Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    25/10/23

    Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với mọi chị em phụ nữ, bất kể độ tuổi nào. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Hiểu rõ cơ chế, vì sao bị rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chị em chủ động phòng tránh.

    5/5 - (5 bình chọn)

    Bài viết dưới đây được sự tham vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp tất tần tật thông tin về rối loạn kinh nguyệt.

    1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

    rối loạn kinh nguyệt

    Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

    Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề phụ khoa phổ biến nhất trong sức khỏe sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt thông thường của chị em rơi vào khoảng 28-32 ngày. Tuy nhiên đối với những chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, đi kèm đó là những triệu chứng bất thường.

    Theo đó, rối loạn kinh nguyệt là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể nhận biết bằng số ngày hành kinh, số ngày trong chu kỳ kinh, lượng máu kinh so với chu kỳ trước đó.

    Có người bị rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần hoặc vài tháng mới có kinh một lần, chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

    Nghiên cứu cho thấy có đến 30-70% chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn ít nhất một lần trong đời.

    2. Dấu hiệu kinh nguyệt rối loạn

    Nếu gặp một trong số các tình trạng sau đây có thể chu kỳ kinh nguyệt của bạn đã bị rối loạn. Một số biểu hiện kinh nguyệt bị rối loạn như:

    • Chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày
    • Không có kinh nguyệt trong vòng 3 chu kỳ liên tiếp
    • Máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn so với bình thường
    • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
    • Khoảng cách giữa các chu kỳ thay đổi hơn 9 ngày. Ví dụ chu kỳ đầu 28 ngày, chu kỳ tiếp theo 37 ngày, chu kỳ tiếp theo là 29 ngày
    • Rối loạn một tháng có kinh 2 lần
    • Có đi kèm tình trạng đau bụng dữ dội, chuột rút bụng, buồn nôn hoặc nôn, đau lưng
    • Chảy máu bất thường giữa kỳ kinh, chảy máu sau mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục
    • Kinh nguyệt nhiều, phải thay băng vệ sinh trong vòng một giờ

    Nếu các dấu hiệu này kéo dài liên tiếp qua 3 chu kỳ thì chị em cần thăm khám để biết cách điều trị kịp thời.

    3. Các tình trạng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

    các tình trạng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

    Có nhiều bệnh lý, tình trạng liên quan đến kinh nguyệt bất thường

    Khi kinh nguyệt bất thường, bên cạnh lượng máu kinh, thời gian kinh nguyệt bị thay đổi mà chúng còn ảnh hưởng đến mặt cảm xúc cũng như sức khỏe. Có thể liệt kê các tình trạng liên quan đến kinh nguyệt rối loạn như:

    3.1. Rong kinh

    Đây là một trong những dạng rối loạn thường gặp nhất đối với chị em phụ nữ. Rong kinh đặc trưng bởi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều trên 80ml. Bên cạnh đó, chị em còn gặp phải các vấn đề như:

    • Đau bụng kinh, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
    • Thay băng vệ sinh liên tục sau vài giờ
    • Rong kinh ra máu cục
    • Rong kinh ra máu đen, máu kinh có mùi hôi
    • Mệt mỏi, da nhợt nhạt

    Rong kinh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng tập trung chủ yếu ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh. Một số trường hợp gặp phải rong kinh kéo dài, rong kinh cả tháng

    3.2. Vô kinh

    Trái lại với rong kinh là tình trạng vô kinh, có nghĩa chị em không có kinh nguyệt trong độ tuổi sinh sản. Trạng thái sinh lý của vô kinh được thấy trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Ngoài độ tuổi sinh sản, không có kinh nguyệt ở thời thơ ấu và sau khi mãn kinh.

    Tuy nhiên nhiều chị em rơi vào tình trạng vô kinh, mất kinh trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết tố hoặc các bất thường về giải phẫu đường sinh dục.

    3.3. Thiểu kinh

    Ngoài rong kinh, vô kinh, một trong những tình trạng phổ biến của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là thiểu kinh.

