Nước râu ngô là một thức uống quen thuộc với nhiều người Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng nước râu ngô giảm mỡ máu có thể vẫn còn khá lạ lẫm. Tác dụng của mẹo dân gian này thực sự đến đâu và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
1. Nước râu ngô có tác dụng gì?
Râu ngô (râu bắp) là một bộ phận của bắp ngô, có tên khoa học là Zea mays L. Thành phần của nó có chứa: Carbohydrate, canxi, kali, magie, sitosterol, stigmasterol, alkaloids, saponin, tanin, flavonoid, vitamin C, A… Nước râu ngô được cho là có thể đem tới một số lợi ích cho sức khỏe như sau:
– Nguồn cung chất chống oxy hóa flavonoid: Chất này bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đây là một nguyên nhân gây nên các bệnh mạn tính.
– Hỗ trợ chống viêm: Magie trong râu ngô giúp kiểm soát phản ứng viêm. Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất từ râu ngô có thể ức chế hoạt động của hai hợp chất chính gây viêm. Do đặc tính này mà nó cũng giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Lợi tiểu: Tăng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
– Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Flavonoid giúp giảm lượng đường trong máu, ngừa biến chứng bệnh thận do tiểu đường.
– Có thể giúp giảm huyết áp: Chính khả năng lợi tiểu của râu ngô sẽ giúp hạ huyết áp. Hơn nữa chiết xuất từ râu ngô có thể ức chế enzyme ACE để giảm áp lực máu trong lòng mạch.
– Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể: Nước ngô luộc, nước râu ngô mã đề thường được dùng thể giải khát. Nó cũng giúp giảm bớt rôm sảy, nổi mề đay, mụn nhọt…
Ngoài ra, nước râu ngô còn có khả năng hỗ trợ giảm lượng cholesterol dư thừa ở những người mỡ máu cao.
2. Tác dụng của nước râu ngô với người mỡ máu cao
Sở dĩ nước râu ngô được cho là có khả năng hỗ trợ cho người bị mỡ máu cao là do những tác dụng mà nó có thể đem lại.
– Hormone thực vật Phytosterol trong râu bắp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol, phòng ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
– Theo một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất từ râu ngô có thể giảm hàm lượng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol. Đồng thời nó cũng giúp tăng hàm lượng HDL-cholesterol.
– Các nhà khoa Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về chiết xuất tơ ngô có hàm lương maysin cao giúp giảm sự tích tụ chất béo ở chuột. Theo đó, chiết xuất này có khả năng ức chế sự biểu hiện của các gen liên quan tới quá trình tổng hợp và tích tụ chất béo. Qua đó gián tiếp giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể.
– Như trong bài đã nêu, râu ngô có thể giúp giảm bớt phần nào các tác hại của những biến chứng của mỡ máu cao. Đó là: Huyết áp cao, tiểu đường…
Rối loạn mỡ máu là bệnh gì và những biến chứng có thể xảy ra
3. Đối tượng không nên sử dụng
Một số đối tượng không phù hợp để sử dụng râu ngô như:
– Người bị dị ứng với ngô và các sản phẩm từ ngô như phấn ngô, tinh bột ngô…
– Người đang sử dụng các loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc chống viêm, thuốc làm loãng máu… Vì nước râu bắp khi dùng chung có thể gây tương tác với các loại thuốc này.
– Người đang dùng sản phẩm bổ sung kali hoặc đang trong quá trình điều trị do mức kali trong cơ thể thấp. Việc sử dụng râu ngô có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
4. Cách dùng nước râu ngô giảm mỡ máu
Cách thực hiện khá đơn giản khi bạn chỉ cần mua bắp ngô có chứa râu ngô hoặc mua riêng râu ngô. Bạn có thể dùng râu ngô tươi hoặc khô. Lấy từ 30 – 60g râu ngô rửa sạch. Cho vào đun với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó để nguội, chắt lấy nước uống trong ngày.
5. Lưu ý khi sử dụng
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nước râu ngô giảm mỡ máu.
– Hàm lượng sử dụng mỗi ngày không nên quá 10g/kg/ngày. Hãy bắt đầu với lượng thấp rồi tăng dần (không vượt quá mức tối đa) nếu cần thiết.
– Nếu muốn uống đặc hơn hãy dùng nhiều râu ngô và ít nước thay vì nấu lâu. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất có trong râu ngô.
– Không cho quá nhiều đường vào nước râu ngô. Tốt nhất là hãy uống nước nguyên chất không cho đường.
– Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào trên người về nước râu ngô với tác dụng giảm mỡ trong máu. Do đó, tính hiệu quả trên thực tế vẫn chưa được kiểm chứng.
– Nếu trong quá trình sử dụng cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng dùng ngay và báo với bác sĩ.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào có liên quan tới tình trạng mỡ máu cao, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Gợi ý cách uống chè vằng cho người bị mỡ máu cao
- Tham khảo 20 loại trà hỗ trợ giảm mỡ máu không nên bỏ qua
- Mỡ máu cao có thể uống lá gì? Tìm hiểu 6 loại lá
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Râu ngô là gì và có lợi ích gì?
https://www.healthline.com/nutrition/corn-silk - Trà râu ngô: Có lợi cho sức khỏe không?
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-corn-silk-tea - Chiết xuất tơ ngô có hàm lượng maysin cao làm giảm trọng lượng cơ thể và sự tích tụ chất béo ở chuột
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5126406/
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.