Nóng trong người: Tổng hợp 12 nguyên nhân và hướng giải quyết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Nóng trong người: Tổng hợp 12 nguyên nhân và hướng giải quyết

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    23/10/23

    Nóng trong người khiến cơ thể luôn cảm thấy bí bách, nóng bừng dù thời tiết mát mẻ. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới một số vấn đề sức khỏe đáng ngại. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, những hệ lụy mà nóng trong gây ra cũng như cách giải quyết trong bài viết dưới đây. 

    5/5 - (343 bình chọn)

    1. Nóng trong người là gì?

    Nóng trong người là tình trạng bạn cảm thấy nóng bức, khó chịu từ bên trong cơ thể dù thời tiết ngoài trời có thể đang mát mẻ. Tình trạng này có thể xảy ra trên khắp cơ thể hoặc chỉ xảy ra ở một số bộ phận cụ thể. Chẳng hạn như cảm thấy nóng vùng bụng, ngực, cổ, mặt… Sau đó, cơn nóng lan tỏa dần sang các bộ phận khác trên cơ thể.

    nóng trong người

    Bạn có thể cảm thấy nhiệt độ bên trong cơ thể cao nhưng khi đo thân nhiệt thì nhiệt độ lại bình thường. Nó khác hoàn toàn với khi bị sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao bất thường. Mặc dù sốt có thể gây nóng trong người, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

    Nóng trong người có thể do sự thay đổi nội tiết bên trong cơ thể như mang thai, kinh nguyệt hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài như chế độ ăn uống, sinh hoạt…

    2. Dấu hiệu nóng trong người

    Bạn có thể băn khoăn nóng trong người có biểu hiện gì? Tuy diễn ra ở bên trong cơ thể nhưng tình trạng này sẽ bộc lộ thành nhiều triệu chứng ra bên ngoài. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhận diện được. Tùy vào từng người sẽ có một hoặc một vài biểu hiện dưới đây.

    2.1. Biểu hiện trên da

    – Người nóng trong người bị nổi mụn trên mặt, lưng hoặc lòng ban tay, bàn chân. Đó có thể là mụn thịt hoặc mụn nước. Việc nổi mụn không chỉ gây đau, ngứa mà còn làm mất thẩm mỹ, đặc biệt là đối với phái nữ. 

    Mẩn ngứa: Bạn có thể gặp tình trạng phát ban đỏ trên da như dị ứng gây ngứa ngáy. Đôi khi không xác định được rõ vị trí ngứa mà chỉ cảm nhận cơn ngứa râm ran trên da.

    Vàng da: Vị trí dễ bị vàng nhất là lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc mắt.

    biểu hiện trên da của nóng trong người

    Nóng trong có thể gây mẩn ngứa

    2.2. Biểu hiện ở mắt

    Ngoài tình trạng vàng mắt, mắt của bạn có thể bị mỏi ngay cả khi không phải tập trung nhìn quá lâu. Bên cạnh đó, bạn sẽ thấy xuất hiện vết thâm quầng ở mắt. 

    2.3. Biểu hiện ở răng miệng

    Các biểu hiện răng miệng phổ biến là: 

    • Nóng trong người bị nhiệt miệng, môi đỏ, khô căng và nứt nẻ
    • Chảy máu chân răng
    • Hơi thở nóng. Hơi thở có mùi hôi do gan sinh ra nhiều amoniac.
    • Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. 

    Bên cạnh đó, bạn sẽ có cảm giác chán ăn, vị giác kém. 

    2.4. Nóng trong người gây táo bón

    Cơ thể bị nóng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Sự mất nước cùng việc cơ thể không chuyển hóa và đào thải hết lượng chất béo sẽ gây táo bón

    2.5. Vấn đề bài tiết

    Nóng trong người dẫn đến tiểu buốt và làm đổi màu phân, nước tiểu. Nguyên nhân là do bạn không uống đủ nước hoặc sắc tố mật đào thải theo phân. Điều này dẫn tới nước tiểu có màu sậm và phân bạc màu. 

    2.6. Mất ngủ

    Bạn có thể bị mất ngủ mà không phải vì bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào khác. Lý do là nóng trong khiến bạn bứt rứt, khó đi vào giấc ngủ. 

    nóng trong gây mất ngủ

    Cảm giác nóng trong gây bức bối khiến bạn khó đi vào giấc ngủ

    2.7. Ăn nhiều mà không tăng cân

    Nóng trong sẽ khiến cơ thể kém hấp thu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những người có cơ địa nóng khó tăng cân dù ăn rất nhiều. 

    3. Nguyên nhân gây nóng trong người

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Đó có thể là do chế độ ăn uống, yếu tố bên ngoài, sự suy giảm chức năng của tạng phủ. Người bị nóng trong có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân.

    3.1. Ăn nhiều thức ăn cay nóng

    Ăn nhiều thức ăn cay nóng như ớt cay hoặc gia vị như hành, tỏi…: Các loại thức ăn này có chứa các chất kích thích như capsaicin hoặc allicin, có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và làm giãn các mạch máu.

    Điều này có thể khiến bạn cảm thấy nóng trong người và đỏ mặt. Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn này hoặc ăn kèm với các loại rau xanh, trái cây hoặc sữa để giảm cơn nóng.

