Cam thảo có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Cam thảo có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng hiệu quả

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    05/02/24

    Cam thảo là vị thuốc quen thuộc với rất nhiều người. Nhờ vào tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, ngoài ra còn chống viêm, kháng khuẩn mà vị thuốc này có mặt trong hầu hết các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý những gì và cách dùng cụ thể ra sao, hãy theo dõi qua bài viết dưới đây.

    4.8/5 - (11 bình chọn)

    1. Cam thảo là gì?

    hình ảnh cam thảo

    Hình ảnh cam thảo

    Cam thảo tiếng Anh là Licorice. Thảo dược này bắt nguồn từ tên gọi cam nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ.

    Tên gọi khác: Quốc lão, linh thảo, lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, mật cam, thảo thiệt, linh thông, điềm căn tử, điềm thảo, phấn thảo, bổng thảo…

    Tên Khoa học: Glycyrrrhiza uralensis Fisch.

    Họ Khoa học: Họ Cánh bướm (Fabaceae)

    Khi sử dụng cần phân biệt cụ thể bởi có đến 3 vị thuốc khác nhau là cam thảo bắc, cam thảo nam và cam thảo dây.

    1.1. Cây cam thảo bắc

    Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch và Glycyrrhiza glabra L. (G. glandulifera Waldst et Kit).

    Họ khoa học: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

    Theo tiếng Hy Lạp, glycyrrhiza bắt nguồn từ glykos là ngọt và riza là rễ. Rễ có vị ngọt. Uralensis vì có nguồn gốc ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa châu Á và châu Âu.

    Cam thảo bắc là cây sống lâu năm, thân cao từ 1m đến 1,5m, lòng thân rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài từ 2-5,5cm. Hoa có màu tím nhạt, hình cánh bướm, thường nở vào mùa hạ và mùa thu.

    Quả giáp cong hình lưỡi liềm từ 3-4cm, rộng 6-8cm, màu nâu đen. Hạt nhỏ dẹt từ 1,5-2mm màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

    1.2. Cây dây cam thảo 

    Tên khoa học: Tên khoa học Abrus precatorius L. (Abrus minor et pauciflorus., Glycine abrus L.).

    Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

    Tên khác: tương tư tử, tương tư đậu, tương tư đằng, dây cườm, chây chi chì, ang krang, angkreng (Campuchia).

    Dây cam thảo là dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hoặc đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài khoảng 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm. Hạt có từ 3-7 hạt, hình trứng, vỏ cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh đầu hạt.

    1.3. Cây cam thảo nam

    Tên khoa học Scoparia dulcis L.

    Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

    Tên khác: dã cam thảo, cam thảo đất.

    Cây thuộc thân cỏ, mọc thẳng đứng, cao từ 30-80cm. Thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mác hay hình trứng ngược, dài 1,3-3cm, rộng gần 1cm.

    Hoa có màu trắng, mọc tiêng lẻ hoặc từng đôi, nở vào mùa hè.

    Quả hình cầu nhỏ, bê trong có nhiều hạt nhỏ.

    2. Phân bố

    Tùy theo từng loại, đặc điểm phân bố cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

    Cam thảo bắc Cam thảo nam Dây cam thảo
    Trước năm 1958 cây không phân bố ở Việt Nam nhưng sau đó được trồng ở miền bắc nước ta. Ở Trung Quốc trồng nhiều ở Hoa Bắc, Tây bắc và Đông bắc Trung Quốc. Mọc hoang ở khắp Việt Nam, miền Nam Trung Quốc đặc biệt vùng Quảng Tây.

    Tại Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, châu Mỹ.

    Thường mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Tại miền Bắc như Hà Nội thường bán các bó dây và lá.

    3. Thành phần hóa học

    Tùy thuộc vào từng loài, thành phần hóa học của mỗi loại có sự khác biệt. Cụ thể:

    Thành phần hóa học Cam thảo bắc Cam thảo nam Cam thảo dây
    3-8% glucoza; 2,4 – 6,5% sacaroza; 25 – 30% tinh bột; 0,3 – 0,35% tinh dầu; 2 – 4% asparagine; 11 – 30mg% vitamin C; Chất chính là glycyrrhizin với tỉ lệ 6 – 14%, có khi tới 23%. Chứa alkaloid; Axit xilixic. Theo tài liệu của Ấn Độ, thảo dược này có amelin giúp giảm đường huyết. Tuy cây có vị ngọt nhưng không có hoạt chất của cam thảo bắc. Chất ngọt tương tự như glyxyrizin trong cam thảo bắc (1-2%). Hạt chứa chất protid độc là abrin. Vỏ ngoài có sắc tố màu đỏ, có tài liệu nói có axit abrussic

    4. Bộ phận thu hái và chế biến

    Đối với mỗi loại thảo dược, cách thu hái và chế biến, bộ phận dùng làm thuốc cũng có sự khác biệt.

    Với cây cam thảo bắc bộ phận thu hái là rễ. Thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu đông. Mỗi hecta có thể thu hoạch tới 8-10 tấn rễ.

