Cây Nữ lang – Vị thuốc quý cổ đại nổi tiếng về an thần, điều trị mất ngủ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Cây Nữ lang – Vị thuốc quý cổ đại nổi tiếng về an thần, điều trị mất ngủ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    15/02/24

    Người mất ngủ thường truyền tai nhau vị thuốc như Lạc tiên, Tâm sen, Nụ hoa tam thất… Nhưng theo Y học hiện đại, Nữ lang mới là cây thuốc hàng đầu giúp an thần, điều trị mất ngủ lâu ngày.

    5/5 - (8 bình chọn)

    1. Giới thiệu về dược liệu

    Cây Nữ lang (tên khoa học là Valeriana officinalis) là thành viên trong họ Valerianaceae.

    1.1. Phân bố dược liệu

    Đây là loài thực vật bản địa sống lâu năm ở châu Âu, Á, Bắc Mỹ.

    Tại Việt Nam, cây thường mọc trên các dãy núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu).

    nữ lang

    1.2. Đặc điểm

    Nữ lang thường phát triển ở vùng đất ẩm, chiều cao từ  7 – 12 cm (thỉnh thoảng cao tới 15cm). Nổi bật với một cụm các tán lá chia thùy sâu từ gốc, thân mảnh mai, lá thưa.

    Lá cây có hình lông chim, lẻ, mỗi lá có 7 – 10 cặp lá chét hình mũi mác, có răng cưa. Lá có mùi thơm khi vò nát. Hoa có màu trắng đến hồng nhạt.

    1.3. Thu hái

    Vào mùa xuân, cây Nữ lang trổ nhiều lá và che kín mặt đất. Cuối tháng tư, cây bắt đầu phát triển mạnh và mọc cao khoảng 2m vào mùa hè. Vào tháng 7, Nữ lang bắt đầu trổ bông. Đây chính là thời điểm để thu hoạch thân cây. Sau đó, đến tháng 10 sẽ thu hoạch rễ.

    2. Thành phần hóa học

    Khởi nguồn cây Nữ lang đã được sử dụng làm thuốc an thần từ thời cổ Hy Lạp. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, dược liệu này có thành phần hóa học khá phức tạp với hơn 120 thành phần, có thể kể đến như:

    – Iridoid được gọi là valepotriat (valtrat, isovaltrat, didrovaltrat và acevaltrat).

    – Thành phần tinh dầu bao gồm monoterpen, sesquiterpenes.

    – Các hợp chất cacboxylic (axit valeric / isovale ), lignans, flavonoid, axit γ-aminobutyric (GABA).

    – Phytomelatonin (melatonin thực vật)

    3. Cây Nữ lang có tác dụng gì với sức khỏe con người?

    Theo GS Đỗ Tất Lợi – Cây thuốc Việt Nam, trong Y học cổ truyền, Nữ lang có vị ngọt, cay, tính ấm, không độc. Dược liệu có tác dụng lợi trung tiện, an thần, minh tâm, thông kinh. Vì vậy, dược liệu này được nhân dân sử dụng làm thuốc an thần, giảm lo âu phiền muộn, chữa mất ngủ, động kinh.

    Theo Y học hiện đại, dược liệu Nữ lang được biết đến với những tác dụng dược lý sau:

    • An thần, giảm đau, chống co giật: Nữ lang có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não, giảm độ hưng phấn của phản xạ thần kinh, giải trừ sự co thắt cơ trơn.
    • Đối với tim mạch: Dược liệu giúp tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp…
    • Bảo vệ gan: Có công dụng bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan.
    • Chống viêm, kháng khuẩn: Cây Nữ Lang có tác dụng ức chế và tiêu diệt một số ký sinh trùng, virus.

    Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm viêm và tăng cường oxy hóa cho những người nhiễm bệnh Parkinson.

    Tham khảo thêm:

    Thử ngay 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà nếu bạn đang “đếm cừu”

    Gợi ý 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc HIỆU QUẢ!

    Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc

    4. Thực hư Nữ lang giúp an thần, chữa mất ngủ?

    Nữ lang được nhắc nhiều trong các sản phẩm an thần, ngủ ngon và nổi tiếng là dược liệu “vàng” hỗ trợ an thần, chữa mất ngủ. Vậy, thực hư tác dụng của dược liệu này là gì, có đúng như lời đồn không?

    4.1. Lịch sử y học về tác dụng chữa chứng mất ngủ

    Lịch sử của Nữ lang có từ hơn 2000 năm trước, dược liệu này được biết đến không chỉ có trong y học châu Âu mà còn có trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ.

    Vào thế kỷ 18, Nữ lang được bác sĩ Jhon Hill (người Anh) nghiên cứu làm thuốc an thần và kích thích thần kinh trong Y học hiện đại. Ngay sau đó, Valerian officinalis (tên tiếng anh của cây Nữ lang) được phát triển thành một loại thuốc phổ biến. Chúng được kê đơn trong điều trị chứng mất ngủ, bồn chồn, rối loạn tiêu hóa, cuồng loạn, lo lắng nhiều hơn.

    lịch sử sử dụng Nữ lang

    Theo tài liệu Dược điển Luân Đôn 1618 – 1948 và Dược điển Hoa kỳ 1820 – 1936, Valerian được liệt kê là thuốc chính thức ở Anh và Hoa Kỳ.

    Ngày nay, Valerian được thừa nhận và khuyên dùng như loại thuốc an thần, gây ngủ.

    4.2. Nữ lang – Công dụng “kép” vừa an thần, vừa cải thiện giấc ngủ

    Theo nghiên cứu khoa học, 2 hoạt chất chính trong dược liệu được đánh giá có tác dụng tuyệt vời là acid valerenic và phytomelatonin (melatonin thực vật). Cụ thể:

    • Acid valerenic: Khi gắn vào thụ thể GABA (đây là acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ và giấc ngủ) ngăn chặn căng thẳng và bất an. Điều này giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng, an thần, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn.
    • Phytomelatonin: Hợp chất có cấu trúc tương tự như melatonin – hormone có vai trò điều chỉnh nhịp sinh học của giấc ngủ. Hoạt chất phytomelatonin trong dược liệu giúp bổ sung melatonin thực vật, tạo cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ. Đồng thời, hoạt chất còn giúp giảm căng thẳng, lo âu, an thần hiệu quả.

    Tác dụng của dược liệu

    4.3. Đánh giá về độ an toàn của dược liệu

    Mặc dù có tác dụng an thần, cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả như nhóm thuốc an thần trong Tây y. Tuy nhiên, việc sử dụng Nữ lang lâu dài vẫn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng nghiện thuốc, lệ thuộc thuốc.

    Dược liệu chứng nhận GRAS

    Đặc biệt, sau khi sử dụng người bệnh cũng không có cảm giác mệt mỏi, uể oải như sử dụng thuốc tây. Chiết xuất Nữ lang cũng đã được FDA chứng nhận an toàn GRAS. Các nghiên cứu cũng cho thấy dược liệu này tương đối an toàn với người lớn khỏe mạnh.

    4.4. Những nghiên cứu về tác dụng an thần, cải thiện mất ngủ của Nữ lang

    Nữ lang đã được sử dụng 2000 năm và là một trong những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ phổ biến tại Châu Âu. Trong 30 năm, hơn 200 nghiên cứu về hoạt chất và tác dụng dược lý sinh học của chúng đã được công bố. Có thể kể đến như:

    Năm 1999, một n ghiên cứu được thực hiện trên 11.168 bệnh nhân bị mất ngủ sử dụng cây Nữ lang cho thấy, đến 94% người bệnh mất ngủ từ nhẹ đến trung bình đều cải thiện triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, tỉnh giấc, không còn mệt mỏi khi thức dậy.

    Năm 2006, 1093 bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ được thử nghiệm sử dụng dược liệu (công trình nghiên cứu thuộc đại học California Francisco, Mỹ). Kết quả cho thấy, dược liệu có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ tới 80%.

