[Hỏi - Đáp] Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không? Câu trả lời từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    [Hỏi – Đáp] Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không? Câu trả lời từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/07/21

    Hỏi: Gần đây tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện bệnh mỡ máu cao. Có người mách bài thuốc Kỷ tử nhưng lâu nay tôi chỉ nghe tới công dụng làm trà hoặc cho vào nấu ăn. Lần đầu tiên biết đến tác dụng hạ mỡ máu. Vậy cho tôi hỏi Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không?

    5/5 - (27 bình chọn)

    (Nguyễn Hoài Ân, 39 tuổi, Hải Phòng)

    Trả lời:

    Chào chị, Kỷ tử là vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền có công dụng giảm béo, hạ đường huyết, bổ can thận, cải thiện tiêu hóa… Với câu hỏi Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không? Câu trả lời là có. Để rõ hơn về công dụng của thảo dược này. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Bài viết được tham vấn Y khoa bởi Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền.

    1. Cây kỷ tử là gì?

    Tên gọi khác: Câu Kỷ tử, Củ khỉ, củ Khởi, Cẩu kỷ.

    Họ: Cà (Solanacease)

    Kỷ tử là loại cây được phát triển của Lycium barbarum, có họ hàng gần với Cà. Chúng được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Châu Á.

    Chưa dừng lại ở đó, thảo dược này còn xuất hiện trong các phương thuốc Y học cổ truyền của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ công dụng chăm sóc sức khỏe tuyệt vời.

    Đặc điểm nhận dạng là chiều cao chừng 0.5 – 1.5m. Cành mảnh, gai mọc trên thân và kẽ lá. Lá sắc, mọc cách, có hình lưỡi mác.

    Hoa thường nở vào tháng 6 – 9 hàng năm. Đến tháng 8-10 thì người dân bắt đầu thu hoạch quả. Quả hình bầu dục, có màu đỏ hoặc tím đỏ. Hạt bên trong hình quả thận, màu nâu sẫm.

    2. Thành phần

    Theo Heathline, trong dược liệu Kỷ tử có các thành phần:

    • Lượng calo: 98
    • Chất đạm: 4 gam
    • Chất béo: 0,1 gam
    • Chất xơ: 3,6 gram
    • Đường: 21,8 gam
    • Sắt: 11% giá trị hàng ngày (DV)
    • Vitamin A: 501% DV
    • Vitamin C: 15% DV

    Có thể thấy, với khẩu phần nhỏ Kỷ tử cũng cho hàm lượng chất xơ, vitamin A và C tốt cho sức khỏe.

    3. Thu hái và chế biến

    Các bộ phận của dược liệu đều được sử dụng làm thuốc. Lá và đọt non được dùng đun nước giải nhiệt.

    Quả của cây được hái vào tháng 8-9 hàng năm. Hái trái chín đỏ vào sáng sớm hoặc chiều, phơi trong bóng mát. Khi quả có dấu hiệu nhăn thì phơi ngoài nắng cho tới khi khô hoàn toàn.

    Cách bào chế dược liệu:

    • Dùng sống hoặc tẩm mật sắc lấy nước đặc/sấy khô rồi tán thành bột mịn.
    • Dùng quả tươi, tẩm rượu trong 1 ngày đêm, sau đó giã dập trước khi dùng.

    Bảo quản trong túi nilon kín hoặc bình nhựa, đặt ở nơi khô ráo, thoáng khí.

    4. Tác dụng của cây Kỷ tử

    4.1. Y học hiện đại

    Theo Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đang phát hiện và chứng minh dược liệu này có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe con người, cụ thể:

    • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
    • Hỗ trợ thị lực
    • Giúp giảm cân
    • Cải thiện khả năng tình dục
    • Chống trầm cảm
    • Thải độc gan
    • Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
    • Làm đẹp da
    • Tốt cho tóc
    • Điều chỉnh huyết áp
    • Giảm cholesterol
    • Cải thiện chức năng sinh lý nam giới
    Tác dụng của Kỷ tử

    Tác dụng của Kỷ tử

    4.2. Y học cổ truyền

    Tác dụng: Cường thịnh âm đạo, an thần, bổ ích tinh huyết, nhuận phế, bổ gân cốt, ích khí…

    Chủ trị: Can thận âm hư, tiểu đường, di tinh, huyết hư gây chóng mặt, đau thắt lưng…

    5. Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không?

    Dược liệu này được biết đến với công dụng giảm mỡ máu, đốt cháy mỡ thừa nhờ cơ chế tác dụng:

    Các thành phần như: Caroten, Vitamin B1, B6, C có tác dụng giúp chuyển hóa năng lượng, giải phóng mỡ thừa, từ đó giảm mỡ máu một cách hiệu quả.

    Khoáng chất Chrom được tìm thấy trong Kỷ tử vừa giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu, vừa tăng quá trình trao đổi chất. Từ đó, hỗ trợ khả năng tiêu mỡ, giảm béo ở người béo phì.

