Mỡ máu cao gây nguy hiểm thế nào? 6 tác hại cần cảnh giác
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu cao gây nguy hiểm thế nào? 6 tác hại cần cảnh giác

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    03/07/21

    Hỏi: Phát hiện mỡ máu cao nửa năm nay, chỉ số cholesterol ở mức 6,0mmol/L. Bác sĩ không kê thuốc mà chỉ nhắc tôi chú ý chế độ ăn uống. Vậy cho tôi hỏi, mỡ máu gây nguy hiểm thế nào? Nên phòng bệnh như thế nào? Rất mong được tư vấn.

    5/5 - (55 bình chọn)

    (Đặng Linh Chi, 45 tuổi, Hai Bà Trưng – Hà Nội)

    Trả lời:

    Chào chị Đặng Linh Chi, mỡ máu cao là căn bệnh nguy hiểm, phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh tiến triển âm thầm nhưng gây ra biến chứng vô cùng nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe như: Xơ vữa động mạch, huyết áp, đột quỵ, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, biện pháp phòng và điều trị phải được quan tâm hàng đầu.

    Để rõ hơn về mức độ nguy hiểm của mỡ máu cao, phương pháp phòng tránh cũng như điều trị. Người bệnh tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Mỡ máu cao là gì?

    Bệnh mỡ máu cao (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng các chỉ số trong máu vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

    Các chỉ số bình thường trong thành phần mỡ máu:

    • Cholesterol toàn phần < 5,2 mmol/L
    • LDL-Cholesterol <3,3 mmol/L
    • Triglyceride < 2,2 mmol/L
    • HDL-Cholesterol >1,3 mmol/L

    Khi xét nghiệm mỡ máu, nếu các chỉ số trên vượt ngưỡng cho phép, thì người bệnh được kết luận là bị mỡ máu cao. Tùy thuộc vào mức độ tăng, giảm của các thành phần trong mỡ máu để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh.

    Xem thêmRối loạn mỡ máu: BỆNH NGUY HIỂM, XEM NGAY ĐỂ PHÒNG

    2. Nguyên nhân gây mỡ máu cao

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao, điển hình như:

    • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều chất béo, mỡ động vật.
    • Lười vận động, thừa cân, béo phì.
    • Uống nhiều rượu bia
    • Hút thuốc lá
    • Yếu tố di truyền

    Ngoài ra, biến chứng của các bệnh lý như: Đái tháo đường, suy thận, suy gan, hội chứng Cushing, viêm ruột… hay lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu… cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn chuyển hóa lipid máu.

    3. Mỡ máu cao gây nguy hiểm thế nào?

    Câu trả lời là có. Mỡ máu cao tiến triển chậm, ban đầu người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Khi có triệu chứng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Cụ thể, mỡ máu cao gây ra những nguy hiểm sau:

    3.1. Mỡ máu cao ảnh hưởng đến tim mạch

    Cholesterol tăng cao, lâu dần mỡ xấu bám vào thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hẹp động mạch khiến máu cung cấp cho tim bị gián đoạn.

    Nguy hiểm hơn là nếu cholesterol và triglyceride tăng cao, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Đây là nguy cơ dẫn tới biến chứng thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.

    3.2. Đột quỵ não (tai biến mạch máu não)

    Tăng cholesterol gây lắng đọng thành mạch và hình thành mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa này di chuyển hoặc xuất hiện ở mạch máu não sẽ làm giảm lưu lượng máu tới não gây thiếu máu não.

    Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể gây tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ. Thống kê cho thấy, có tới 93% người bị đột quỵ có tiền sử rối loạn mỡ máu.

    Mỡ máu cao gây đột quỵ

    Mỡ máu cao gây đột quỵ

    3.3. Tăng huyết áp

    Mỡ máu cao cũng là nguyên nhân tăng huyết áp. Tình trạng này là do xơ vữa mạch máu làm hẹp thành mạch, thành mạch kém đàn hồi làm tăng áp lực lên mạch máu.

