi bạn căng thẳng, lo âu, stress, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol. Nồng độ hormone này tăng cao khiến bạn khó ngủ và ngủ không ngon giấc.

    2.2 Thay đổi môi trường

    Khi di chuyển đến một địa điểm mới, môi trường mới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này,  điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn… có thể khác biệt so với môi trường cũ khiến bạn cảm thấy không quen.

    nguyên nhân gây mất ngủ không thực tổn

    Ngoài ra, khó khăn trong việc thích nghi với văn hóa và phong tục tập quán mới, công việc mới… dẫn đến căng thẳng và lo âu; từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    2.3 Thay đổi múi giờ

    Thay đổi múi giờ có thể gây ra mất ngủ tạm thời khi bạn đi du lịch, đi công tác… tại những quốc gia khác; nhất là những vùng lãnh thổ có độ chênh lệch múi giờ lớn.

    Chênh lệch múi giờ khiến cơ thể không kịp thích nghi với việc cần ngủ vào quãng thời gian đó. Kết quả dẫn đến khó ngủ, buồn ngủ vào thời điểm ban ngày, mệt mỏi…

    2.4 Một số thói quen không phù hợp trước khi ngủ

    Một thói quen không được khuyến khích của hầu hết mọi người là xem điện thoại hoặc máy vi tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi có thể ức chế sản xuất melatonin, hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.

    Ngoài ra, thói quen tập thể dục sát giờ đi ngủ, ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ… cũng có thể khiến giấc ngủ đến khó khăn hơn hoặc làm gián đoạn giấc ngủ do phát sinh nhu cầu đi tiểu.

    2.5 Thay đổi thói quen, lịch trình sinh hoạt

    Có thể bạn ít nghe nhưng việc đi ngủ và thức dậy vào giờ khác nhau mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, khiến bạn khó ngủ. Nếu tình trạng này chỉ thi thoảng diễn ra thì không quá ảnh hưởng.

    Tuy nhiên, nếu lịch sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ thất thường xảy ra thường xuyên thì mất ngủ không thực tổn có thể chuyển biến thành mãn tính.

    2.6 Chế độ ăn uống

    Thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể gây trào ngược axit dạ dày, gây cảm giác nóng ran cổ, đầy bụng và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

    2.7 Sử dụng chất kích thích

    Caffeine và nicotine là chất kích thích có thể khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ. Rượu bia có thể khiến buồn ngủ, dễ ngủ hơn, nhưng lại có xu hướng thức giấc nhiều lần trong đêm và ngủ không sâu giấc. Vì thế, không nên sử dụng nhất là trước khi đi ngủ.

    2.8 Áp lực về tình trạng mất ngủ

    Khi bạn lo lắng về việc không ngủ được, bạn sẽ tập trung vào suy nghĩ về giấc ngủ, khiến cho việc ngủ càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, lo lắng có thể khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone cortisol, khiến bạn khó ngủ và ngủ không sâu giấc.

    Lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một vòng xoáy: càng lo lắng càng khó ngủ, và càng khó ngủ càng lo lắng. Tình trạng sẽ ngày một trở nên trầm trọng nếu không có giải pháp tháo gỡ.

    3. Chẩn đoán mất ngủ không thực tổn

    Chẩn đoán bệnh lý mất ngủ không thực tổn là quá trình xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ và loại trừ các nguyên nhân y tế khác. Quá trình chẩn đoán thường bao gồm các bước sau:

    • Thu thập thông tin: Tiền sử bệnh, thói quen liên quan đến giấc ngủ, chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, thuốc đang sử dụng, triệu chứng liên quan…
    • Khám sức khỏe: Khám tim mạch, hô hấp, nội tiết, xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tâm đồ…
    • Chẩn đoán tâm lý: Sử dụng bảng câu hỏi tâm lý, phỏng vấn… để đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm và những vướng mắc về tâm lý ảnh hưởng đến giấc ngủ.
    • Chẩn đoán phân biệt: Giúp loại bỏ các nguyên nhân không chính xác và đưa ra kết luận đúng nhất.

    Dựa trên kết quả thu thập được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    4. Mất ngủ không thực tổn khác biệt gì với mất ngủ thông thường?

