Tâm sen trị mất ngủ và những công dụng tuyệt vời khác
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Tâm sen trị mất ngủ và những công dụng tuyệt vời khác

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    15/02/24

    Tâm sen từ lâu đã là dược liệu quen thuộc đối với những người bị bệnh mất ngủ kinh niên. Vậy bên cạnh công dụng an thần, chữa mất ngủ, tâm sen còn có tác dụng nào khác? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Tâm sen là gì? Đặc điểm của dược liệu

    Tâm sen chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng mang lại hiệu quả tốt. Dược liệu này còn có tên khác là tim sen, liên tâm, liên tử tâm – chính là phần mầm màu xanh nằm ở giữa hai nửa của hạt sen. Chiều dài của tâm khoảng 1cm, phần trên là 4 chiếc lá nõn úp sát nhau, dưới là thân mầm và rễ hình trụ màu vàng nhạt.

    Tim sen có vị đắng, thường được dùng làm trà độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác cho vị dễ uống hơn. Chúng được bán khá phổ biến tại các tiệm thuốc Đông y.

    2. Phân bố, thu hái, chế biến tâm sen

    Sen là cây sống trong môi trường đầm lầy hoặc ao chuôm, đất trũng… Chúng được tìm thấy phổ biến ở các nước thuộc châu Á, châu Đại Dương, trong đó Việt Nam là quốc gia tồn tại phổ biến loài thực vật này. Hoa sen có thể màu hồng, màu trắng đều là loại có thể dùng tim làm thuốc.

    Tâm sen được thu hoạch vào cuối hè hoặc đầu mùa thu, khi đài sen già và chuyển sang màu nâu nhạt. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành bóc lấy hạt, tách bỏ phần màng bọc cứng bên ngoài hạt và thông lấy tâm.

    Để bảo quản được lâu cần được đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ lý tưởng khoảng 40 – 45 độ. Sau đó thành phẩm được bọc kín trong túi nilon hoặc bảo quản trong bình thủy tinh, tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài.

    3. Tâm sen có tác dụng gì? 7 công dụng tuyệt vời của tâm sen

    Từ xa xưa, khi Y học hiện đại chưa phát triển, con người đã biết tận dụng triệt để những công dụng mà dược liệu mang lại cho sức khỏe. Sau đây là những công dụng cụ thể:

    công dụng của tâm sen

    3.1 Tâm sen trị mất ngủ

    Tâm sen chữa mất ngủ là công dụng được nhắc đến và ứng dụng nhiều nhất của dược liệu này. Theo nghiên cứu thành phần, tâm sen có các chất như asparagine và các ancaloit như nuciferine, liensinine hay nelumbin. Vì thế, chúng có tác dụng vận chuyển oxy và dưỡng khí lên não, giúp ổn định giấc ngủ, chữa mất ngủ rất tốt.

    Theo kinh nghiệm, uống trà sen sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ một tiếng sẽ giúp đầu óc khoan khoái, nhẹ nhàng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    Xem thêm Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

    3.2 Thanh nhiệt, làm mát cơ thể

    Theo Y học cổ truyền, tim sen có vị đắng, tính mát, giúp tăng cường khả năng lọc thải của cơ thể, mát gan, thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, đối với những người nóng trong, thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc tây để điều trị bệnh… thì sử dụng tâm sen để làm mát cơ thể và thúc đẩy đào thải độc tố mang lại hiệu quả tốt.

    Nóng trong người còn có thể sinh ra bí tiểu, tiểu rắt, thậm chí tiểu buốt, tiểu ra máu… Có thể kết hợp với cam thảo đem hãm nước uống sau bữa ăn khoảng 15 phút. Tuy nhiên, không áp dụng với những người thể hàn, đang bị chứng hàn hư, người yếu ớt.

    3.3 Cải thiện làn da

    Cùng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mất ngủ, tâm sen còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa; giúp ngăn ngừa sự gia tăng và tấn công của các gốc tự do. Đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn trở nên thô ráp, xuất hiện nhiều nám sạm, tàn nhang, mụn… Sử dụng tâm sen kiên trì giúp da đẹp lên từng ngày, chống lại sự lão hóa, sạm đen do tác động từ bên trong cơ thể.

    3.4 Tâm sen hỗ trợ kiểm soát đường huyết

    Đường huyết là nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chế độ ăn uống. Nếu bạn dung nạp đường hoặc tinh bột (chất sẽ chuyển hóa thành đường) thì đường huyết sẽ tự động tăng lên.

    Hoạt chất alkaloid chứa trong liên tử tâm có tác dụng giảm sự gia tăng về nồng độ của glucose sau bữa ăn. Uống trà tim sen giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân đái tháo đường.