    Đặc trưng của thiểu kinh là chu kỳ kinh kéo dài. Trung bình một tháng sẽ có kinh nguyệt một lần nhưng đối với trường hợp thiểu kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài tới 35 ngày hoặc hơn. Một năm chỉ có từ 6-8 kỳ kinh.

    3.4. Đau bụng kinh

    Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới. Nhiều chị em thường bị đau bụng kinh ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt.

    Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh, đau nhất vào 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh và giảm dần sau 2-3 ngày.

    Các cơn đau âm ỉ và liên tục, đi kèm với đau lưng dưới

    Tình trạng này xảy ra do hormone prostaglandin ở tử cung co bóp mạnh để bong các lớp niêm mạc tử cung. Tuy nhiên không phải ai cũng bị đau bụng kinh, có nhiều chị em trải qua một kỳ kinh rất nhẹ nhàng.

    3.5. Hội chứng tiền kinh nguyệt

    Theo ước tính, cứ 4 phụ nữ đang có kinh sẽ có 3 người phải trải qua các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Dấu hiệu nhận biết triệu chứng tiền kinh nguyệt như:

    • Thay đổi tâm trạng như căng thẳng, lo lắng, chán nản, hay cáu gắt
    • Thèm ăn, thay đổi khẩu vị
    • Mất ngủ, khó ngủ
    • Kém tập trung
    • Thay đổi ham muốn tình dục
    • Táo bón hoặc tiêu chảy
    • Tăng cân liên quan đến tích nước
    • Đầy bụng
    • Đau tức vú
    • Mụn
    • Đau đầu, đau khớp hoặc cơ, mệt mỏi

    Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt là do sự thay đổi của nồng độ Estrogen và Progesterone gần những ngày hành kinh ảnh hưởng đến các hormone trong não.

    4. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

    4.1. Thay đổi nội tiết tố 

    thay đổi nội tiết tố

    Đây là nguyên nhân chính khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường

    Mỗi một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ có những thay đổi về hệ thống nội tiết tố. Trong đó có thể gây ra kinh nguyệt bị rối loạn. Cụ thể như:

    Giai đoạn dậy thì: Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do nồng độ Estrogen bắt đầu tăng mạnh để có kinh nguyệt. Thời gian đầu Estrogen chưa ổn định có thể gây nên kinh nguyệt bất thường, nghĩa là chị em có thể bị bế kinh, mất kinh khoảng vài tháng hoặc có các cơn đau bụng dữ dội…

    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Đây là thời điểm kinh nguyệt dễ bị rối loạn nhất, do nội tiết tố chưa ổn định lại. Kinh nguyệt bất thường, chị em cần theo dõi.

    Tiền mãn kinh: Đây cũng là cột mốc cho thấy kinh nguyệt thay đổi thất thường. Lúc này nồng độ Estrogen đã xuống dốc khiến buồng trứng hoạt động không ổn định. Nhiều chị em gặp phải tình trạng rong kinh, mất kinh. Nếu sau 1 năm không có kinh nguyệt thì chị em đã bước vào thời kỳ mãn kinh.

    4.2. Mắc các bệnh lý dẫn đến kinh nguyệt bất thường

    Một số tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ có thể khiến kinh nguyệt bị trễ hoặc tới nhanh hơn bình thường. Bao gồm:

    • Lạc nội mạc tử cung: gây chảy máu bất thường, chuột rút hoặc đau dữ dội trước và trong chu kỳ kinh
    • Viêm vùng chậu do nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ khiến kinh nguyệt không đều, dịch âm đạo có mùi, đau vùng chậu
    • Hội chứng buồng trứng đa nang: nồng độ nội tiết tố androgen tăng bất thường làm gián đoạn chu kỳ rụng trứng gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều
    • Suy buồng trứng nguyên phát: thường xảy ra với phụ nữ chuyển giới dưới 40 buồng trứng không hoạt động bình thường gây mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều
    • Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên đều ảnh hưởng tới hormone gây nên chu kỳ kinh bất thường
    • Ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh cũng như chảy máu tử cung bất thường hoặc mất kinh
    • Polyp tử cung, cổ tử cung

    4.3. Thay đổi lối sống

    Một số yếu tố về lối sống có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do vì sao một số người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng hay tăng giảm cân đều bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

