Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chuyên gia gợi ý 6 nhóm chất, 10 thực phẩm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Chuyên gia gợi ý 6 nhóm chất, 10 thực phẩm

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    26/04/24

    Rối loạn tiền đình khiến chúng ta mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Để điều trị bệnh, ngoài thuốc thì nhiều người còn quan tâm rối loạn tiền đình nên ăn gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì tham khảo 10 thực phẩm được chuyên gia gợi ý dưới đây.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị rối loạn tiền đình

    Hệ tiền đình có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể. Khi bị rối loạn sẽ gây ra các triệu chứng căng thẳng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ… Những triệu chứng này sẽ làm suy kiệt sức khỏe, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người bệnh.

    Trong điều trị rối loạn tiền đình, một phần quan trọng không thể bỏ qua là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng, đầy đủ vitamin sẽ góp phần cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

    Cụ thể:

    • Kiểm soát huyết áp: Chế độ ăn uống giàu kali từ rau xanh, trái cây và thực phẩm chứa nhiều natri giúp kiểm soát huyết áp. Khi huyết áp ổn định sẽ ngăn chặn các triệu chứng chóng mặt, đau đầu liên quan rối loạn tiền đình.
    • Cải thiện tuần hoàn máu: Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa từ trái cây, rau củ giúp tuần hoàn máu tốt. Từ đó giảm nguy cơ liên quan tới tiền đình.
    • Giảm stress: Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, omega-3 cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh, giảm stress. Từ đó, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
    • Kiểm soát cân nặng: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn ổn định cân nặng và sức khỏe. Khi có sức khỏe thì các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mắt, mất ngủ… cũng được cải thiện.

    Tóm lại, mặc dù không trực tiếp điều trị rối loạn tiền đình nhưng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp quản lý và cải thiện bệnh. Do đó, người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

    2. Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm chứa 6 dưỡng chất này

    Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để duy trì sức khỏe não bộ. Cụ thể, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này.

    2.1. Bổ sung vitamin C

    Vitamin C đóng vai trò kiểm soát nhiễm trùng, chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại gốc tự do cho mọi tế bào.

    Ngoài ra, vitamin C cũng cần thiết để tạo ra collagen – loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Trong đó, có hệ thần kinh, hệ miễn dịch, xương, sụn, máu. Loại vitamin này giúp tạo ra một số hormone và chất truyền tin hóa học được sử dụng trong não và dây thần kinh.

    Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày là cần thiết. Người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm như bưởi, cam, chanh, quýt, cà chua, dứa, ổi, các loại rau xanh…

    2.2. Bổ sung vitamin B6

    Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin B6 có tác dụng duy trì sức khỏe hệ thống thần kinh, bảo vệ trí não. Đây được xem là dưỡng chất quan trọng cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin B6 giúp người bệnh cải thiện triệu chứng mất thăng bằng, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.

    Một số thực phẩm giàu vitamin B6 mà người bệnh nên bổ sung là bông cải xanh, hạt hướng dương, trứng, thịt, cá, quả óc chó…

    Vitamin B6 tốt cho người bị rối loạn tiền đình

    2.3. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin B9 (axit folic)

    Axit folic rất quan trọng với cấu trúc và hoạt động bình thường của não bộ. Chúng tham gia vào sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai thường bổ sung axit folic để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

    Người bệnh có thể bổ sung vitamin B9 từ những thực phẩm như gan động vật, đậu lăng, đậu đen, hạnh nhân…

    2.4. Tăng cường thực phẩm chứa folate

    Theo nghiên cứu, axit folic có công dụng giảm bớt căng thẳng, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở người cao tuổi. Do đó, đây được xem là dưỡng chất cần thiết để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

    Một số thực phẩm dồi dào chứa folate mà người bệnh nên bổ sung:

    • Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…
    • Măng tây, súp lơ, bông cải xanh,
    • Hạt hạnh nhân, hạt lạc, hạt hướng dương…

    2.5. Bổ sung vitamin D

    Những người bị rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh tiền đình có nồng độ vitamin D thấp. Một số báo cáo đã cho thấy việc bổ sung vitamin D giúp hạn chế các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… do bệnh gây ra.