    Tuy đều gây ra triệu chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhưng rối loạn giấc ngủ không thực tổn và rối loạn giấc ngủ thông thường lại có một số điểm khác biệt như:

    TIÊU CHÍ  MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN MẤT NGỦ THÔNG THƯỜNG
    Nguyên nhân Chủ yếu do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống… Ngoài những yếu tố trên còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác hoặc mất ngủ mãn tính.
    Mức độ nghiêm trọng Thường ít nghiêm trọng hơn, không gây ra hậu quả lâu dài hoặc đáng kể đối với sức khỏe do có thể điều chỉnh, khắc phục hoặc các yếu tố tạm thời. Có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng; gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm chức năng thể chất và tinh thần.
    Tần suất và thời gian kéo dài Thường xảy ra ngắn hạn và không thường xuyên. Giấc ngủ có thể trở lại bình thường mà không cần điều trị. Có thể kéo dài (mất ngủ mãn tính) và thường xuyên, đòi hỏi phải can thiệp để quản lý hoặc điều trị.
    Mức độ ảnh hưởng Thường ít hoặc không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Người bị mất ngủ vẫn có thể sinh hoạt, làm việc mà không có sự cản trở đáng kể. Có thể gây ra mệt mỏi, kém tập trung, và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và các hoạt động xã hội. Nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất nghiêm trọng.

    5. Biện pháp điều trị mất ngủ không thực tổn

    Điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn cần được thực hiện một cách toàn diện, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến:

    điều trị mất ngủ không thực tổn

    5.1 Liệu pháp tâm lý

    Liệu pháp tâm lý được thực hiện đối với những trường hợp mất ngủ có liên quan đến căng thẳng, rối loạn tâm lý. Liệu pháp này bao gồm:

    • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho mất ngủ không thực tổn. CBT giúp bạn xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực góp phần gây ra mất ngủ, chẳng hạn như lo lắng về việc không ngủ được, cố gắng gượng ép bản thân ngủ, v.v.
    • Liệu pháp thư giãn: Giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu và dễ ngủ hơn. Các kỹ thuật thư giãn phổ biến bao gồm thiền, yoga, hít thở sâu, v.v.
    • Liệu pháp tiếp xúc: Giúp bạn dần dần tiếp xúc với những tình huống khiến bạn lo lắng hoặc sợ hãi, từ đó giảm bớt sự lo lắng và cải thiện giấc ngủ.

    Xem thêm Top 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh giúp bạn thư giãn, giảm stress, ngủ ngon

    5.2 Tránh sử dụng chất kích thích

    Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan thận… Đối với những người dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích, nên tránh xa rượu bia, cà phê, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

    Nếu uống rượu, nên dùng sản phẩm giải rượu để chất cồn nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể, hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    5.3 Thay đổi lối sống

    Việc thay đổi để có được lối sống lành mạnh không chỉ tốt cho giấc ngủ mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số việc làm bạn cần thực hiện là:

    • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần sẽ giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học đều đặn.
    • Tránh ngủ trưa quá nhiều: Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm.
    • Hạn chế ăn uống quá no hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ
    • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn
    • Thể dục thể thao thường xuyên…

    Click xem thêm Mất ngủ nên làm gì? Thử ngay 20 tuyệt chiêu này để lấy lại giấc ngủ ngon

    5.4 Chuẩn bị không gian ngủ phù hợp

    Tạo một không gian ngủ lý tưởng là yếu tố quan trọng giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi thiết kế và sắp xếp phòng ngủ để mang lại giấc ngủ chất lượng:

    • Ánh sáng: Phòng nên được trang bị hệ thống rèm cản sáng, đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ, ấm áp.
    • Nhiệt độ: Phòng ngủ phải luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Có thể dùng hệ thống điều hòa, quạt, máy sưởi… để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
    • Tiếng ồn: Để có được giấc ngủ ngon, phòng cần được bố trí ở nơi yên tĩnh hoặc có vách cách âm. Có thể sử dụng bịt tai để giảm tiếng ồn, máy tạo tiếng ồn trắng…
    • Giường chiếu, gối nệm êm ái, sạch sẽ, gọn gàng.
    • Có thể sử dụng tinh dầu xông phong theo sở thích; nên chọn mùi hương dịu nhẹ.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, mất ngủ không thực tổn chủ yếu liên quan đến những yếu tố tác động bên ngoài hoặc tâm lý. Nếu có phương pháp điều chỉnh thích hợp, người bệnh có thể không cần can thiệp y tế.

    Bên cạnh những phương pháp trên, người mất ngủ nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ an thần ngủ ngon, xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu; từ đó có được giấc ngủ sâu, sảng khoái.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc trị mất ngủ: Tổng hợp 5 nhóm, 11 loại phổ biến nhất 22/01/24
      Mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ sa sút. Việc tìm…
      1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Chuyên gia giải đáp 20/12/23
      “Tôi đang có ý định dùng thuốc ngủ để dễ ngủ hơn nhưng vẫn lo ngại tác dụng phụ. Nếu…
      Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân và cách điều trị sao cho hiệu quả? 15/02/24
      Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Theo thống kê có tới 3%…
      Top {10 + 1} món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu, ĂN VÀO NGỦ TỚI SÁNG 31/08/23
      Món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu là key luôn được chị em tìm kiếm trong thời gian mang…
      Xem thêm