Trị mất ngủ cho người bị tiểu đường - Những lưu ý cần thiết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Trị mất ngủ cho người bị tiểu đường – Những lưu ý cần thiết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    01/08/24

    Đối với những người bị bệnh tiểu đường, mất ngủ là tình trạng khá phổ biến. Các biện pháp trị mất ngủ cho người bị tiểu đường giúp mang lại giấc ngủ ngon, tinh thần thoải mái, góp phần cải thiện cuộc sống của người bệnh.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Vì sao người tiểu đường bị mất ngủ?

    Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh chuyển hóa mãn tính, khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin hoặc insulin không phát huy được tác dụng điều tiết glucose trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

    bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ

    Vậy, mối quan hệ giữa tiểu đường và mất ngủ là gì? Khi đường huyết tăng có thể gây ra các triệu chứng như khát nước, đói bụng, mệt mỏi, tiểu nhiều…, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    Nếu đường huyết biến động theo chiều hướng thấp đi, cơ thể sẽ có các phản ứng như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng khiến bạn khó ngủ.

    Đặc biệt, các biến chứng của tiểu đường như đau thần kinh gây tê bì chân tay, cảm giác kiến bò… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Tâm lý lo lắng, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng.

    2. Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người tiểu đường?

    • Khó ngủ, mất ngủ: Đường huyết cao có thể gây ra cảm giác bồn chồn, bất an hoặc cáu kỉnh. Nhu cầu tiểu tiện cũng tăng cao hơn vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ.
    • Ngủ không sâu giấc, hay tỉnh: Tình trạng này khiến người bệnh khó có được giấc ngủ ngon, gây trạng thái uể oải vào ngày hôm sau.
    • Chứng ngưng thở khi ngủ: Rối loạn giấc ngủ này khá phổ biến, đặc biệt ở người tiểu đường tuýp 2. Ngưng thở khi ngủ khiến não bộ thiếu oxy. Nhẹ thì gây ngủ chập chờn, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày; nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não và tim mạch.
    • Đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi sau khi ngủ dậy: Bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ, sáng dậy người mệt mỏi, thậm chí mệt đến hôm sau thì rất có thể do đường huyết tụt.

    Xem thêm Mất ngủ kéo dài: Cẩn trọng những hệ lụy có thể xảy ra

    3. Cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường

    Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh tiểu đường cần chú ý một số vấn đề sau:

    trị mất ngủ cho người tiểu đường

    3.1 Kiểm soát tốt đường huyết

    Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp khắc phục tình trạng từ gốc. Để giảm thiểu lượng đường trong máu, cần cắt giảm tinh bột từ gạo trắng, bánh mỳ trắng, khoai tây, đồ ngọt.

    Chia nhỏ bữa ăn, tăng thêm chất xơ vào thực đơn cũng là cách kiểm soát đường huyết tốt.

    3.2 Giảm cân, kiểm soát cân nặng

    Việc duy trì cân nặng ổn định, phù hợp giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ cũng được cải thiện rõ rệt do trọng lượng đè nén lên các cơ quan nội tạng giảm.

    Một số biện pháp giảm cân an toàn như: điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao…

    3.3 Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

    Melatonin và thuốc kháng histamin là các loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị mất ngủ ở người tiểu đường.

    Thông thường, nên bắt đầu sử dụng melatonin với liều lượng 1mg trước khi đi ngủ. Nếu không hiệu quả, có thể chuyển sang thuốc kháng histamin nhưng phải có chỉ định từ bác sĩ.

    3.4 Thể dục thường xuyên

    Đây là phương pháp tự nhiên giúp người mắc bệnh tiểu đường giảm stress, cải thiện mệt mỏi; từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Người bệnh tiểu đường nên tập những động tác nhẹ nhàng hoặc chơi những môn thể thao yêu thích. Không nên tập sát giờ đi ngủ.

    Click xem thêmTop 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh giúp bạn thư giãn, ngủ ngon

    3.5 Thư giãn

    Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng thu giãn đầu óc, tạm thời bỏ công việc qua một bên. Có thể đọc vài trang sách, nghe nhạc, thiền… để tĩnh tâm, cho tinh thần thoải mái, thư giãn.

    3.6 Hạn chế đồ uống chứa caffeine, chất cồn

    Caffeine và cồn gây hưng phấn thần kinh, khiến bạn khó vào giấc. Vì thế, không nên sử dụng những đồ uống này vào buổi tối. Thay vào đó, có thể sử dụng sữa ấm, nước lọc ấm…

    3.7 Thảo dược hỗ trợ an thần ngủ ngon cho người tiểu đường

    Sử dụng thảo dược hỗ trợ giấc ngủ cho người tiểu đường về cơ bản là an toàn, không gây tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc điều trị. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược lành tính, giúp an thần ngủ ngon sau:

    thảo dược chữa mất ngủ cho người tiểu đường

    • Tâm sen: Tâm sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào tâm can, can thận, giúp an thần, giảm căng thẳng, lo âu; đồng thời bổ tâm, dưỡng huyết, mang lại giấc ngủ ngon và sâu giấc.
    • Lạc tiên: Là dược liệu an thần, chứa các hợp chất giúp xoa dịu thần kinh, từ đó giúp người bệnh có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
    • Nữ lang: Đây được coi là “cứu tinh” của giấc ngủ do chứa acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Các chất này gắn kết vào thụ thể GABA, giúp tăng cường hoạt động của GABA, từ đó giúp não bộ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.

    3.8 Đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định

    Trị mất ngủ cho người tiểu đường hoặc không bị tiểu đường, vẫn cần lưu ý đến giờ giấc ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ. Nên ngủ và thức dậy vào một giờ cố định để tạo nhịp sinh học cho cơ thể. Điều này cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.

    3.9 Tạo môi trường ngủ thoải mái

    Càng mất ngủ, bạn càng phải chú trọng đến môi trường ngủ. Tốt nhất, nên bố trí phòng ngủ ở nơi yên tĩnh hoặc có vách cách âm. Có thể sử dụng bịt tai, máy tạo tiếng ồn trắng để loại bỏ tạp âm.

    Giường nệm, chăn gối cần sử dụng loại êm ái, vệ sinh thơm tho, sạch sẽ. Nhiệt độ phòng cần được điều chỉnh phù hợp với thời tiết.

    3.10 Hạn chế xem điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ

    Ánh sáng xanh từ điện thoại và các thiết bị điện tử gây ức chế sản xuất melatonin – hormone điều tiết chu kỳ ngủ thức, khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra, những nội dung tiếp cận cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.

    Trên đây là những thông tin về ảnh hưởng của tình trạng đường huyết cao đến người mắc bệnh tiểu đường và những phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ. Liên hệ hotline 1800 28 28 85 để được tư vấn cụ thể.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Trọn bộ thực phẩm giúp bạn ngon giấc 19/08/23
      Mất ngủ có thể xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn do chế độ ăn uống không hợp lý.…
      Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ – Tình trạng chớ coi thường 21/06/24
      Điện thoại đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nhiều người cảm thấy không…
      Xả stress, căng thẳng: 15 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả (Thử đi) 17/05/24
      Áp lực thi cử, công việc, cuộc sống hay những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế… luôn khiến…
      Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp! 01/04/24
      Ngải cứu là vị thuốc vườn nhà chữa được nhiều bệnh nhờ công dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu…
      Xem thêm