[CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ - Trường hợp nào nguy hiểm?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    [CẢNH BÁO] Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Trường hợp nào nguy hiểm?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    10/04/24

    Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi, thậm chí kiệt sức vào ngày kế tiếp. Việc sử dụng thuốc ngủ có thể tạm thời mang lại giấc ngủ ngon, nhưng tác dụng phụ của thuốc ngủ mang lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. 

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Những điều cần biết về thuốc ngủ

    Thuốc ngủ là loại thuốc tác động vào thần kinh, chức năng chính của chúng là gây ngủ. Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu trong điều trị mất ngủ kéo dài hoặc gây mê để thực hiện các kỹ thuật y tế cần thiết.

    Tác dụng chính của mọi loại thuốc ngủ là cải thiện tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ, giúp người dùng dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, giảm độ nhạy cảm đối với tác động ngoại cảnh, tiếng ồn… trong khi ngủ. Ngoài ra, thuốc ngủ còn giúp ổn định tâm lý, trấn an thần kinh, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi và uể oải khi thức dậy.

    Click xem thêmVì sao có tình trạng mất ngủ kéo dài? Làm gì để cải thiện?

    2. Cảnh báo hiện trạng lạm dụng thuốc ngủ hiện nay

    Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ thường do 4 nhóm nguyên nhân bao gồm: căng thẳng (do áp lực kinh tế, học tập, bệnh lý); sử dụng chất kích thích (rượu, ma túy tổng hợp, cần sa, bóng cười…); mắc bệnh lý cơ thể như rối loạn liên quan stress, lo âu, trầm cảm; và mất ngủ không rõ nguyên nhân.

    Điều đáng báo động hiện nay là rất nhiều người chưa qua thăm khám nhưng đã tự ý mua và sử dụng thuốc ngủ một cách thường xuyên. Một số người tuy tình trạng mất ngủ không ở mức nặng nhưng vẫn thản nhiên dùng thuốc ngủ để ngủ ngon hơn. Nhiều người tự ý tăng liều lượng để đạt được hiệu quả như mong muốn khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.

    Theo khảo sát thực tế, hiện nay, người bệnh có xu hướng tìm tới các loại thuốc an thần, thuốc ngủ hơn là liệu pháp tự nhiên; bởi thuốc có tác dụng nhanh, thậm chí ngay tức thì ức chế hoạt động thần kinh, từ đó gây buồn ngủ.

    Tuy nhiên, khi đã sử dụng thuốc ngủ, người bệnh chắc chắn sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ, thậm chí những biến chứng y tế nguy hiểm. Khi muốn ngừng hoặc kiểm soát liều dùng sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn.

    3. Khi nào cần uống thuốc ngủ?

    khi nào cần uống thuốc ngủ

    Tất cả chúng ta, bất kể độ tuổi, công việc nào đều có thể thi thoảng bị mất ngủ. Đây là hiện tượng bình thường; nguyên nhân có thể do lạ nhà, lạ giường, chênh lệch múi giờ hoặc do lo lắng, suy nghĩ một vấn đề nào đó. Lúc này, không cần thiết phải sử dụng thuốc ngủ. Tình trạng chắc chắn sẽ chấm dứt khi điều kiện ngoại cảnh và tâm trạng của bạn trở lại bình thường.

    Tuy nhiên, các trường hợp mất ngủ kéo dài do mắc các vấn đề về thần kinh, người mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn lo âu dẫn đến mất ngủ, hay tỉnh giấc liên tục… có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị mất ngủ.

    4. Các loại thuốc ngủ thường dùng nhất

    Triệu chứng mất ngủ ở mỗi người không giống nhau. Vì vậy, ở mỗi trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc ngủ khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc ngủ thường dùng nhất:

    • Thuốc gây ngủ: Nhóm thuốc ngủ mang đến tác dụng mạnh mẽ, khiến giấc ngủ đến nhanh chóng hơn.
    • Thuốc chống trầm cảm: Tác dụng cải thiện giấc ngủ sau khoảng 2-4 tuần. Dành cho những đối tượng mất ngủ do trầm cảm, lo âu, thường xuyên căng thẳng, tinh thần bất ổn…
    • Nhóm thuốc an thần: Dùng trong điều trị các vấn đề giấc ngủ như mộng du, ác mộng, hay giật mình, sợ hãi vào ban đêm. Nhóm thuốc này có đặc điểm là dễ gây “nghiện” (phụ thuộc thuốc).
    • Nhóm kháng Histamin: Sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân mất ngủ do dị ứng, ngứa ngáy, gãi nhiều do mắc các bệnh ngoài da như tổ đỉa, hắc lào, eczema…

