Purin là gì được nhiều người quan tâm, băn khoăn, đặc biệt là người có dấu hiệu của bệnh gout. Hiểu tường tận và chi tiết về nhân purin có thể giúp chúng ta có thêm nhiều bí quyết phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt hơn.
1. Purin là gì?
Nhiều người, đặc biệt là người bệnh gút thường nghe tới nhân Purin. Vậy Purin là gì? Thực chất, Purin là một hợp chất hữu cơ dị vòng, được tạo nên bởi nguyên tử nitơ và cacbon. Các phân tử Purin tồn tại trong RNA và DNA của tế bào cơ thể người. Nó cũng được tìm thấy trong đồ ăn, thức uống mà chúng ta dùng hàng ngày.
2. Phân loại Purin
Để hiểu rõ hơn Purin là gì hãy cùng đến với cách phân loại ngay dưới đây. Trong cơ thể người, Purin được chia thành:
– Purin nội sinh: Là kết quả của quá trình chuyển hóa acid nucleotid của cơ thể.
– Purin ngoại sinh: Là lượng purin từ bên ngoài đưa vào cơ thể thông qua ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi thực phẩm có chứa hàm lượng Purin khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người mà Purin ngoại sinh nhiều hay ít.
Dựa trên hàm lượng Purin, người ta có thể chia thực phẩm thành ba nhóm là:
– Nhóm có hàm lượng purin cao (>150mg purin/100g): Thịt thú rừng, nội tạng động vật, thịt lên men, mực, tôm, cua, ghẹ…
– Nhóm có hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g): Thịt gia cầm, nấm, măng, lạc, cá, hàu, vẹm, ngũ cốc nguyên hạt…
– Nhóm có hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g): Rau xanh, sữa đậu nành, trái cây…
3. Chức năng của Purin
Chức năng cũng là một khía cạnh giúp tìm hiểu rõ Purin là gì. Purin có trong DNA và RNA. Nó đóng vai trò quan trọng đối với tế bào khi nó điều chỉnh các loại tế bào khác nhau, điều hòa chức năng tế bào ở cấp độ gen. Nó cũng là thành phần trong một số phân tử sinh học khác và tác động trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh.
Chức năng của Purin có liên quan chặt chẽ tới một chất khác có tên là axit uric. Purin trong cơ thể sẽ được gan phân hủy chuyển hóa thành axit uric. Axit uric được giải phóng vào máu và được bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu.
Axit uric có chức năng kích thích não bộ, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, axit uric cũng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng axit uric nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tăng axit uric máu dẫn tới một số bệnh mà nổi bật là gout.
Purin trong cơ thể sẽ được gan phân hủy chuyển hóa thành axit uric
4. Mối liên hệ của Purin với bệnh gout
Như trên đã đề cập, Purin là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Nếu hàm lượng purin nạp vào cơ thể quá lớn sẽ khiến lượng axit uric dư thừa. Khi axit uric tích tụ trong máu quá nhiều, cơ thể không đào thải hết ra ngoài sẽ lắng đọng lại thành các tinh thể muối urat bám tại các khớp gây nên bệnh gout.
hàm lượng purin nạp vào cơ thể quá lớn sẽ khiến lượng axit uric dư thừa
>>Xem thêm: Bệnh gout ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại
5. Cách kiểm soát Purin ngăn ngừa gout
Kiểm soát lượng purin trong cơ thể là một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh gout. Đối với người đã mắc bệnh, điều này sẽ góp phần điều trị bệnh gút hiệu quả hơn.
Để đạt được mục tiêu này, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi lượng purin dư thừa trong cơ thể chủ yếu đến từ purin ngoại sinh. Người bệnh gout nên kiêng thực phẩm có hàm lượng purin cao, hạn chế thực phẩm có lượng purin trung bình và có thể ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp. Dưới đây là bảng hàm lượng purin có trong một số loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo.
Loại thực phẩm |
Hàm lượng purin (mg/100g) | Lượng acid uric tạo thành |
Thực phẩm có hàm lượng Purin cao | ||
Cá trích | 118 | 354 |
Gan | 93 | 279 |
Thận | 80 | 240 |
Cá mòi | 69 | 207 |
Thịt bò | 37 | 111 |
Thực phẩm có hàm lượng Purin trung bình | ||
Thịt ngỗng | 33 | 99 |
Nấm | 18 | 54 |
Đậu khô | 18 | 54 |
Nước thịt | 15 | 45 |
Thực phẩm có hàm lượng Purin thấp | ||
Bắp cải | 2 | 6 |
Trứng | 0 | 0 |
Ngũ cốc | 0 | 0 |
Cà rốt | 0 | 0 |
Dưa chuột | 0 | 0 |
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được Purin là gì cùng cách để kiểm soát hàm lượng Purin nạp vào cơ thể. Nếu còn thắc mắc nào có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Axit uric là gì? Đâu là ngưỡng an toàn?
- Người bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh
- Danh sách 7 quan niệm sai về bệnh gút bạn cần tránh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thực phẩm giàu Purines
https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-purines
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.