Phân biệt đột quỵ và tai biến: Rất nhiều người đang nhầm lẫn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Phân biệt đột quỵ và tai biến: Rất nhiều người đang nhầm lẫn

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    26/03/24

    Tai biến, đột quỵ là 2 tên bệnh đang được nhiều người nhắc đến và lo sợ. Bởi lẽ, thực tế thống kê cho thấy số lượng người mắc bệnh lý này ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy, phân biệt đột quỵ và tai biến như thế nào? Chuyên gia phân tích khuyến nhiều người ngỡ ngàng vì nhầm lẫn.

    Đánh giá article

    1. Phân biệt đột quỵ và tai biến – Là một hay hai bệnh?

    Anh V.V. Hải (34 tuổi, Quảng Trị) nhập viện trong tình trạng nói khó, không tự chủ vệ sinh, người co quắp. Khám cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán anh bị tai biến mạch máu não. Người nhà ngạc nhiên và không tin rằng anh còn trẻ đã mắc bệnh này.

    Không chỉ có người nhà anh Hải, rất nhiều người hiện nay nghĩ rằng tai biến mạch máu não (đột quỵ) là bệnh lý ở người già. Nhiều người còn có suy nghĩ, đột quỵ và tai biến là 2 bệnh khác nhau. Đột quỵ là bệnh tim còn tai biến liên quan tới não. Chính suy nghĩ này khiến cho nhiều người chưa quan tâm tới sức khỏe. Từ đó, ảnh hưởng tới việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh.

    Phân biệt đột quỵ và tai biến

    Thực chất tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng não bị thiếu máu nuôi đột ngột, ảnh hưởng tới toàn bộ hay một phần cơ thể. Điều này làm cho các bộ phận trên cơ thể thuộc những vùng não chỉ huy có hiện tượng yếu liệt, thậm chí là hôn mê. Hậu quả nghiêm trọng có thể tử vong.

    Hiểu cụ thể, hai thuật ngữ này đều mang ý nghĩa mô tả một tình trạng sức khỏe. Trong đó, đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là nơi xảy ra bệnh. Dù bạn sử dụng tên gọi nào thì đây cũng là bệnh cấp tính nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.

    Một người khỏe mạnh nhưng khi gặp đột quỵ có thể đổ gục, tê liệt, hôn mê, tàn tật suốt đời.

    Click xem thêmTai biến mạch máu não – Căn bệnh đang phổ biến cả người già lẫn trẻ

    2. Đột quỵ – Căn bệnh có xu hướng tăng và trẻ hóa

    Theo thống kê trên cổng thông tin Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ trên thế giới, trong đó có 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi, nhất là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng báo động.

    Đột quỵ ngày càng phổ biến

    Đặc biệt, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ người đột quỵ và trung niên chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm. Đáng chú ý, số người bệnh là nam giới cao gấp 3 lần so với nữ.

    Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc lạm dụng bia rượu, sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, ma túy) đi kèm với lối sống lười vận động làm gia tăng tình trạng béo phì cũng như các bệnh lý khác.

    3. Phân biệt đột quỵ và tai biến – Những câu hỏi liên quan 

    Như đã giải thích ở trên, đột quỵ và tai biến là hai tên gọi nhưng chung 1 tình trạng. Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh lý tim mạch, ung thư. Vì vậy, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tình trạng này để cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm để lại.

    Dưới đây là những câu hỏi xoay quanh vấn đề đột quỵ, độc giả nên tham khảo và bổ sung vào kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình.

    3.1. Đột quỵ có dấu hiệu báo trước không?

    Nếu bạn là người khỏe mạnh bình thường nhưng đột nhiên xuất hiện những dấu hiệu này thì cần nghi ngờ về khả năng bị đột quỵ.

    Các triệu chứng cụ thể như sau:

    • Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó.
    • Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể.
    • Nhức đầu dữ dội kèm chóng mặt mà không rõ nguyên nhân.
    • Người bệnh không yếu liệt chi nhưng không thể đi lại như bình thường.
    • Đột ngột mất thị lực, mờ mắt, nhìn không rõ.
    • Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
    • Rối loạn trí nhớ, khó nhớ thông tin ngắn hạn.

    Nhận ra những dấu hiệu đột quỵ này trước 30 phút có thể cứu mạng bạn hoặc ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng. Đừng chờ đến khi cơn đột quỵ xảy ra, hãy hành động ngay.