    3.5 Cải thiện hệ tiêu hóa

    Những người thường xuyên bị đi táo, phân lỏng hoặc sa búi trĩ, trĩ nội… nên sử dụng để hỗ trợ cải thiện đường ruột; giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Sở dĩ vậy do tâm sen chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất giúp làm mát cơ thể. Do đó chúng giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

    3.6 Hạ huyết áp, tăng sức khỏe tim mạch

    Tâm sen giúp người bệnh huyết áp cao điều chỉnh lại huyết áp thông qua việc làm giãn cơ trơn thành mạch. Ngoài ra, dược liệu này còn hỗ trợ phòng ngừa rối loạn nhịp tim, gia tăng sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, sử dụng lâu dài còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giúp máu lưu thông tốt hơn.

    3.7 Tâm sen giúp an thần, thư giãn

    Đối với những người thường xuyên làm việc căng thẳng, hay lo lắng, bất an thì việc sử dụng tâm sen sẽ giúp thư giãn tinh thần, đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng trà tâm sen thay nước uống hàng ngày.

    Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa chất chống oxy hóa, giúp làm đẹp da, bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, an thần, đây là dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    4. Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không?

    Tâm sen có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không? Có nên uống nhiều không? Đây là băn khoăn của không ít người khi sử dụng dược liệu này.

    uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không

    Theo các thầy thuốc Đông y, bất kể vị thuốc nào khi sử dụng cũng cần có liều lượng cụ thể. Không làm dụng sử dụng quá nhiều bởi có thể sẽ gây hậu quả xấu; làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Đối với trà tim sen, có thể uống mỗi ngày, thậm chí thay nước hàng ngày. Tuy nhiên, cần chú ý lượng sen phù hợp, không pha quá đặc. Một số trường hợp không nên sử dụng thì kể cả sử dụng ít cũng không nên.

    5. Uống tâm sen vào lúc nào tốt nhất?

    Thời điểm tốt nhất để uống tâm sen là sau bữa ăn hoặc sau khi đã lót dạ. Cần lưu ý hạn chế uống lúc đói bởi có thể sẽ gây cồn cào, khó chịu. Đối với những người sử dụng chữa mất ngủ, nên uống trước khi đi ngủ để ngủ sâu và ngon giấc hơn.

    Đối với những người lái xe, vận hành máy móc, không nên uống trước hoặc trong khi làm việc bởi có thể gây buồn ngủ, làm mất tập trung.

    6. Những người không nên uống trà tâm sen

    • Những người mắc bệnh huyết áp thấp, thường xuyên tụt huyết áp: Sở dĩ vậy bởi trong thành phần chứa hoạt chất làm giảm huyết áp.
    • Những người thể hàn: Bởi tâm sen có tính mát sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạnh người, lạnh tay chân…
    • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
    • Người tỳ vị hư yếu, thể chất suy nhược, thường xuyên mệt mỏi
    • Phụ nữ có thai, đang cho con bú
    • Trẻ em…

    7. Giá tâm sen khô bao nhiêu? Mua ở đâu?

    Giá tim sen khô ở mỗi thời điểm khác nhau có sự chênh lệch, tuy nhiên không nhiều. Tùy vào chất lượng, xuất xứ (sen Bắc, sen Nam…) mà giá cũng có nhiều loại, dao động khoảng 100-300.000 đồng/ 100g tâm sen khô.

    Bạn có thể tìm mua tim sen tại các hiệu thuốc Đông y hoặc các cơ sở bán trà thảo dược. Hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử cũng có bán mặt hàng này. Cần xem xét mức độ uy tín để quyết định đặt mua ở đâu, tránh mua phải hàng kém chất lượng.

    8. Lưu ý chung khi sử dụng tâm sen

    Để gia tăng hiệu quả và phòng tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra; cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng tâm sen:

    lưu ý khi sử dụng tâm sen

    • Sử dụng với lượng vừa phải; không lạm dụng uống quá nhiều
    • Tâm sen là biện pháp hỗ trợ, không phải thuốc chữa bệnh và không thay thế thuốc chữa bệnh.
    • Không dùng cho những người thể hàn, bị bệnh huyết áp thấp
    • Nếu thấy bất thường thì ngưng ngay, không tiếp tục sử dụng.

    Như vây, tâm sen là dược liệu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm kết hợp tim sen với các dược liệu khác thì công dụng mang lại sẽ tốt hơn. Liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ths.Bs Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng 22/05/20
      Thầy thuốc ưu tú, Ths. BS. Nguyễn Thị Hằng (sinh ngày 11/08/1964) là Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ…
      Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 18/01/24
      Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải.…
      Chữa đau vai gáy bằng lá lốt – Tham khảo 7 bài thuốc nam 31/10/21
      Ngoài các phương pháp thông thường như sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu… thì chữa đau vai gáy…
      7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Áp dụng ngay nếu bạn “đang đếm cừu” 07/10/23
      Sử dụng tim sen chữa mất ngủ là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện.…
      Xem tất cả bài viết