    Vì là cây lâu năm nên trong 2-3 năm đầu thường trồng xen canh với thực phẩm. Rễ có thể dài tới 7-8m.

    Sau khi đào rễ, rễ được xếp thành từng đống để lên men đến khi chuyển sang màu vàng. Nguyên liệu được rửa sạch và thái vát, phơi khô.

    Cam thảo dây: bộ phận dùng chủ yếu là lá và thân. Cắt khúc nhỏ phơi khô là có thể dùng được. Nhiều người có thể dùng tươi, ăn trực tiếp lá và thân có vị ngọt. Dùng trong pha trà.

    Cam thảo nam: Bộ phận dùng làm thuốc là cả cây, thân rễ. Cây được nhổ và rửa sạch đất. Thái thành từng khúc phơi khô là dùng được.

    Cách làm chích cam thảo là tẩm mật ong, trộn đều sau đó sao lửa tới khi chuyển màu vàng sẫm. Sờ không dính tay là được. Cứ 1kg nguyên liệu thì dùng với khoảng 150 – 200g mật ong.

    5. Mùi vị và tính vị

    Cam thảo là vị thuốc rất thông dụng cả trong Đông và Tây y. Theo Đông y, thảo dược này có vị ngọt, tính bình, đi vào khắp 12 kinh lạc.

    6. Cam thảo có tác dụng gì?

    Cam thảo có tác dụng gì

    Thảo dược này có nhiều công dụng đối với sức khỏe

    Cũng theo các tài liệu của Y học cổ truyền, cam thảo có tác dụng bồi bổ tỳ vị, nhuận phổi, thanh nhiệt giải độc, giúp điều hòa các vị thuốc. Vì vậy có thể thấy vị thuốc này có mặt trong rất nhiều bài thuốc.

    Một số tác dụng của cam thảo đã được nghiên cứu và áp dụng như:

    • Chữa bệnh yếu dạ dày, kém ăn
    • Tiêu chảy
    • Trị chứng sốt, nóng, người mệt mỏi, đau vùng bụng
    • Giảm tình trạng khát nước, ho đờm, đau họng
    • Giảm tim hồi hộp, đánh trống ngực
    • Chữa ngộ độc, mụn nhọt sưng đau

    Tây y chỉ ra các tác dụng như:

    • Chống viêm, chống dị ứng
    • Chữa ho, thông đờm
    • Giải độc, giảm huyết áp
    • Chống co thắt, ức chế bài tiết dịch vị, chữa các vết loét trong hệ tiêu hóa

    Các thành phần trong vị thuốc này chủ yếu là glycyrizin có nhiều tác dụng như:

    • Muối kali và canxi của acid glycyrizin có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch hầu, chất độc của rắn, hiện tượng choáng (Theo Tam hảo anh phu, Nhật Bản).
    • Glycyrizin có khả năng giải ngộ độc do strychnin (Theo Cửu bảo mộc hiến và tinh kỳ hòa tử, Nhật Bản)
    • Muối natri của acid glycyrizin giúp giải ngộ độc do cloral hydrat, pilocarpin, histamine, cocain, atropine… (Theo Hậu đằng chính, Diệm ứng cử, Trương Tín Chi – Trung Quốc)
    • Giảm bài tiết vị toan, chữa các bệnh loét đường tiêu hóa
    • Có tác dụng gần như cortisol, dùng chữa bệnh addison

    7. Cam thảo có chữa mất ngủ không?

    Cam thảo có chữa mất ngủ không

    Nghiên cứu chỉ ra tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc này

    Nghiên cứu trên chuột cho thấy thành phần glycyrrhizin có lợi trong việc kiểm soát chứng mất ngủ bằng cách điều chỉnh các chất điều biến chính như GABA, serotonin. Từ đó cải thiện đỗ trễ giấc ngủ và thời lượng giấc ngủ.

    Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra chiết xuất ethanol của rễ cây cam thảo có tác dụng giống như thuốc chống trầm cảm khi được áp dụng trên mô hình chuột.

    Chiết xuất này cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ, giảm rối loạn lo âu và chống co giật.

    Bên cạnh đó, chiết xuất cam thảo cũng được sử dụng như một vị thuốc trong Suan Zao Ren Tang, một phương pháp điều trị chứng mất ngủ truyền thống rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ngoài thảo dược này còn có táo tàu, nấm phục linh, xuyên khung, tri mẫu.

    Thuốc sắc từ cảm thảo và gừng khô làm tăng nồng độ dopamine trong toàn bộ mô não, từ đó có thể cải thiện tình trạng chán ăn, rối loạn giấc ngủ.

    8. Các bài thuốc từ cam thảo

    Vị thuốc này có mặt trong nhiều bài thuốc, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều đóng vai trò bổ trợ. Một số bài thuốc chính như:

    8.1. Ích khí, phục hồi mạch

    Trường hợp khí huyết hư, tim đầu nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, ra mồ hôi trộm có thể dùng bài thuốc này.