    3.2. Người bị tai biến mạch máu não sống được bao lâu?

    Tuổi thọ của người bị tai biến phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

    • Thứ nhất, mức độ tổn thương của não: Nếu vùng não bị tổn thương ít thì khả năng phục hồi sẽ tốt hơn, thời gian sống lâu hơn.
    • Thứ hai, cấp cứu kịp thời: Người bệnh được cấp cứu trong vòng 6 giờ đầu kể từ khi phát hiện bệnh sẽ hạn chế biến chứng và tỷ lệ tử vong.
    • Thứ ba, tuổi tác và tình hình sức khỏe của người bệnh: Người lớn tuổi, sức đề kháng kém và mắc bệnh mạn tính như huyết áp cao, đái tháo đường.. khả năng sống sót sẽ kém hơn những người trẻ tuổi.
    • Thứ tư, tốc độ phục hồi sau tai biến: Người bệnh sau khi điều trị có thể nhanh chóng đi lại, tự thực hiện được các động tác hàng ngày hay không?
    • Thứ năm, tâm lý lạc quan: Tâm lý là yếu tố quan trọng để người bệnh kiên trì hợp tác với bác sĩ điều trị.

    Vì vậy, với câu hỏi người bị đột quỵ sống được bao lâu sẽ không có con số cụ thể. Bởi, bệnh còn phụ thuộc vào những yếu tố trên.

    3.3. Người bị tai biến mạch máu não có chữa được không?

    Nhiều người quan niệm rằng, bệnh tai biến “trời gọi ai, người đó dạ”. Đây là suy nghĩ sai lầm phổ biến hiện nay. Bởi, thực tế các chuyên gia y tế khẳng định tai biến hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Điều quan trọng là người bệnh phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình.

    3.4. Khi phát hiện người thân đột quỵ nên làm gì?

    Khi phát hiện người thân, người xung quanh có biểu hiện nói khó, tay chân yếu, mặt lệch… Đây chính là triệu chứng tai biến. Lúc này, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu, đồng thời thực hiện các bước sơ cứu.

    Trong lúc chờ xe đến sơ cứu, nên thực hiện như sau:

    – Cần nới lỏng quần áo, cà vạt, khăn quàng cổ và theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

    + Qùy xuống một bên của nạn nhân, đặt tay của người bệnh bên phía bạn ngồi vuông góc. Tay còn lại đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.

    + Đặt một chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

    + Giữ tư thế đó và để nạn nhân quay nằm nghiêng về phía bạn

    >>>> Xem ngay Sơ cứu tai biến mạch máu não – Nhanh chóng và chính xác, hạn chế nguy hiểm

    4. Cách phòng ngừa đột quỵ (tai biến) như thế nào?

    Theo khảo sát tại một bệnh viện, hơn 25% người thân bệnh nhân không hề biết đột quỵ có thể phòng ngừa được. Không phải là bệnh “trời kêu ai người nấy dạ”, mỗi người, già, trẻ, gái, trai nên chủ động phòng ngừa càng sớm, càng tốt, bằng cách:

    Nhiều người vẫn chưa biết đột quỵ có thể phòng bệnh

    • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ đột quỵ, nhất là những người có bệnh lý nền như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tim mạch, béo phì….
    • Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, chế phẩm sữa ít chất béo, hạn chế bia rượu, đồ ăn chiên rán…). Đồng thời, vận động thường xuyên (đi bộ, đạp xe…), bỏ thuốc lá, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress.
    • Chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu: Đây được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não, kiểm soát gốc tự do.
    • Ổn định trọng lượng của cơ thể, nếu thừa cân béo phì nên chủ động giảm cân lành mạnh.

    Kết luận

    Tóm lại, đột quỵ và tai biến là tên gọi chung của một bệnh. Nó có thể để lại di chứng, nặng là tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, hãy cho mình lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tắc nghẽn mạch máu là gì? – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 08/08/21
      Tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tình trạng này…
      Người ăn chay bị mỡ máu không? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 15/02/22
      Mẹ tôi ăn đã ăn chay khoảng 5-6 năm trở lại đây, có thời gian đi xét nghiệm mỡ máu…
      Chữa mỡ máu bằng diện chẩn là gì? Phác đồ chi tiết từ chuyên gia 20/05/21
      Chữa mỡ máu bằng diện chẩn là phương pháp mới xuất hiện, chưa phổ biến nhưng lại nhận được sự…
      Bị bệnh mỡ máu có uống được sữa Ensure không? Bác sĩ giải đáp 28/05/21
      Ensure là sản phẩm sữa rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng liệu người bệnh mỡ máu có uống được…
      Xem tất cả bài viết