    Cụ thể như:

    • Áp lực kéo dài
    • Tăng hoặc giảm cân quá nhiều
    • Chán ăn hay cuồng ăn uống
    • Tập thể dục cường độ cao khiến lượng mỡ trong cơ thể xuống thấp (vận động viên chạy bền, vũ công hoặc vận động viên thể dục)
    • Hút thuốc lá khiến tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thêm trầm trọng

    4.4. Rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc

    Trường hợp khi dùng các loại thuốc dưới đây có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:

    • Thuốc tránh thai: Rất nhiều trường hợp uống thuốc tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt do sự thay đổi của nội tiết tố. Chị em có thể bị mất kinh trong vòng 6 sáng sau khi ngừng thuốc tránh thai
    • Thuốc chống viêm hoặc các loại thuốc chống đông máu
    • Thuốc giảm cân
    • Thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm
    • Thuốc kháng sinh

    4.5. Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung

    Trường hợp sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung đều buộc phải đưa thai ra bên ngoài. Vì vậy cơ thể sẽ cần thời gian để hồi phục lại hệ nội tiết tố.

    Bên cạnh đó, trường hợp phẫu thuật bên trong tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, có sẹo cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

    5. Bị rối loạn kinh nguyệt có sao không?

    bị rối loạn kinh nguyệt có sao không

    Tùy thuộc vào mức độ rối loạn, sức khỏe của chị em có thể bị ảnh hưởng

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, kinh nguyệt thất thường chị em phụ nữ đều gặp ít nhất 1 lần trong đời vì nhiều nguyên nhân.

    Do vậy để xác định rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không cũng cần quy chiếu theo các trường hợp. Trường hợp do sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ dậy thì hay sau sinh, thói quen sinh hoạt gây rối loạn thì chị em không cần quá lo lắng.

    Tuy nhiên nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài đi kèm các triệu chứng nặng như đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ, mệt mỏi, chảy máu bất thường chị em cần thăm khám. Về lâu dài kinh nguyệt bị rối loạn nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản như:

    • Thiếu máu nếu kinh nguyệt ra nhiều
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nếu kinh nguyệt kéo dài, rong kinh
    • Khó đậu thai nếu chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, khó xác định được thời điểm rụng trứng
    • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
    • Tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý phụ khoa như polyp, u nang, u xơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
    • Khiến chị em thiếu tự tin trong cuộc yêu và cuộc sống

    6. Chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt không đều

    Nếu phát hiện những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần thăm khám để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị. Một số phương pháp để chẩn đoán như:

    • Khai thác tình trạng bệnh lý
    • Khám sức khỏe phụ khoa bao gồm khám vùng chậu
    • Có thể thực hiện một số các siêu âm, xét nghiệm như siêu âm vùng chậu, sinh thiết nội mạc tử cung, nội soi tử cung, xét nghiệm nội tiết tố…

    7. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

    điều trị rối loạn kinh nguyệt

    Có nhiều cách để khắc phục tình trạng kinh nguyệt thất thường

    Chúng tôi sẽ đưa ra một số cách khắc phục rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, từ thay đổi lối sống đến cách dùng thuốc hiệu quả:

    7.1. Thuốc điều trị kinh nguyệt bất thường

    Trước tình trạng kinh nguyệt không đều nhiều người thường nghĩ đến việc dùng thuốc điều trị. Mục đích là điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ra đều đặn hơn.

    Các thuốc thường dùng như:

    • Thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm tiết prostaglandin, giảm các cơn đau bụng kinh
    • Thuốc giảm đau có thành phần ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm các cơn đau bụng kinh
    • Thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp chảy máu bất thường do nhiếm trùng
    • Thuốc cầm máu rong kinh axit tranexamic nếu bị rong kinh kéo dài, kinh nguyệt ra nhiều
    • Thuốc chủ vận hormone giải phóng Gonadotropin: thu nhỏ kích thước của u xơ tử cung và kiểm soát chảy máu âm đạo, tuy nhiên có thể tạm thời làm ngưng kinh nguyệt
    • Thuốc nội tiết tố: dùng trong trường hợp tiền mãn kinh gây kinh nguyệt không đều, giúp bổ sung nội tiết tố Estrogen. Tuy nhiên thuốc cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

    7.2. Thuốc tránh thai trị rối loạn kinh nguyệt

    Uống thuốc tránh thai có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nhưng trong một số trường hợp chảy máu bất thường hoặc nặng do hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể được kiểm soát bằng biện pháp tránh thai nội tiết tố.