    Vì vậy, nếu bị rối loạn tiền đình thì những thực phẩm giàu vitamin D là lựa chọn thông minh cho bạn. Bạn có thể bổ sung vitamin D từ những thực phẩm như cá, trứng, sữa, ngũ cốc, nước cam ép, nấm…

    2.6. Rối loạn tiền đình ăn gì? Tăng cường thực phẩm giàu magie

    Sự thiếu hụt magie có liên quan tới nhiều vấn đề như chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu. Theo nhiều nghiên cứu, magie cải thiện chứng đau đầu ở những bệnh nhân thiếu hụt magie trong não và dịch não. Chưa hết, những bệnh nhân bị mất thính lực đột ngột, việc điều trị bằng magie cũng giảm chóng mặt, hoa mắt.

    Ngoài ra, magie cũng có khả năng điều hòa chức năng của hệ thần kinh, làm dịu sự căng thẳng của não bộ. Nếu bạn thắc mắc ăn gì để bổ sung magie có thể lựa chọn hải sản, cá nước ngọt, ngũ cốc, các loại hạt…

    3. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bổ sung 10 thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày

    Những loại thực phẩm dưới đây là gợi ý hay giúp bạn sớm cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt… do rối loạn tiền đình gây ra.

    3.1. Cải bó xôi

    Cải bó xôi là thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong cải bó xôi giàu magie, đây là chất giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt, giảm triệu chứng đau đầu.

    Ngoài ra, cải bó xôi còn chứa sắt, vitamin A, C giúp tăng cường sức đề kháng. Và đặc biệt là vitamin K có tác dụng cân bằng lượng máu trong cơ thể, ngăn chặn các vấn đề về tiền đình.

    Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Cải bó xôi

    3.2. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn đậu nành

    Trong đậu nành chứa nhiều vitamin K là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh và chống bệnh Alzheimer. Trong đậu nành cũng giàu omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm tình trạng hoa mắt và các triệu chứng khác của rối loạn tiền đình.

    Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, không kết hợp đậu nành với trứng gà hay đậu nành và thuốc kháng sinh.

    3.3. Ăn cam, quýt, bưởi

    Nếu bạn đang thắc mắc rối loạn tiền đình nên ăn quả gì thì đừng bỏ qua nhóm có múi như cam, quýt, bưởi. Bởi, đây là loại quả giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch.

    Ngoài ăn, bạn có thể kết hợp lá quýt, lá cúc tần, lá sả, chanh, hương nhu, lá bưởi xông hơi giúp cơ thể điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

    3.4. Cà chua – Thực phẩm tốt cho người bị tiền đình

    Cà chua là thực phẩm giàu vitamin A, C giúp tăng khả năng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, cà chua còn là “thần dược” hỗ trợ điều trị thiếu máu, tăng huyết áp, giảm lượng đường trong máu.

    Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý chỉ nên ăn cà chua chín, không ăn cà chua xanh. Vì cà chua xanh chứa nhiều solanine gây đắng chat miệng, đi kèm với triệu chứng buồn nôn.

    Cà chua giúp bạn cải thiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

    Cà chua giúp bạn cải thiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

    3.5. Ăn cá hồi

    Cá hồi là nguồn thực phẩm cung cấp axit omega-3 phong phú. Một nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa omega-3 và bệnh tim mạch cho thấy, việc tiêu thụ cá hồi giúp cải thiện sức khỏe mạch máu. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra, tiêu thụ cá sẽ giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ và suy tim.

    Ngoài ra, omega3 trong cá hồi còn giúp phát triển trí não, tốt cho hệ thần kinh. Do đó, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

    3.6. Người bị tiền đình nên ăn óc heo

    Theo nghiên cứu, óc heo chứa hoạt chất ANTF có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo dây thần kinh não, cải thiện trí nhớ. Đồng thời, óc heo giúp giảm chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.

    Bên cạnh đó, ăn óc heo còn giúp bạn bổ sung sắt, canxi, vitamin cần thiết tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Chính vì vậy, canh óc heo được nhiều người truyền tai nhau ăn khi bị rối loạn tiền đình.

    3.7. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bổ sung ngay tổ yến

    Theo nghiên cứu, trong yến chứa tập hợp dưỡng chất gồm 31 nguyên tố khoáng vi lượng, 18 loại axit amin, mỗi loại đều có tác dụng khác nhau, cụ thể:

    • Axit sialic và phenylalanine có tác dụng bổ não, cải thiện vấn đề bộ nhớ của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.
    • Fructoso và Isoleucine bổ sung năng lượng, cải thiện chứng đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, khó chịu.
    • Cystein tăng khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tăng cường hấp thụ vitamin D trong ánh sáng mặt trời.

