{Người bệnh thắc mắc} Bị gout có nên uống vitamin C không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    {Người bệnh thắc mắc} Bị gout có nên uống vitamin C không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/06/23

    “Bị gout có nên uống vitamin C không” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi, vitamin C là vitamin cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy dành 5 phút tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (19 bình chọn)

    Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Bình (48 tuổi, Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi mắc bệnh gout 3 năm nay, mỗi lần cơn gout cấp tái phát các khớp ngón chân, ngón tay lại sưng, đau nhức. Tôi có dùng thuốc tây nhưng chỉ đỡ được một thời gian lại tái lại. Gần đây, tôi có tham khảo trên mạng thấy nhiều người nói vitamin C giúp cải thiện tình trạng bệnh gout. Vậy cho tôi hỏi bị gout có nên uống vitamin C được không

    Để hiểu rõ bệnh gout cũng như tác dụng của vitamin C với bệnh gout, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây:

    1. Gout là bệnh gì?

    Gout (hay còn gọi là gút, thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến gây ra những cơn đau đột ngột ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối kèm hiện tượng sưng đỏ.

    Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, với thể nguyên phát và bẩm sinh, bệnh thường xảy ra do yếu tố cơ địa hoặc di truyền. Với thể thứ phát, bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến bộ phận này không thể lọc axit uric từ máu.

    Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng lại ở các cơ quan trong cơ thể dưới dạng urat. Khi các tinh thể này lắng đọng ở màng hoạt dịch, ổ khớp sẽ gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Đây được gọi là bệnh gout.

    Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trung tuổi, đặc biệt là người bị suy giảm chức năng gan, thận, người có chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học, lạm dụng bia rượu…

    Gout có thể gây ra những đợt bùng phát khác nhau, tần suất và mức độ nghiêm trọng. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

    Bị gout có nên uống vitamin C không

    Xem thêmBệnh Gout (gút) là gì? – Tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp

    2. Người bị gout có nên uống vitamin C không?

    Câu trả lời là có. Theo phân tích của các chuyên gia xương khớp, vitamin C có thuộc tính axit uric niệu, làm tăng sự đào thải axit uric qua thận. Do vậy, vitamin này có tác dụng giảm lượng axit uric trong máu.

    Bên cạnh đó, vitamin C cũng hoạt động tại các khu vực tái hấp thụ axit uric của thận, tăng tốc độ lọc cầu thận. Nhờ vào thuộc tính chống oxy hóa mạnh, vitamin C giúp làm giảm những tổn thương do gốc tự do gây ra. Vì vậy, vitamin C được đánh giá là tốt cho người bệnh gout.

    Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm khả năng mắc bệnh ở những người có nồng độ axit uric cao. Nghiên cứu cũng đã chia các nhóm người tham gia dùng 500mg vitamin C và nhóm giả dược mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những người được cung cấp vitamin C so với nhóm giả dược, giảm 12% nguy cơ mắc bệnh gout.

    Người bị gout hoàn toàn có thể sử dụng vitamin C

    Tác dụng của vitamin C với người bệnh gout

    Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim và bệnh mạn tính. Vì vậy, việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ?

    3. Người bị gout uống vitamin C với liều lượng như thế nào?

    Không chỉ tìm hiểu “bị gout có nên uống vitamin C không” mà người bệnh cũng cần phải nắm được liều lượng vitamin C phù hợp. Trước khi sử dụng vitamin C, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để được sử dụng đúng liều lượng.

    Bên cạnh đó, độc giả cũng có thể tham khảo mức vitamin C giới hạn hàng ngày cụ thể như sau:

    3.1. Liều giới hạn tối đa cơ thể có thể hấp thu được

    • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 400mg
    • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 650mg
    • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 1.200 mg
    • Trẻ vị thành niên 14 – 18 tuổi: 1800mg
    • Người lớn trên 19 tuổi: 2000mg

    3.2. Liều vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày

    • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg
    • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg
    • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg
    • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 75mg (nam), 65mg (nữ)
    • Người lớn trên 19 tuổi: 90mg (nam) và 75mg (nữ)
    Liều lượng vitamin C

    Liều lượng vitamin C

    Tuy nhiên, bạn cần phải biết, cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ vitamin C mà chúng ta nạp vào. Nếu lượng vitamin C mỗi ngày là 30 – 180mg, thì chỉ có 70 – 80% lượng vitamin C được hấp thụ. Lượng còn lại sẽ đào thải qua đường nước tiểu.