    Bên cạnh đó, ăn Kỷ tử giúp chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ, ngăn ngừa được sự tăng cân, tăng mỡ máu do stress.

    Chính vì vậy, dược liệu này xuất hiện trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu.

    Kỷ tử giảm mỡ máu như thế nào

    Kỷ tử giảm mỡ máu như thế nào

    6. Bài thuốc từ cây Kỷ tử

    6.1. Trà giảm mỡ máu

    Cách thực hiện: Cho 20g Kỷ tử vào 500ml nước sôi, để nguyên 15 phút trong ấm sau đó uống thay nước lọc. Nên uống khi còn nóng để tận dụng tối đa tinh chất dược liệu. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

    6.2. Trà giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể

    Nguyên liệu: Mật ong, Câu Kỷ tử khô, trà.

    Thực hiện:

    • Hãm nguyên liệu với nước sôi trong 10 phút.
    • Sau đó cho 1 thìa mật ong vào.
    • Uống hàng ngày để giải độc cơ thể.

    6.3. Bài thuốc trị can thận âm hư

    Nguyên liệu: 16g Thục địa, 6g Câu Kỷ tử, 6g Đơn bì, 12g hoa cúc.

    Thực hiện:

    • Tán thành bột mịn, sau đó vo thành viên.
    • Mỗi lần dùng 6g, ngày 2 lần.
    • Uống cùng với nước muối nhạt để phát huy tác dụng.

    6.4. Bài thuốc chữa xơ gan, viêm gan

    Nguyên liệu: Sinh địa 24g, Câu kỷ tử, Đương quy, Mạch môn, Bắc sa sâm mỗi thứ 12g, Xuyên luyện tử 6g.

    Thực hiện: Đem nguyên liệu cho vào ấm, sắc hết với 500ml nước cho tới khi còn 250ml thì dừng lại. Thực hiện trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

    6.5. Trị di tinh, huyết trắng nhiều, thận hư, suy nhược

    Nguyên liệu: Sơn thù nhục, Sơn dược sao vàng, Kỷ tử, Quy bản sao, Lộc giao sao mỗi thứ 160g, Thục địa 320g, Ngưu tất 120g.

    Thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, trộn với mật rồi vo thành từng viên. Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần chừng 12g.

    7. Lưu ý khi sử dụng

    Kỷ tử là dược liệu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc không biết cách dùng, người bệnh sẽ gặp phải một số phản ứng phụ. Vì vậy, cần phải lưu ý những điều sau.

    7.1. Tương tác với thuốc

    Nếu đang dùng thuốc chống loãng máu, thuốc chữa bệnh đái tháo đường, thuốc điều trị huyết áp thì không nên dùng Kỷ tử. Bởi, chúng sẽ làm giảm tính hiệu quả của thuốc.

    7.2. Dị ứng

    Dược liệu này có thể gây ra dị ứng, đặc biệt là với những người dị ứng với hoa quả hay phấn hóa. Lúc này, cơ thể dễ bị phát ban, nhất là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

    Vì vậy, trước khi sử dụng dược liệu này, nên dùng 1-2 hạt để kiểm chứng tình trạng dị ứng của cơ thể.

    7.3. Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

    Kỷ tử không dùng cho phụ nữ có thai

    Kỷ tử không dùng cho phụ nữ có thai

    Trong dược liệu này có chứa thành phần betanine, chất gây hại cho sức khỏe thai nhi. Chính vì vậy mà Kỷ tử không được khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai.

    Phụ nữ đang cho con bú cũng nên cảnh giác về khả năng tiết sữa của mình khi dùng dược liệu này.

    Ngoài ra, người bệnh không dùng hạt Kỷ tử trong trường hợp bị tiêu chảy, chướng bụng hoặc khi đang sốt, cảm lạnh.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Nguyễn Hoài Ân cũng như độc giả đã tự trả lời cho mình câu hỏi “Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không”. Để biết thêm thông tin về bệnh cũng như phương pháp cải thiện, người bệnh vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám phá 11 bài thuốc bổ huyết được chuyên gia khuyên dùng 22/09/22
      Y học cổ truyền chỉ ra có rất nhiều vị thuốc bổ huyết tốt cho chị em phụ nữ, đặc…
      Bình vôi – Dược liệu quý giúp an thần ngủ ngon 15/02/24
      Cây bình vôi là thực vật khá phổ biến tại nước ta. Trong Y học cổ truyền cũng ghi lại…
      Cao gắm chữa bệnh gút – Không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời này! 26/08/19
      Điều trị gút bằng thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Do…
      {Thực hư} Bạch tật lê – Dược liệu tăng cường sinh lý phái mạnh 24/04/21
      Bạch tật lê là dược liệu sử dụng phổ biến trong các bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường…
      Xem thêm