    Lúc này, để cung cấp máu cho hoạt động của cơ thể thì bắt buộc tim phải làm việc tích cực. Điều này làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim gây ra bệnh cao huyết áp.

    3.4. Bệnh đái tháo đường

    Rối loạn chuyển hóa lipid có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này được thấy rõ ở những trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, vòng eo lớn, HDL-Cholesterol thấp, đường huyết cao. Đặc biệt, với những người chỉ số triglyceride cao kết hợp với những yếu tố trên sẽ có nguy cơ bị tiểu đường.

    3.4. Mỡ máu cao gây ra bệnh viêm tụy

    Viêm tụy là một trong những biến chứng không thể không nhắc tới. Khi hàm lượng triglyceride tăng cao gây sưng tuyến tụy dẫn đến biểu hiện: đau bụng, đi ngoài, sốt, nôn, tim đập nhanh. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch tiêu hóa rò ra bên ngoài tuyến tụy có thể gây tử vong.

    3.5. Bệnh gan nhiễm mỡ

    Mỡ máu cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này bắt nguồn từ chế độ ăn uống không hợp lý, toàn bộ thức ăn được dung nạp sẽ chuyển hóa vào gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng xơ gan, viêm gan, ung thư gan.

    Gan nhiễm mỡ là biến chứng của mỡ máu cao

    Gan nhiễm mỡ là biến chứng của mỡ máu cao

    3.6. Mỡ máu cao làm suy giảm chức năng sinh lý

    Mỡ máu cao không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà liên đới đến cả đời sống tình dục của cả hai giới. Theo thống kê, có 80% trường hợp nam giới tăng cholesterol trong máu có biểu hiện rối loạn cương dương, triệu chứng này còn sớm hơn cả biến chứng bệnh tim mạch.

    Không chỉ có nam giới, nữ có suy giảm ham muốn tình dục nếu cholesterol trong máu tăng cao.

    Video đề xuất:

    4. Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao

    Để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao, ngay từ bây giờ, mỗi người hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

    4.1. Chế độ ăn uống khoa học

    Một số thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn ăn uống:

    • Ăn nhiều rau xanh vì chúng có hàm lượng cholesterol thấp.
    • Thay vì ăn thịt đỏ thì nên ăn thịt nạc thăn, thịt trắng như thịt gà.
    • Ăn thức ăn ít chất béo như cá, họ đậu, hoa quả tươi.
    • Bổ sung các loại nấm, nấm hương, mộc nhĩ.
    • Thêm gừng vào những món ăn hàng ngày, bởi chúng có tác dụng giảm mỡ máu.
    • Sử dụng thêm các loại trà như: trà lá sen, trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, hạ cholesterol xấu.
    • Hạn chế thịt mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh.

    Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý không hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia bởi, đây cũng chính là tác nhân gây mỡ máu cao.

    4.2. Tập thể dục thường xuyên

    Ngoài chế độ ăn uống kể trên, mỗi người bệnh hãy dành thời gian luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày để giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt. Từ đó, giúp phòng bệnh mỡ máu, nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    Cuối cùng, mỗi người bệnh cần thực hiện nguyên tắc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát bệnh tốt.

    Bài viết trên đã giúp chị Đặng Linh Chi và độc giả hiểu rõ về câu hỏi “mỡ máu gây nguy hiểm thế nào”. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về bệnh cũng như sản phẩm, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 0865344349 để được giải đáp.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    18 bình luận cho “Mỡ máu cao gây nguy hiểm thế nào? 6 tác hại cần cảnh giác”

    1. Trần Văn Huy viết:

      Cháu năm nay mới 32 tuổi, đi khám bệnh định kì có phát hiện mỡ gan, men gan cao, mỡ máu cao. Cháu làm việc văn phòng, hay phải tham gia tiếp khách hàng và cũng hay đi ăn uống rượu bia. Cháu không biết bệnh của cháu nguyên nhân từ đâu? Cháu chưa có gia đình không biết bệnh này có ảnh hưởng tới con cái sau này không? Cháu phải điều trị thế nào?

