Chảy máu đại tràng là triệu chứng cảnh báo sự tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy biểu hiện chảy máu đại tràng là gì? Nguyên nhân do đâu? Phương pháp điều trị ra sao?
Bài viết sau đây, Ban biên tập Tâm Bình sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về chảy máu đại tràng. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị dưới sự tham vấn chuyên môn từ Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng:
1. Chảy máu đại tràng là gì?
Chảy máu đại tràng là tình trạng có máu đỏ chảy ra từ hậu môn, thường lẫn với phân hoặc có cục máu đông. Trong đó phần đại tràng bị tổn thương dẫn đến xuất huyết. Máu theo phân đi ra ngoài theo đường hậu môn.
Mức độ nghiêm trọng của chảy máu đại tràng rất khác nhau, tùy theo lượng máu chảy ra ngoài. Hầu hết tình trạng xuất huyết đại tràng nhẹ đều sẽ tự ngưng. Nhiều trường hợp chỉ quan sát thấy một vài giọt máu tươi khiến nước trong bồn cầu có màu hồng hoặc có thể thấy vết máu trên giấy vệ sinh sau khi lau.
Đôi khi chảy máu đại tràng nhiều lần có thể gây mất máu, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, lả người… Do đó, khi bắt gặp chảy máu đại tràng bạn nên theo dõi để thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng của chảy máu đại tràng
Chảy máu trực tràng đại trực tràng bên cạnh quan sát thấy màu sắc của máu (máu tươi màu đỏ hoặc màu thẫm, màu đen…) còn xuất hiện một số triệu chứng như:
Triệu chứng | BIỂU HIỆN CỤ THỂ |
✅ Đi ngoài ra máu | ⭐ Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chảy máu đại tràng. Trường hợp nhẹ phân thành khuôn dính nhầy máu. Trường hợp nặng phân loãng có lẫn máu tươi kèm theo những cục máu đen lổn nhổn, mùi hôi khó chịu. |
✅ Đau bụng | ⭐ Do niêm mạc đại tràng bị tổn thương, qua quá trình co bóp các vết thương bị tác động dẫn đến đau. Cơn đau khi âm ỉ, khi dữ dội và thường xuất hiện vùng trên rốn sau đó lan rộng ra khắp bụng hoặc sau lưng. Có kèm cứng bụng, toát mồ hôi lạnh, mặt tái xanh. |
✅ Chán ăn | ⭐ Khi người bệnh mệt mỏi sẽ dễ chán ăn, ăn uống không tiêu |
✅ Nôn ra máu | ⭐ Tùy vào vị trí và mức độ xuất huyết mà tính chất nôn khác nhau. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen. Đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian rồi mới trào ra ngoài. |
✅ Thiếu máu | ⭐ Do mất máu, dễ dẫn đến cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, yếu ớt. Nhiều trường hợp mất máu nhiều có thể ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở. |
✅ Sốc | ⭐ Khi mất trên 20% thể tích máu sẽ rơi vào tình trạng tim lạnh, tím tái, tụt huyết áp, cơ thể co giật thiếu oxy. |
3. Nguyên nhân gây chảy máu đại tràng
Chảy máu ở đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của niêm mạc đại tràng. Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu đại tràng là:
3.1. Chảy máu do bệnh trĩ
Nếu bạn bị bệnh trĩ nội thì hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi kèm theo phân, không đau. Soi trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từng búi, có máu ra theo tay. Bệnh trĩ cần được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm sau này.
3.2. Kiết lỵ gây xuất huyết
Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng ở ruột, có thể do nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh thường lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh.
Khi bị kiết lỵ, người bệnh thường gặp phải triệu chứng: phân dạng lỏng kèm theo chất nhầy, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; đôi khi chỉ có máu và niêm dịch, không có phân; đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn sau khi đi đại tiện.
3.3. Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là sự hình thành các cục giống như khối u nhưng không phải khối u, có thể lành tính hoặc ác tính phụ thuộc vào kích thước và vị trí của chúng.
Bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu, có thể là máu tươi thành vệt hoặc loang trên khuôn phân. Trong một số trường hợp, phân lẫn nhầy máu, màu nâu hoặc đen lờ nhờ.