    Nguyên liệu: cam thảo chích 12g, gừng sống 9g, ma nhân 9g, thục địa 12g, mạch môn 9g, a giao 9g, đảng sâm 9g, quế chi 6g, đại táo 4 quả.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên để loại bỏ cát và bụi bẩn
    • Sắc với 1 lít nước
    • Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm đến khi còn một nửa nước thì tắt bếp
    • Uống ngày 2 lần khi còn ấm.

    8.2. Cam thảo chữa bắp thịt co rút, đau buốt

    Trường hợp đau cơ bắp, có các triệu chứng đau buốt, co rút cơ thì có thể sử dụng vị thuốc này cùng với thược dược để sắc uống.

    Nguyên liệu: thược dược 12g, cam thảo 12g.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên để sạch bụi bẩn và cát
    • Sắc nguyên liệu trên với 300ml
    • Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa trong khoảng 10 phút thì tắt bếp
    • Uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm. Dùng kiên trì trong khoảng 7-10 ngày.

    8.3. Trị viêm họng mạn tính

    Theo Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983, vị thuốc này còn được dùng để trị chứng viêm họng mạn tính. Trong một nghiên cứu nhỏ tác dụng của thảo dược này với chứng viêm họng, trong 38 trường hợp thì có 34 ca khỏi, 4 ca còn lại trong tình trạng tốt.

    Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng.

    Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 – 5 tháng.

    9. Liều dùng 

    Ngày dùng từ 4 g đển 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

    10. Tác dụng phụ 

    Khi sử dụng cam thảo cũng như các chế phẩm của nó hầu như ít ghi nhận tác dụng phụ.

    Tuy nhiên khi dùng nhiều với thời gian dài và liều lượng lớn có thể gây đau tim, hạ kali máu.

    11. Tương tác thuốc

    Cam thảo có thể gây tăng huyết áp, hạ kali máu… Vì vậy khi đang dùng các loại thuốc dưới đây cần thận trọng:

    • Thuốc ức chế men chuyển sang angiotensin (ACE) hoặc thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao
    • Digoxin: tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin
    • Corticosteroid: tăng tác dụng của thuốc corticosteroid
    • Insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường: ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
    • Thuốc nhuận tràng: gây mất kali ở người dùng thuốc nhuận tràng kích thích
    • Chất ức chế MAO: làm tăng tác dụng của thuốc trầm cảm này
    • Thuốc tránh thai đường uống: tăng huyết áp và tăng nồng độ kali thấp
    • Warfarin: có thể giảm mức độ chất làm loãng máu trong cơ thể
    • Thuốc được gan xử lý có thể ảnh hưởng như: celecoxib (Celebrex), diclofenac (Voltaren), fluvastatin (Lescol), glipizide (Glucotrol), ibuprofen (Advil, Motrin), phenytoin (Dilantin), piroxicam (Feldene), phenobarbital và secobabital (Seconal).

    12. Mua rễ cam thảo ở đâu? Giá bao nhiêu

    Cam thảo hiện được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc đông y hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Giá bán dao động trong khoảng 150.000đ – 300.000đ/kg. Đối với các loại chiết xuất hoặc kẹo cam thảo, trà cam thảo sẽ có nhiều mức giá khác nhau.

    Khi chọn mua, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, đơn vị sản xuất cũng như hạn sử dụng.

    Nếu sản phẩm có dấu hiệu mốc, ỉu, màu sắc nhợt nhạt, vị không ngọt nên dừng sử dụng.

    13. Lưu ý khi sử dụng

    lưu ý khi sử dụng

    Cần chú ý trong một số trường hợp

    Cam thảo rất tốt với nhiều người nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một số đối tượng sau. Do đó với những người đang gặp phải các bệnh lý dưới đây cần thận trọng:

    • Suy tim, phù, tích nước
    • Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú
    • Người mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu

    Ngoài ra khi dùng cũng cần lưu ý trong các bài thuốc thanh nhiệt giải độc thì dùng sống. Trong các bài thuốc bổ thì dùng dạng chích, sao.

    Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc cam thảo kỵ gì cần lưu ý, thảo dược này không nên dùng chung với các vị như đại kích, cam toại, hải tảo, nguyên hoa.

    Trên đây là một số thông tin về dược liệu cam thảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lộc nhung (Nhung hươu): “Thượng dược” cải thiện sinh lý phái mạnh 27/01/21
      Lộc nhung hay Nhung hươu là một trong tứ thượng dược (nhung, sâm, quế, phục) được các quý ông “săn…
      Lá vối chữa được bệnh gì? 13 Công dụng “tuyệt vời” bạn cần biết! 18/12/20
      Lá vối là loại lá dân dã thường được biết đến bằng việc đun nước để uống lại ẩn chứa…
      Tục đoạn – Thảo dược quý cho người bệnh xương khớp 04/01/22
      Tục đoạn là cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng từ lâu đã…
      Nhân sâm có tác dụng gì? Thảo dược quý giúp tăng cường sinh lý 29/11/21
      Theo y học cổ truyền, nhân sâm là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược. Từ xa xưa,…
      Xem thêm