    Một đánh giá được tổng hợp từ 60 nghiên cứu với Nữ lang, tiến hành trên đa dạng đối tượng (người khỏe mạnh, người bị mất ngủ cấp và mạn tính, bệnh nhân ung thư, phụ nữ mãn kinh, người cao tuổi, người có rối loạn về thần kinh thực vật). Kết quả nhận được là thời gian ngủ sâu tăng lên đáng kể, giảm tình trạng căng thẳng, lo âu, an thần hiệu quả.

    5. Những bài thuốc cải thiện sức khỏe từ dược liệu Nữ lang

    5.1. Bài thuốc điều trị mất ngủ

    • Sắc nước: Dùng khoảng 9 – 15g rễ và thân cây, sắc lấy nước uống hàng ngày.
    • Trà nữ lang: 1 – 3g rễ dược liệu khô cho vào 1 cốc nước sôi, chờ 5 phút để trà ngấm.

    5.2. Bài thuốc điều trị bệnh tim, nâng cao sức khỏe

    Nguyên liệu: 10g cây khô và 2,2g cây dong riềng đỏ.

    Cách thực hiện: Trộn lẫn nguyên liệu rồi sắc nước uống hàng ngày để tăng lưu lượng máu bơm lên tim, giúp tim khỏe mạnh.

    5.3. Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày

    Chuẩn bị 100g rễ Nữ lang, rửa sạch, sao khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g pha vào 500ml nước đun sôi, uống hết trong ngày.

    5.4. Tăng cường sức khỏe

    10g Nữ lang, 10g đỏ ngọn, sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml thì dừng lại. Uống hết lượng nước này trong ngày.

    6. Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

    Mặc dù là dược liệu tốt cho người mất ngủ, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    6.1. Tương tác thuốc

    Tương tác thuốc là một vấn đề quan trọng cần lưu ý không chỉ cây Nữ lang mà các dược liệu bạn sử dụng.

    Hiện tại, chưa tìm thấy tác động đáng kể nào với cây Nữ lang. Có thể nói, loại dược liệu này đảm bảo an toàn với mọi lứa tuổi.

    6.2. Cách sử dụng

    Theo cơ quan Y học Châu Âu, dạng rễ khô liều uống khuyến nghị từ 0.3 – 3g, tối đa 3 lần mỗi ngày.

    6.4. Kiêng kỵ khi sử dụng

    Cây Nữ lang tương đối an toàn và dễ dung nạp. Tuy nhiên, các chuyên gia Cơ quan Y học Châu Âu lưu ý rằng, một số triệu chứng có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau quặn bụng…

    Ngoài ra, người dùng cũng nên cẩn thận khi sử dụng cùng rượu bia. Tốt nhất, trước khi sử dụng dược liệu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.

    Kết luận

    Có thể nói, Nữ lang là dược liệu quý mang lại tác dụng tuyệt vời, hỗ trợ an thần, giảm mất ngủ. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tác dụng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bị mất ngủ nên tham khảo các sản phẩm có thành phần Nữ lang.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Hồng sâm: Vị thuốc quý có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe 26/07/22
      Hồng sâm chính là nhân sâm tươi đem hấp bằng hơi nước sau đó phơi khô không bỏ vỏ. Sau…
      TOP 12 thảo dược tăng cường sinh lý nam giới tốt nhất 30/07/24
      Từ xa xưa, y học cổ truyền đã ghi nhận nhiều thảo dược công dụng bổ thận tráng dương, tốt…
      Bạch thược: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng 21/03/22
      Bạch thược là vị thuốc quý nổi tiếng trong Đông y, dược liệu được biết đến với nhiều tác dụng…
      Cốt toái bổ – vị thuốc quý được “săn lùng” vì công dụng tuyệt vời 12/01/22
      Cốt toái bổ được biết tới như một thành phần quý trong các bài thuốc Đông y trị nhiều loại…
      Xem thêm