    Xem thêm Mẹo chữa mất ngủ tại nhà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

    5. Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Những hiện tượng có thể gặp

    Thuốc ngủ mang lại tác dụng nhanh, giúp người bệnh dễ dàng, nhanh chóng có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc sử dụng, đặc biệt là lạm dụng có thể gây nhiều tác dụng phụ. Cụ thể là:

    tác dụng phụ của thuốc ngủ

    Ngứa lòng bàn tay, bàn chân

    Một trong những tình trạng bạn không ngờ đến là khi dùng thuốc ngủ có thể gây ngứa ran ở lòng bàn chân, bàn tay. Cảm giác râm ran khó chịu này có thể lan rộng ra khu vực cánh tay, cẳng chân; khiến người bệnh muốn gãi liên tục. Đây là biểu hiện của sự tác động lên hệ thống thần kinh của thuốc ngủ.

    Tác dụng phụ của thuốc ngủ: Mất thăng bằng

    Đôi khi, sử dụng thuốc ngủ có thể gây ra cảm giác mất thăng bằng, đầu biêng biêng, chóng mặt. Nhiều người cho biết họ luôn trong trạng thái lơ lửng một cách bất thường. Khi thuốc ngủ hết tác dụng, cảm giác này cũng sẽ biến mất.

    Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu di chuyển, đi vệ sinh trong khi ngủ thì cũng nên cẩn thận; tránh nguy cơ té ngã, chấn thương.

    Khô miệng

    Theo nghiên cứu, có tới hơn 500 loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khô miệng, trong đó có thuốc điều trị mất ngủ. Các nhóm thuốc ngủ gây khô miệng gồm:

    • Thuốc chống trầm cảm: Imipramine, Fluoxetine
    • Thuốc an thần: Haloperidol, Aminazine
    • Nhóm Benzodiazepine: Diazepam, Lorazepam
    • Thuốc đối kháng phó giao cảm: Atropin
    • Thuốc chẹn beta giao cảm: Propranolol
    • Thuốc kháng Histamine…

    Chán ăn: tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ

    Những người sử dụng thuốc ngủ thường xuyên có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí muốn bỏ bữa. Tình trạng này nếu chỉ biểu hiện thoáng qua thì cũng không thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu việc chán ăn dẫn đến ăn quá ít, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể thì bạn cần lưu ý.

    Rối loạn tiêu hóa

    Thêm một số vấn đề về đường tiêu hóa mà thuốc ngủ có thể gây ra là giảm nhu động ruột ở các mức độ khác nhau; gây tình trạng táo bón, tắc nghẽn đường ruột, tắc ruột do liệt ruột… Nghiêm trọng hơn là tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và có biện pháp xử trí thích hợp.

    Trào ngược dạ dày

    Do có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, đặc biệt gây trào ngược dạ dày; thậm chí viêm dạ dày mà nhà sản xuất luôn khuyến cáo những người có tiền sử bệnh dạ dày hoặc đang mắc bệnh về dạ dày không sử dụng thuốc ngủ.

    Uống thuốc ngủ có thể gây suy nhược thần kinh

    Các loại thuốc ngủ tác động đầu tiên lên hệ thần kinh. Vì vậy, nếu lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như suy nhược, rối loạn, làm giảm chức năng hệ cơ quan này. Biểu hiện thường gặp nhất là giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm khả năng tư duy, làm việc…

    Nguy cơ tăng cân khi uống thuốc ngủ

    Tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể gây chán ăn, đồng thời chúng còn gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến phản ứng tăng cân, kém giải phóng năng lượng trong cơ thể. Vì thế, những người có cơ địa dễ lên cân, đang bị thừa cân, béo phì cần cân nhắc nguy cơ trước khi sử dụng thuốc ngủ.

    Buồn ngủ kéo dài

    Thông thường, bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ nhằm mục đích có một đêm ngon giấc. Tuy nhiên, “dư âm” của thuốc ngủ có thể kéo dài đến tận hôm sau khiến người lờ đờ, uể oải, buồn ngủ cả ngày.