3.4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Đây là bệnh mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.
Người bệnh thường có các biểu hiện: tiêu chảy, phân nhầy lẫn máu, thậm chí là chỉ toàn máu (giai đoạn nặng). Ban đầu, người bệnh thường nhầm lẫn với kiết lỵ nên tự khắc phục tại nhà nhưng không đạt hiệu quả hoặc chỉ giảm bớt triệu chứng. Theo thời gian, viêm loét đại trực tràng chảy máu tiến triển nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
: Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
3.5. Do mắc bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh lý viêm mạn tính gây viêm toàn bộ tầng ruột từ miệng đến hậu môn, nhưng thường tập trung ở đoạn cuối của ruột non và đầu của đại tràng. Bệnh cũng có nguyên nhân không rõ ràng, có thể liên quan đến di truyền, môi trường, hệ miễn dịch hoặc nhiễm khuẩn.
Chảy máu do bệnh Crohn thường là máu tươi hoặc sẫm, lẫn với phân và nhầy, kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, sốt, sưng viêm khớp.
3.6. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư đại trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu loãng, màu đỏ nhạt kèm theo cơn đau dọc khung đại tràng trước và sau khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, giảm cân đột ngột…
3.7. Chảy máu do các nguyên nhân khác
Ngoài 6 bệnh lý phổ biến kể trên, còn có một số nguyên nhân khác gây chảy máu đại tràng như: nứt kẽ hậu môn, viêm ruột thừa, dị tật ruột kết, loét dạ dày tá tràng, xơ gan biến chứng…
Tùy theo nguyên nhân gây ra chảy máu đại tràng mà có các biểu hiện và cách điều trị khác nhau.
4. Biến chứng nguy hiểm khi chảy máu đại trực tràng
Chảy máu đại trực tràng là một triệu chứng cảnh báo sự tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hóa, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng phổ biến của chảy máu đại trực tràng là:
– Thiếu máu: Chảy máu quá nhiều có thể khiến người bệnh bị thiếu máu. Cơ thể xanh xao, suy nhược…
– Nhiễm trùng: Do vi khuẩn trong phân xâm nhập vào niêm mạc ruột bị tổn thương, hoặc do vi khuẩn trong ruột lây lan ra ngoài ruột qua các vết loét dẫn đến nhiễm trùng.
– Suy tim: Xảy ra do thiếu máu kéo dài gây ra suy tim phải, hoặc do ung thư tim di căn từ ung thư đại trực tràng.
– Suy thận: Do thiếu máu gây suy giảm chức năng của các tế bào thận, hoặc do ung thư thận di căn từ ung thư đại tràng.
Đặc biệt, chảy máu đại tràng do ung thư đại trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu xuất hiện với một số dấu hiệu bất thường sau:
- Phân nhiều nhầy, lẫn máu, đặc biệt là máu đỏ thẫm.
- Hoa mắt, chóng mặt, bị ngất xỉu.
- Sốt cao.
- Đau bụng dữ dội.
- Không ăn uống được.
- Căng thẳng, bồn chồn liên tục.
- Chảy máu kéo dài.
Bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp dân gian để điều trị, vì có thể làm tình trạng xấu đi. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Từ đó mới quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
6. Chẩn đoán chảy máu đại tràng
Để chẩn đoán chảy máu đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh lý, các triệu chứng, thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ cũng sẽ khám bụng và hậu môn của bệnh nhân để kiểm tra có dấu hiệu viêm nhiễm, tổn thương hoặc có u nang hay không.
- Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân để xét nghiệm các chỉ số như: số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu…
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá mức độ thiếu máu, nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm của bệnh nhân.
- Xét nghiệm phân
Bác sĩ sẽ lấy mẫu phân của bệnh nhân để xét nghiệm các chỉ số như: màu sắc, kết cấu, mùi, lượng máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
Xét nghiệm phân giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây chảy máu đại tràng và loại bỏ các nguyên nhân khác.
- Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất cho chảy máu đại tràng.
Nội soi tiêu hóa là quá trình đưa một ống nội soi có gắn camera và đèn vào qua đường miệng hoặc hậu môn để quan sát trực tiếp niêm mạc ruột.