      • Chào bạn, bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do bẩm sinh, di truyền, do béo phì, do thường xuyên ăn lượng lớn thực phẩm nhiều dầu mỡ động vật, do bệnh lý tổn thương chức năng gan… Trường hợp của bạn nhiều khả năng do uống rượu bia nhiều ảnh hưởng đến chức năng gan (Vì 80% Cholesterol được tổng hợp ở gan). Nếu gia đình, người thân của bạn (ngoài bạn) không có ai bị mắc bệnh mỡ máu thì có thể yên tâm con cái sau này khả năng cao sẽ không bị di truyền bệnh mỡ máu.
        Để giảm mỡ máu, mỡ gan bạn cần kết hợp các yếu tố: Dùng thuốc của bác sĩ điều trị, thay đổi chế độ ăn uống (hạn chế rượu bia và các thực phẩm giàu chất béo), chế độ sinh hoạt hợp lý (tích cực vận động thể dục thể thao) và có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ như TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan.
        Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) ở đây nhé:
        https://tambinh.vn/roi-loan-mo-mau/
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyễn Thị Sen viết:

      Tôi hỏi cho con trai mới 34 tuổi thôi không có triệu chứng gì nhưng đi khám theo cơ quan phát hiện mỡ máu cao. Bác sĩ cũng không kê thuốc, chỉ dặn kiêng dầu mỡ, rượu bia… Liệu để lâu có nguy hiểm không bác sĩ? Bác sĩ hướng dẫn tôi cách phòng tránh các tai biến của tình trạng này nhé

      • Chào chị, bệnh mỡ máu cao hay còn gọi rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường các chỉ số mỡ máu (tăng, giảm quá mức). Bệnh diễn tiến âm thầm vì vậy người bệnh thường chủ quan; tuy nhiên để lâu có thể diễn tiến nặng, và có nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ thậm chí nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
        Sau khi khám bác sĩ không kê thuốc mà chỉ dặn kiêng dầu mỡ, rượu bia thì nhiều khả năng con trai chị mới bị mỡ máu cao ở mức độ nhẹ, lúc này các bác sĩ sẽ ưu tiên điều chỉnh lối sống trước. Cụ thể:
        – Kiểm soát chế độ ăn uống: Giảm tối đa chất béo nạp vào cơ thể. Thay vào đó là một chế độ ăn nhiều rau xanh, đồ luộc. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen ăn cay nóng, vì chúng sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
        – Tăng cường vận động thể dục, thể thao để giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Từ đó đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.
        – Tránh xa rượu bia, chất kích thích
        – Định kỳ 6 tháng đến 1 năm nên đi khám sức khỏe lại để giúp theo dõi thường xuyên chỉ số mỡ máu. Từ đó đánh giá xem lối sống, sinh hoạt duy trì đã đúng mức chưa và có cần sử dụng thêm thuốc không.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Sơn viết:

      Tôi đi khám sức khỏe định kì 1 tuần trước, bác sĩ nói tôi mỡ máu hơn cao, lưu ý chế độ ăn khoa học và tập thể thao nhiều hơn, bác sĩ nói chưa cần sử dụng thuốc. Hiện tôi đang ăn kiêng, không ăn dầu mỡ, lòng dồi, xin hỏi như vậy đã được chưa hay tôi phải kiêng khem đặc biệt hơn. Tôi nên tập thể dục như thế nào để cải thiện tốt nhất.

    4. Trần Tuấn Anh viết:

      Tôi năm nay 43 tuổi, thường xuyên bị mất ngủ, tôi có tê bì chân tay và thỉnh thoảng cũng hoa mắt chóng mặt liêu tôi có bị mỡ máu không ạ?

