Mỡ máu uống được cafe không? Lời đáp từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu uống được cafe không? Lời đáp từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    15/02/22

    Những người bị bệnh mỡ máu cao luôn được khuyến cáo là chú ý tới đồ ăn, thức uống nạp vào cơ thể mỗi ngày. Do đó, nhiều người có sở thích thưởng thức cà phê không khỏi băn khoăn liệu mỡ máu uống được cafe không. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (110 bình chọn)

    1. Mỡ máu uống được cafe không?

    Mỡ máu có nên uống cà phê là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cơ sở của băn khoăn này đến từ mối liên hệ giữa cà phê và cholesterol. Thực tế cà phê không chứa cholesterol nhưng nó làm tăng quá trình sản xuất cholesterol của cơ thể.

    Theo nghiên cứu, cà phê chứa cafestol và kahweol. Hai chất này được cho là làm giảm axit mật và sterol trung tính. Từ đó làm tăng hàm lượng cholesterol, gây bệnh mỡ máu cao. Đặc biệt là cafestol. Vậy cafestol là gì? Đây là hợp chất được coi là làm tăng cholesterol mạnh nhất trong chế độ dinh dưỡng. Dưới tác dộng của nước nóng, cafestol sẽ chuyển đổi thành chất khiến quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể tăng cao. Mỗi 4mg cafestol có thể làm tăng 1% lượng cholesterol trong máu.

    Vậy uống cafe có tăng cholesterol không thì câu trả lời là có thể. Nó phụ thuộc vào hàm lượng, cách pha cà phê. Mặt khác, cà phê cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như: Giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2, tăng độ tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Parkinson… Do đó, người mỡ máu cao vẫn có thể sử dụng cà phê nếu uống đúng cách.

    >>Tìm hiểu ngay: Mỡ máu cao – Căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

    Mỡ máu uống được cafe không

    2. Uống cà phê đúng cách cho người mỡ máu cao

    Như trên đã đề cập, tuy uống cà phê có thể có khả năng làm tăng cholesterol, người bệnh vẫn có thể dùng nếu tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

    – Tốt nhất là mỗi ngày không nên uống quá 1 ly cà phê nhỏ. Nếu không thể thì khoảng cách giữa 2 lần uống cà phê cần ít nhất là 6 tiếng. Thời gian này giúp cơ thể đào thải chất gây hại.

    – Giảm lượng cafestol trong cà phê bằng cách dùng cà phê lọc hoặc cà phê hòa tan. Bởi lượng cafestol phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc. Cà phê lọc là loại sử dụng giấy lọc chuyên dụng. Cà phê được pha bằng phin kim loại không phải là cà phê lọc. Tác hại của cafe phin đối với người bị mỡ máu cao là do nó giữ nguyên thành phần cafestol. Một nghiên cứu trên 362.571 người trong độ tuổi từ 37 – 73 tuổi cho thấy uống 6 ly cà phê không lọc mỗi ngày làm tăng LDL-cholesterol.

    – Không nên cho nhiều đường hoặc kem béo vào ly cà phê. Nếu muốn tăng độ ngọt và hương vị có thể hòa sữa tách kem vào cà phê.

    Uống cà phê đúng cách cho người mỡ máu cao

    Giảm lượng cafestol trong cà phê bằng cách dùng cà phê lọc

    3. Lưu ý dành cho người bệnh

    Những đối tượng nào không nên uống cà phê? Người bị mỡ máu cao và nằm trong nhóm đối tượng dưới đây không nên uống cà phê dù với hàm lượng và cách thức nào. Đó là:

    – Người đặc biệt nhạy cảm với caffein

    – Người huyết áp cao, bệnh thận, rối loạn nhịp tim, mất ngủ. Cà phê có thể kích thích niêm mạc ruột, giãn cơ vòng thực quản dưới nên những người mắc bệnh tiêu hóa không nên dùng.

    – Người đang sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh quinolon, thuốc hen suyễn, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống đông máu. Vì caffein trong cà phê có thể làm giảm, biến đổi dược tính và tăng tác dụng phụ của các thuốc này.

    Ngoài ra người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện khoa học. Tái khám và xét nghiệm chỉ số mỡ máu định kỳ.

    Trên đây là lời đáp cho máu nhiễm mỡ có uống cà phê được không, cholesterol xấu uống được cafe không. Nếu yêu thích loại đồ uống này, người bệnh nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào có liên quan hãy chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nhồi máu cơ tim là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 08/07/21
      Nhồi máu cơ tim là tình trạng sức khỏe đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên…
      Nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì – Nhận diện 13 loại thực phẩm, đồ uống 06/07/21
      Đối với người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của…
      Review cách sử dụng thuốc mỡ máu Stada chuyên dùng trên thị trường 29/06/21
      Stada là hãng thuốc nổi tiếng trên thị trường dược phẩm Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm điều trị…
      Siêu âm Fibroscan – Công nghệ đột phá trong chẩn đoán bệnh gan 26/04/21
      Kỹ thuật siêu âm Fibroscan là giải pháp nhanh chóng giúp phát hiện chính xác bệnh gan nhiễm mỡ, xơ…
      Xem tất cả bài viết