    Với những công dụng đó, có thể thấy tổ yến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung, hệ thần kinh nói riêng. Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung để giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt… do bệnh gây ra.

    Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho người bị tiền đình

    Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho người bị tiền đình

    3.8. Gừng

    Nếu bạn bị buồn nôn, chóng mặt vì rối loạn tiền đình, gừng là lựa chọn an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất lúc này.

    Ly trà gừng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện chứng buồn nôn, khó chịu, choáng váng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung gừng vào món ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

    Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc sử dụng thuốc chống đông máu thì cũng lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng hàng ngày.

    3.9. Nấm hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

    Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các chuyên gia y tế cho biết, hàm lượng dinh dưỡng trong nấm có thể ăn thay thế thịt hoàn toàn, bởi dinh dưỡng nấm còn cao hơn thịt. Chưa hết, dinh dưỡng trong nấm cũng cao bằng hoặc hơn cả rau. Vì vậy, nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người lựa chọn.

    Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều vitamin B2, B3, B5 làm giảm stress, căng thẳng và bất an. Đồng thời, chất choline trong nấm có tác dụng điều hòa giấc ngủ, cải thiện trí nhớ. Vì vậy, hãy bổ sung nấm và thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn.

    Rối loạn tiền đình nên ăn nấm

    3.10. Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thịt gà

    Như đã chia sẻ ở trên, protein là dưỡng chất tốt cho người bị tiền đình. Trong khi đó, thịt gà là thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng để cơ thể chống lại triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

    Chưa hết, thịt gà còn cũng là thực phẩm giàu vitamin B6 hỗ trợ hệ thống thần kinh hoạt động tốt hơn, giảm buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên, khi ăn thịt gà bạn cũng lưu ý hạn chế ăn phần da gà vì chứa lượng mỡ và chất béo cao.

    4. Lưu ý khác ngoài thắc mắc “rối loạn tiền đình nên ăn gì?”

    Ngoài những thực phẩm kể trên, trong chế độ ăn uống người rối loạn tiền đình cũng cần lưu ý những điều sau:

    • Uống nước đầy đủ hàng ngày, có thể là nước lọc, sữa, sinh tố…
    • Tránh các chất kích thích như cồn trong rượu bia, caffeine… Những chất này có thể khiến bạn ù tai, căng thẳng đau đầu khiến rối loạn tiền đình thêm trầm trọng.
    • Tránh thực phẩm có hàm lượng muối cao, vì ăn nhiều muối dẫn đến biến động áp suất dịch tai trong, tăng triệu chứng tiền đình.
    • Phân bổ lượng thức ăn đồng đều trong ngày, không bỏ bữa hay ăn quá no.
    • Hướng đến chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thực phẩm đóng hộp, đông lạnh hoặc chế biến sẵn.
    • Thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Kết hợp chế độ sinh hoạt, vận động thể dục, thể thao, nghỉ ngơi để sớm cải thiện rối loạn tiền đình.

    Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Hi vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn sớm cải thiện bệnh lý tiền đình. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia hỗ trợ, giải đáp.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tác hại của thuốc ngủ Seduxen khi lạm dụng – Đừng chủ quan 03/05/24
      Thuốc ngủ Seduxen là thuốc tân dược được chỉ định trong điều trị mất ngủ và rối loạn lo âu.…
      OtiV trị mất ngủ có tốt không? Thành phần, công dụng cụ thể 23/12/23
      OtiV trị mất ngủ là sản phẩm được bào chế theo công thức đặc biệt, kết hợp giữa Blueberry và…
      Lá vông chữa mất ngủ không? Nhiều người bất ngờ khi nghe công dụng 05/10/23
      Hỏi: Gần đây tôi thường xuyên bị căng thẳng, stress. Tinh thần không tốt nên giấc ngủ cũng bị ảnh…
      [Hỏi – đáp] Uống nấm linh chi có mất ngủ không? Chuyên gia tiết lộ 12/09/23
      Tôi đang định mua nấm linh chi biếu bố mẹ nhưng nghe người bạn bảo dùng loại nấm này sẽ…
      Xem thêm