Mỡ máu có ăn mì tôm được không? Làm gì khi cơn thèm ập đến?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu có ăn mì tôm được không? Làm gì khi cơn thèm ập đến?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    31/07/21

    Người bệnh mỡ máu có ăn được mì tôm không là chủ đề tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chuyên mục Bệnh mỡ máu của Dược phẩm Tâm Bình. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chi tiết dưới đây để biết chính xác câu trả lời.

    Đánh giá article

    1. Người bệnh mỡ máu có ăn mì tôm được không?

    Mặc dù tiện lợi, có thể thay thế các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng mì tôm (mì ăn liền) thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với những người mắc các bệnh lý về chuyển hóa.

    Chính vì vậy, không chỉ những người bị mỡ máu cao, mà người bệnh tăng huyết áp, tiều đường, béo phì… cần hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng mì tôm để đảm bảo sức khỏe, không làm bệnh tiến triển nặng hơn.

    mỡ máu có ăn mì tôm được không

    2. Những ảnh hưởng từ mì tôm đến người bệnh mỡ máu

    Ăn mì tôm mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mỡ máu:

    2.1 Mì tôm chứa nhiều natri tác động tiêu cực đến tim, thận

    Trong mì tôm có chứa hàm lượng lớn natri. Chế độ ăn nhiều muối hay natri, có thể gây ung thư dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ở những người có cơ địa nhạy cảm với muối co thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.

    Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng muối được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là 2g. Nếu bạn ăn một gói mì tôm sẽ khiến bạn khó giữ được lượng natri trong giới hạn khuyến nghị.

    2.2 Chứa chất béo có hại cho cơ thể

    Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là mì tôm đều chứa chất béo không tốt, điển hình là chất béo bão hòa. Nếu ăn quá nhiều mì tôm, hoặc thường xuyên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Điều này tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2.

    tác hại của mì tôm với người bệnh mỡ máu

    2.3 Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa

    Thường xuyên sử dụng mì tôm khiến cơ thể thiếu hụt protein, canxi, vitamin C, sắt… Thay vào đó là tăng lượng natri trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa, tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

    Ngoài ra, ăn mì tôm có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nóng trong người. Dạ dày của chúng ta cần mất rất nhiều thời gian để phân hủy hoàn toàn loại thực phẩm này, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

    3. Người bệnh mỡ máu phải làm gì khi thèm ăn mì tôm?

    Hiện nay mì tôm rất đa dạng chủng loại, được chế biến với nhiều hương vị thơm ngon, kích thích cảm giác thèm ăn. Không ít người bệnh mỡ máu bày tỏ rằng họ thường xuyên nghĩ đến mì tôm, nhất là trong lúc đói. Vậy khi quá thèm mì tôm hoặc quá đói không có gì khác để ăn ngoài mì thì phải làm sao?

    cách ăn mì tôm cho người bệnh mỡ máu

    Thực tế, việc bạn thỉnh thoảng mới ăn một lượng mì tôm nhỏ sẽ không quá ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như kiểm soát bệnh mỡ máu. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau:

    • Vứt gói gia vị: Trong gói gia vị có nhiều chất béo xấu, có thể làm tăng LDL cholesterol, nên cần bỏ qua những gói này.
    • Thêm rau xanh: Rau xanh sẽ bổ sung chất xơ, trung hòa lượng chất béo trong mì. Không những thế còn hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón khi ăn mì.
    • Ăn lượng vừa phải: Tránh ăn quá nhiều mì để giải tỏa cơn thèm của bản thân. Chỉ ăn trong tình huống bất khả kháng.
    • Uống thêm nước: Tránh tình trạng nóng trong người, hỗ trợ quá trình đào thải mỡ thừa trong cơ thể.

    Kết luận chung

    Mì tôm là thực phẩm ít calo, chất xơ và protein nhưng lại nhiều chất béo, natri gây hại cho tim mạch, làm tăng huyết áp… ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mỡ máu.

    Hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm chế biến sẵn như mì tôm, thay vào đó là ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm chưa qua chế biến để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn rau xanh và luyện tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cũng như cải thiện các chỉ số mỡ máu.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây nần vàng (nần nghệ) – Dược liệu quý giúp giảm mỡ máu 14/04/21
      Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ…
      Mỡ máu ăn được cá gì – 6 loại cá nên có trong thực đơn 21/05/24
      Mỡ máu ăn được cá gì nếu nằm trong danh sách những câu hỏi của bạn thì đừng bỏ lỡ…
      Siêu âm Fibroscan – Công nghệ đột phá trong chẩn đoán bệnh gan 26/04/21
      Kỹ thuật siêu âm Fibroscan là giải pháp nhanh chóng giúp phát hiện chính xác bệnh gan nhiễm mỡ, xơ…
      [Review] Cách uống chè vằng giảm mỡ máu đạt hiệu quả cao nhất! 08/06/21
      Uống chè vằng giảm mỡ máu là cách dân gian được nhiều người rỉ tai nhau thực hiện. Tuy nhiên…
      Xem thêm