    Rối loạn kiểm soát hành vi trong khi ngủ

    Đây là tác dụng phụ phức tạp và hiếm gặp hơn của thuốc ngủ, gọi là hội chứng Parasomias. Cụ thể, người dùng có thể xuất hiện các hành vi khó lý giải; điển hình như mộng du, ăn uống, nói chuyện một mình, quan hệ tình dục, thậm chí lái xe… trong trạng thái ngủ. Khi tỉnh dậy, họ không nhớ được những sự việc đã xảy ra. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy; đặc biệt gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

    Sốc phản vệ

    Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ngủ. Trường hợp này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhấ để tránh những biến chứng sức khỏe.

    Ngoài ra, người dùng thuốc ngủ cũng có thể gặp những biểu hiện dị ứng khác như ngứa ngáy, sưng mặt, sưng mắt hoặc cổ họng…

    6. Lạm dụng thuốc ngủ gây hậu quả gì?

    Hiện nay, thói quen lạm dụng thuốc tân dược, trong đó có thuốc ngủ là tình trạng khá phổ biến. Vậy, uống nhiều thuốc ngủ có sao không? Dưới đây là những hậu quả xảy ra khi lạm dụng thuốc ngủ:

    >>> Nghiện thuốc

    Nếu ngày nào người bệnh cũng cần đến sự trở giúp của thuốc mới có thể ngủ thì đây là “nghiện” thuốc. Nếu tự ý sử dụng, không theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này rất dễ xảy ra. Khi thiếu thuốc hoặc giảm liều, có thể gặp các triệu chứng lo âu, bồn chồn, tim đập nhanh, thậm chí không có thuốc có thể nảy sinh ý định tự sát.

    >>> Nhờn thuốc

    Thực tế cho thấy, khi bắt đầu dùng thuốc, chỉ cần 1 viên là có thể đi vào giấc ngủ. Nhưng sau đó, nếu thường xuyên dùng thuốc, người dùng  phải tăng liều lên 2-3 viên/lần mới đạt được kết quả như mong muốn. Điều này gây tổn hại to lớn cho hệ thần kinh.

    >>> Rối loạn chức năng não bộ

    Người bệnh dùng thuốc quá liều, dùng trong thời gian dài sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương; gây ra những rối loạn bên trong não bộ. Nghiên cứu được công bố tại ĐH Y khoa Washington (Mỹ) cho thấy, việc lạm dụng sẽ tăng cao nguy cơ làm suy giảm trí nhớ, dễ mắc các chứng sa sút trí trí tuệ (Alzheimer)…

    >>> Gây các bệnh về hô hấp, tim mạch

    Người lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như suyễn, khí phế thũng, tắc nghẽn mãn tính ở phổi.

    7. Lưu ý để hạn chế tác dụng phụ và tác hại của thuốc ngủ

    Đa số các loại thuốc điều trị mất ngủ đều có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong các trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân vẫn cần phải sử dụng thuốc. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ và những tác hại của thuốc ngủ:

    Thăm khám y tế trước khi dùng thuốc: Trước khi sử dụng, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám; tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có chỉ định phù hợp.

    • Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    • Chỉ uống vào buổi tối: Mỗi loại có thời gian tác động khác nhau, tùy điều này mà sắp xếp các công việc buổi tối với giờ uống thuốc phù hợp.
    • Quan sát các tác dụng phụ: Trao đổi ngay với bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong khi sử dụng thuốc.
    • Tuyệt đối không uống rượu chung với thuốc ngủ
    • Ngưng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn sản phẩm.

    Trên đây là tổng hợp những tác dụng phụ của thuốc ngủ. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng Đông y để có giấc ngủ ngon, tránh lạm dụng thuốc tây, gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Tham khảo thêm những thông tin về bệnh mất ngủ và giải pháp cải thiện TẠI ĐÂY.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội? Bật mí top 10 địa chỉ 29/01/24
      Chị Trần Thu Hường (Long Biên, Hà Nội) băn khoăn về khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội.…
      Review từ A đến Z thuốc Sleep Aid hỗ trợ cho người mất ngủ 03/04/24
      Thuốc Sleep Aid là sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon của hãng Dược phẩm nổi tiếng Kirkland của Mỹ. Tuy…
      Ngủ không sâu giấc – Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào? 02/01/24
      Ngủ không sâu giấc có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe như mệt mỏi, suy…
      Chuyên gia giải thích: “Vì sao người bị tiểu đường mất ngủ?” 30/03/24
      Ngoài các biểu hiện như khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều… những người bị tiểu đường còn khó ngủ, mất…
      Xem tất cả bài viết