      • Chào bạn, các triệu chứng của bệnh mỡ máu thường diễn biến âm thầm, không rõ ràng vì vậy người bệnh rất dễ bỏ qua. 1 số triệu chứng không điển hình có thể kể đến như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay. Các triệu chứng của bạn cũng khá tương đồng với biểu hiện bệnh mỡ máu; tuy nhiên 1 số bệnh lý khác cũng có thể có biểu hiện tương tự. Vì vậy bạn nên đến khám cơ sở y tế để xét nghiệm 4 chỉ số mỡ máu, từ đó chẩn đoán cụ thể nhất.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Khánh Linh viết:

      Con tôi năm nay 19 tuổi đang có tình trạng tăng cân nhanh và có một vài dấu hiệu của mỡ máu. Tôi muốn hỏi cháu tuổi này mà bị mỡ máu có nguy hiểm không ạ. Bác sĩ tư vẫn giúp tôi cách phòng tránh mỡ máu cho trẻ em với ạ.

      • Chào bạn, trường hợp mới bị mỡ máu cao thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc và không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, LDL-C sẽ dư thừa và bám vào lòng động mạch, từ đó gây xơ vữa động mạch. Mảng bám dày lên làm hẹp lòng mạch, khiến máu chảy qua khó khăn, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
        – Bệnh viêm tụy
        – Bệnh tiểu đường
        – Bệnh gan
        – Bệnh tim mạch
        – Bệnh động mạch ngoại biên
        Bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ điều trị để xem đã bị mỡ máu cao chưa hay mới chỉ bị tăng cân. Tùy vào kết quả xét nghiệm mỡ máu mà sẽ có biện pháp khác nhau. Để phòng tránh mỡ máu bạn nên cho cháu chú ý đến chế độ ăn uống cũng như việc sinh hoạt, tập luyện. Bạn có thể tham khảo ở đây:
        https://tambinh.vn/bai-tap-the-duc-giam-cholesterol/
        https://tambinh.vn/mo-mau-nen-an-gi-kieng-gi/
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Văn Toàn viết:

      Đợt đi khám sức khỏe ở công ty vừa rồi bác sĩ có nói với tôi rằng mỡ máu tôi hơi cao nhưng chưa cần điều trị bằng thuốc. Tôi muốn sử dụng sản phẩm Mỡ máu Tâm Bình có hỗ trợ được không ạ?

    7. Nguyễn Thị Chiêm viết:

      Tôi muốn mua sản phẩm Mỡ Máu Tâm Bình thì mua ở đâu? Tư vấn cho tôi

      • Chào bạn, Mỡ máu Tâm Bình hiện đang được phân phối ở các hiệu thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên có thể vì lý do dịch bệnh nên một số nhà thuốc có thể chưa nhập được hàng. Tuy nhiên Tâm Bình vẫn có chính sách đặt hàng online hỗ trợ cho khách mua hàng. Bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Phan Văn Hải viết:

      Tôi thường xuyên mất ngủ đêm, hiện tại tôi đi xe máy đường dài là thấy tê tay nhiều, tôi có bị huyết áp cao, tháng vừa rồi tôi đi khám bác sĩ bảo tôi có mỡ máu cần điều chỉnh lại chế độ ăn. Giờ tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình được không?

      • Chào bạn, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn bạn có thể sử dụng được TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu nhé. TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan vì vậy phù hợp để hỗ trợ cho người có mỡ máu cao.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Trần Văn Hiếu viết:

      Tôi bị gan nhiễm mỡ độ 2 người hay mệt mỏi, chán ăn tôi dùng được Mỡ Máu Tâm Bình không?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rotacor trị mỡ máu cao – Công dụng, liều dùng và lưu ý 25/04/22
      Rotacor là một trong những thuốc thuộc nhóm statin được chỉ định khá phổ biến. Nó giúp giảm tình trạng…
      Uống nụ hoa tam thất giảm mỡ máu – Biện pháp hỗ trợ cần dùng đúng 14/05/22
      Nhiều người thường truyền tai nhau rằng uống nụ hoa tam thất giảm mỡ máu. Nhưng tác dụng thực sự…
      Nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi – Nguy hiểm chớ coi thường 25/05/22
      Nhồi máu cơ tim thường được biết đến là căn bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trên…
      Thuốc hạ mỡ máu Crestor: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ 17/05/21
      Thuốc hạ mỡ máu Crestor dùng để hạ mỡ máu, giảm các chỉ số mỡ xấu cholesterol toàn phần, cholesterol…
      Xem tất cả bài viết