    Đây là thuốc có chứa thành phần kết hợp estrogen và progestin hoặc thuốc ngừa thai chỉ có progestin.

    Cả hai loại đều có nhiều dạng khác nhau như thuốc viên, vòng âm đạo, thuốc tiêm, vòng tránh thai.

    7.3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

    Một trong những cách hiệu quả và bền vững khi cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều chính là điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể góp phần cải thiện độ dài kinh nguyệt cũng như tình trạng chảy máu kinh nguyệt.

    Bên cạnh đó thay đổi lịch sinh hoạt khoa học hơn sẽ giúp tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng gây rối loạn.

    Chúng tôi đã đưa ra bài viết cụ thể về kinh nguyệt bất thường ăn gì kiêng gì. Bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY!

    Chị em cũng nên duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì hoặc quá gầy bởi chất béo chính là một trong những nhân tố quan trọng để sản xuất nội tiết tố nữ.

    7.4. Phẫu thuật trong trường hợp bệnh lý

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây kinh nguyệt bị rối loạn, chị em có thể cân nhắc đến phương án phẫu thuật. Cách này phải có chỉ định của bác sĩ và được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn, uy tín.

    Một số phương pháp điều trị phẫu thuật cho chu kỳ kinh không đều như:

    • Cắt bỏ nội mạc tử cung
    • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung
    • Thuyên tắc động mạch tử cung
    • Trường hợp bất khả kháng phải cắt bỏ tử cung nếu tử cung bị tổn thương nghiêm trọng

    8. Phòng ngừa kinh nguyệt rối loạn cho phụ nữ

    phòng ngừa rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

    Khi bị rối loạn, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình

    Để tránh kinh nguyệt bị rối loạn, chu kỳ kinh nguyệt không đều chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục vừa phải, ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe
    • Nghỉ ngơi đầy đủ
    • Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng và thư giãn
    • Tránh các thói quen tập thể dục kéo dài hoặc tập với cường độ cao
    • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ định
    • Thay băng vệ sinh sau mỗi 4-6 giờ để tránh nhiễm trùng
    • Đừng ngại thăm khám vùng kín

    Nếu có triệu chứng bất thường như đau bụng kinh trong hoặc giữa kỳ kinh, chảy máu bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi hay chảy máu kinh nguyệt sau quan hệ… nên thăm khám để kiểm tra

    Trên đây là một số thông tin cần thiết về rối loạn kinh nguyệt mà chúng tôi đưa đến cho chị em phụ nữ. Hãy biết cách phòng ngừa hiệu quả để có một sức khỏe tốt nhất.

    Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 4466 99 để được tư vấn giải đáp.

    HIỂU RÕ HƠN VỀ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT CHỈ TRONG 3 PHÚT: 

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lãnh cảm ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 21/06/22
      Xin chuyên gia giải đáp, vợ tôi mới sinh em bé cách đây một năm. Nhưng kể từ sau sinh,…
      Cắt polyp tử cung có đắt không? Chi phí bao nhiêu và lưu ý quan trọng 21/10/22
      Đợt đi khám vùng kín vừa rồi tôi phát hiện ra có một số polyp tử cung tuy nhiên kích…
      Khô âm đạo có mang thai được không? Chuyên gia giải đáp 06/10/22
      Tôi mới cưới được 3 tháng và thả nhưng chưa có thai. Hiện tại tôi nghi ngờ mình bị khô…
      Top 13 thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh hiệu quả nhất năm 2024 04/04/22
      Chào chuyên gia, gần đây tôi hay bị bốc hỏa, nóng trong người, khi đi ngủ hay gặp phải tình…
      Xem thêm