Nội soi tiêu hóa giúp bác sĩ phát hiện và xác định vị trí, kích thước và tính chất của tổn thương gây chảy máu. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ lấy mẫu mô để xét nghiệm hoặc thực hiện các can thiệp điều trị như: cắt polyp, dò tĩnh mạch, tiêm thuốc…
7. Cách điều trị chảy máu đại tràng tốt nhất hiện nay
Không phải tất cả các trường hợp bị chảy máu đại tràng đều gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bởi, không ít trường hợp đã thoát khỏi căn bệnh này sau khi tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, để kiểm soát hiệu quả hiện tượng chảy máu đại tràng, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn.
Dưới đây là 5 phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị chứng chảy máu đại tràng, bạn có thể tham khảo:
7.1. Sử dụng thuốc tây điều trị chảy máu đại tràng
Đối với trường hợp chảy máu do niêm mạc bị tổn thương, khó làm lành, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm và kháng tiết acid. Cụ thể:
- Thuốc kháng tiết acid như: thuốc ức chế proton, thuốc kháng H2, Nizatidine, Cimetidin… có tác dụng giảm acid trong dịch dạ dày, hạn chế hiện tượng ăn mòn niêm mạc. Từ đó, giảm vết loét dạ dày và cầm máu.
- Thuốc chống viêm tại chỗ chứa 5 – ASA như: Pentasa, Asacol, Dipentum, Rowasa… giúp thu hẹp vùng viêm nhiễm, tổn thương.
- Nếu triệu chứng tiến triển nặng, bác sĩ chỉ định dùng thuốc chứa Corticosteriod dạng uống hoặc tiêm. Trong trường hợp không phù hợp sẽ phải dùng thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch như: Cyslosporine, Azathioprine, Infliximab…
Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị chứng chảy máu đại tràng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian nhất định nào đó. Bởi nếu lạm dụng có thể gây ra những phản ứng phụ, không tốt cho gan, thận, dạ dày…
Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không sử dụng tân dược khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
7.2. Nội soi xuất huyết đại tràng
Khi sử dụng thuốc không mang lại kết quả cầm máu tốt, lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị nội soi bằng cách dùng tia laser, đầu điện hoặc chất cầm máu xịt tại chỗ.
Phương pháp điều trị chảy máu đại tràng bằng tia laser hoặc đầu điện thường được áp dụng trong trường hợp ổ loét bị chảy máu do tổn thương mao mạch và có thể nhìn thấy vị trí chảy máu. Đối với những người khó xác định nơi chảy máu từ đâu, dùng thuốc xịt cầm máu là giải pháp tốt nhất.
7.3. Phẫu thuật đại tràng ngăn chảy máu
Can thiệp phẫu thuật ít khi được chỉ định trong trường hợp chảy máu đại tràng. Tuy nhiên đối với trường hợp đã bị các biến chứng nguy hiểm do viêm loét quá mức, phình, giãn, thủng đại tràng gây chảy máu ồ ạt có thể tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra, bệnh nhân bị chảy máu đại tràng ở mức độ vừa phải nhưng không đủ máu để truyền cũng cần tiến hành phẫu thuật để tránh mất máu gây nguy hiểm tính mạng.
7.4. Truyền động mạch
Truyền động mạch là lựa chọn tối ưu với những trường hợp nặng và phương pháp phẫu thuật không thể can thiệp được.
Phương pháp này sử dụng các hóa chất của Vasopressin truyền trực tiếp và liên tục vào vị trí chảy máu thông qua một ống động mạch, làm ngưng chảy máu.
Khi thực hiện nội soi, phẫu thuật, truyền động mạch bạn nên đến các bệnh viện lớn và thực sự uy tín. Bởi, chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định cũng như tác dụng phụ, người bệnh cần phải chú ý:
- Nhiễm trùng: mặc dù phẫu thuật được thực hiện sạch sẽ và vô trùng nhưng bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Đau: Tình trạng đau sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật và kéo dài suốt thời gian hồi phục.
- Đông máu: Cục máu đông có thể hình thành nơi vết mổ, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu tới các cơ quan khác của cơ thể.