    Do đó, việc bổ sung vitamin C hàm lượng cao sẽ không hiệu quả bằng việc dùng hàm lượng nhỏ và bổ sung nhiều lần trong ngày.
    Để hấp thu tốt nhất, hãy lựa chọn thời điểm buổi sáng hoặc buổi trưa để uống vitamin C. Lưu ý, nên uống sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

    4. Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gout?

    Bên cạnh việc sử dụng viên vitamin C sẵn trên thị trường, người bệnh có thể tham khảo những thực phẩm giàu vitamin C như:

    4.1. Ăn nhiều ổi

    Ổi là loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào. Trong 100g cùi ổi chứa 228mg vitamin C, gấp 4 lần so với quả cam.

    Ăn ổi giúp cung cấp vitamin C chống oxy hóa, giảm axit uric trong máu, từ đó cải thiện triệu chứng đau, sưng của gout.

    Ổi là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, nhiều hơn cả cam

    Ổi là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, nhiều hơn cả cam

    4.2. Ớt chuông vàng

    Ớt chuông vàng cũng là lựa chọn hoàn hảo cho người bị bệnh gout. Bởi, thực phẩm có là nguồn cung cấp vitamin C tối ưu. Theo phân tích, 100g ớt chuông vàng có thể chứa 184mg vitamin C. 100g ớt chuông đỏ chứa 159mg vitamin C.

    Vì vậy, người bệnh gout có thể bổ sung ớt chuông vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để cải thiện tình trạng bệnh.

    4.3. Ăn rau mùi tây

    Rau mùi tây từ lâu đã được biết đến là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Loại rau này còn giúp tăng cường sắt, hệ thống miễn dịch rất tốt cho sức khỏe.

    Theo nghiên cứu, trong 100g rau mùi tây chứa 117 mg vitamin C.

    4.4. Qủa kiwi giàu vitamin C

    Trong 100g thịt quả kiwi cung cấp 92,7 mg vitamin C. Chỉ cần bổ sung một quả kiwi cỡ trung bình là có thể cung cấp 97% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày.

    Việc bổ sung kiwi không chỉ tăng cường vitamin C cho người bệnh gout mà còn tăng hệ thống miễn dịch, có lợi cho tuần hoàn máu, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng.

    Kiwi - Loại quả bổ sung vitamin C không thể thiếu cho người bệnh gout

    Kiwi – Loại quả bổ sung vitamin C không thể thiếu cho người bệnh gout

    4.5. Bông cải xanh

    Trong 100g bông cải xanh chứa 106g vitamin C. Như vậy, chúng ta chỉ cần ăn nửa bát bông cải xanh nấu chín đã cung cấp cho cơ thể 51mg vitamin C, tương đương 50% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của cơ thể.

    Ngoài cung cấp vitamin C, bông cải xanh còn cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.

    4.6. Sử dụng cải xoăn

    Một chén cải xoăn sống cắt nhỏ có thể cung cấp 80mg vitamin C (tương đương 89% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của cơ thể).

    Không chỉ là thực phẩm giàu vitamin C, cải xoăn còn cung cấp carotenoid lutein và zeaxanthin.

    4.7. Bổ sung dâu tây

    Dâu tây cũng là thực phẩm được nhắc nhiều đến tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm mệt mỏi nhiễm trùng, giảm axit uric nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào.

    Theo phân tích, một cốc nhỏ dâu tây khoảng 150g cung cấp 89mg vitamin C, tương đương 90% nhu cầu khuyến nghị vitamin C mỗi ngày.

    Như vậy, qua bài viết này, anh Nguyễn Văn Bình và người bệnh gout đã có thể trả lời cho mình câu hỏi “bị gout có nên uống vitamin C không”. Bệnh gout là bệnh lý nguy hiểm, tái phát liên tục nếu không được kiểm soát. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

    Bên cạnh đó, nếu muốn được chuyên gia tư vấn, giải đáp các vấn đề về bệnh gout, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tiết lộ [5+ cách] chữa bệnh gout bằng lá lốt đơn giản 22/09/20
      Lá lốt vốn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến là một…
      Bị bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Chuyên gia giải đáp 30/07/19
      Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, tìm…
      [Hỏi – Đáp] cây Nhàu chữa bệnh gout có tốt không? Lưu ý gì? 14/10/21
      Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không…
      Tăng axit uric máu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 30/01/24
      Tăng axit uric (acid uric) trong máu là mối nguy hiểm cho sức khỏe, “mầm mống” gây ra nhiều bệnh…
      Xem thêm