- Tác dụng phụ từ gây mê: bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nếu họ không phản ứng tốt với thuốc gây mê.
>> Tìm hiểu thêm: Điểm mặt các loại thuốc điều trị viêm đại tràng cấp tính không phải ai cũng biết
7.5. Mẹo dân gian chữa chảy máu đại trực tràng
Đối với những trường hợp chảy máu nghi ngờ do trĩ, viêm đại tràng, niêm mạc bị tổn thương, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dân gian sau:
Nghệ kết hợp mật ong uống nóng
Trong nghệ giàu curcumin tốt trong điều trị chứng viêm loét gây chảy máu, kết hợp với mật ong có tính ấm và kháng khuẩn, giảm vết loét và hỗ trợ giảm chảy máu.
Thực hiện:
- Dùng 1 thìa bột nghệ hòa với nước ấm
- Thêm 1 thìa mật ong khuấy đều
- Uống nước nghệ mật ong trước bữa ăn 30 phút
- Có thể trộn bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 2:1 sau đó vo viên để ăn dần. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên. Ăn trong vòng 1 tháng
Uống lá mơ lông
Lá mơ lông nhuận tràng, sát khuẩn, giảm đau đồng thời làm lành các tổn thương trong dạ dày, ruột, người bị xuất huyết đại tràng cũng có thể sử dụng.
Thực hiện:
- Lấy lá mơ lông phơi hoặc sấy khô sau đó tán bột, khi uống hòa với nước ấm và một ít bột gạo.
- Uống mỗi sáng
- Có thể lấy lá mơ lông giã nhuyễn sau đó vắt nước uống sống trong ngày
Ngó sen sắc uống
Ngó sen có vị ngọt chát, tính bình, giúp cầm máu, an thần.
Cách thực hiện:
- Sử dụng Ngó sen, Tam lăng, Nga truật, Huyết dụ, Bồ hoàng mỗi vị 8g, Bắc thảo sương 6g (nguyên liệu đã được sao)
- Sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp
- Chia thành hai phần, uống trong ngày
Tìm hiểu thêm: [Mách bạn 11+] cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ
8. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị chảy máu đại tràng
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
Chảy máu đại tràng nên ăn gì?
- Giàu chất xơ tốt cho dạ dày như: khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt đậu, bơ…
- Có điều kiện nên chọn các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi…)
- Thịt nạc, trứng gà và các loại thực phẩm giàu protein
- Bổ sung sữa chua không đường hoặc ít đường. Hoặc các loại thực phẩm lên men chứa nhiều probiotics – vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ miễn dịch
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali như: chuối, dưa hấu, củ dền, đậu nành. Những thực phẩm này có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
- Nên dùng thức ăn mềm chế biến ở dạng cháo, súp… chia thành nhiều bữa trong ngày.
Danh sách thực phẩm nên kiêng
- Kiêng ăn các loại thực phẩm kích thích niêm mạc đại tràng, gây viêm loét và xuất huyết như:
- Rượu bia, soda, nước ngọt có ga, cà phê, trà đen
- Gia vị cay nóng, ớt, tiêu
- Các thực phẩm tanh sống như cá sống, tôm sống…
- Các thực phẩm nhiều dầu mỡ như thịt béo, xúc xích, phô mai…
- Các thực phẩm khô cứng như khoai tây chiên, bánh quy, bánh mì trắng…
- Các thực phẩm nhiều đường như kẹo, sô-cô-la, kem…
Bị chảy máu đại tràng nên làm gì?
- Bạn nên giảm căng thẳng để giảm các yếu tố gây viêm nhiễm hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ, giảm áp lực cho tiêu hóa. Không nên ăn vào buổi tối muộn hoặc ngay trước khi đi ngủ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là một số thông tin về chảy máu đại tràng. Bạn nên chủ động theo dõi sức khỏe của mình để có phương án xử lý kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn.
TIN XEM NHIỀU:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thông tin chảy máu trực tràng (đại tràng)
https://www.medicinenet.com/blood_in_the_stool_rectal_bleeding/article.htm - Tổng quan về chảy máu đại tràng
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/14612-rectal-bleeding - Vì sao có hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa
https://www.webmd.com/digestive-disorders/bleeding-digestive-tract
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.