    Thói quen uống nhiều bia rượu, cà phê cũng góp phần vào quá trình này. Bởi chúng thúc đẩy cơ thể hoạt động quá mức, làm nhịp tim tăng lên. Bên cạnh đó, uống ít nước cũng không đủ làm mát cơ thể. 

    nóng trong người do uống nhiều bia rượu

    Uống nhiều bia rượu có thể là một trong những nguyên nhân

    3.2. Bốc hỏa, nóng trong do mãn kinh

    Đây là nguyên nhân phổ biến gây nóng trong người. Nóng trong người hay bốc hỏa có thể là một triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, thường xảy ra ở những phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi.

    Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh khiến bộ điều nhiệt của cơ thể (vùng dưới đồi) trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ về nhiệt độ cơ thể.

    3.3. Thời tiết xung quanh nóng bức

    Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể sẽ phải điều chỉnh để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy nóng bức và khó chịu từ bên trong.

    Bạn nên mặc quần áo phù hợp với thời tiết, uống đủ nước và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc gió lạnh.

    3.4. Tập luyện cường độ cao

    Tập thể dục thể thao cường độ cao đòi hỏi hệ cơ xương khớp hoạt động mạnh, tăng cường lưu thông máu và mất nước. Việc đốt cháy calo sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn. Thêm vào đó nếu bạn mặc quần áo bó sát và tập dưới trời nắng sẽ làm tăng hoạt động sinh nhiệt của cơ thể.  

    tập luyện cường độ cao gây nóng trong

    Tập luyện với cường độ cao có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, mất nước

    3.5. Căng thẳng, stress

    Hệ thống thần kinh giao cảm chỉ huy phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. 

    Khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline và cortisol, làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy nóng trong người và đổ mồ hôi.

    3.6. Tác động của môi trường 

    Làm việc trong môi trường nóng bức, độ ẩm cao cũng khiến cơ thể dễ mất nước hơn, tế bào phải hô hấp mạnh làm sinh nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, làm việc, sinh sống trong môi trường có nhiều chất độc hại cũng khiến cơ thể nóng hơn mức bình thường. 

    Nóng trong người do tác động của môi trường

    Hoạt động ngoài trời nóng khiến cơ thể dễ mất nước hơn

    3.7. Tác dụng phụ của thuốc

    Các loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể là nguyên nhân. Một số loại thuốc có thể kể đến là: 

    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc giảm đau
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc tim và huyết áp
    • Viên uống bổ sung kẽm

    3.8. Liên quan tới kinh nguyệt 

    Đối với phụ nữ, vào tuần trước kỳ kinh nguyệt nhiều người sẽ có cảm giác bốc hỏa do lúc này nồng độ estrogen đạt mức thấp nhất trong tháng. Cũng do lượng hormone này suy giảm đột ngột mà phụ nữ còn thường xuyên gặp phải các cơn bốc hỏa vào thời kỳ tiền mãn kinh. 

    Trong một cơn bốc hỏa, cơ thể bạn có thể xuất hiện: 

    • Nóng bừng ở phần trên của cơ thể
    • Đỏ bừng ở mặt, cổ
    • Ra mồ hôi nhiều dẫn tới ớn lạnh sau đó

    3.9. Có thai bị nóng trong người

    Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ sẽ khiến bà bầu cảm thấy nóng hơn và ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Điều này khá phổ biến ở phụ nữ mang thai nên bà bầu không cần lo lắng. 

    Nóng trong người khi mang thai

    Bà bầu thường có thân nhiệt cao hơn mức bình thường

    3.10. Chức năng gan, thận suy giảm

    Chức năng gan suy giảm, thận yếu khiến cơ thể không thể bài tiết chất độc ra ngoài.

    Gan và thận là hai bộ phận quan trọng trong việc thanh lọc và chuyển hóa các chất độc hại trong cơ thể. Khi gan và thận bị suy yếu do các yếu tố như viêm gan, sỏi thận, uống rượu nhiều, dùng thuốc không kiểm soát… thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất độc hại và gây ra các triệu chứng như nóng trong người, mệt mỏi, khó tiêu, đau bụng, vàng da, nước tiểu có màu vàng đậm…

    3.11. Mắc bệnh cường giáp

    Nóng trong người là biểu hiện của bệnh gì có lẽ là điều khiến bạn bận tâm. Mối lo lắng này không phải là không có cơ sở bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp.

    Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây ra một loạt các thay đổi về thể chất. Trong đó có cảm giác nóng trong bất thường, ra mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, đói bụng liên tục, khó ngủ, mệt mỏi. 

    cường giáp gây nóng trong

    Nếu tình trạng nóng trong kèm theo một số biểu hiện khác có thể là triệu chứng của bệnh cường giáp

    3.12. Bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường sẽ khiến bạn cảm thấy nóng hơn mức bình thường vì nó khiến cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ hơn. Với căn bệnh này, mạch máu sẽ không giãn ra đủ để tạo thuận lợi cho việc đưa máu lên bề mặt da và thoát nhiệt. Biểu hiện khác của bệnh bao gồm: khát, tiểu nhiều, mệt mỏi, chóng mặt, giảm thị lực.

    4. Nóng trong có nguy hiểm không?

    Tình trạng này nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra hoặc biến mất sau khi điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì không phải là vấn đề đáng ngại. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài và không thuyên giảm thì sẽ dẫn tới những hệ lụy như:

    • Làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. 
    • Mất nước trầm trọng gây hôn mê, co giật
    • Sốt cao, rối loạn thành mạch

    5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn cảm thấy nóng trong người thường xuyên, kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám để được chẩn đoán điều trị:

    • Ra mồ hôi vào ban đêm mà không phải do các yếu tố bên ngoài
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Nhịp tim nhanh, tức ngực
    • Chóng mặt, ngất, mắt lồi
    • Run tay, chậm chuyển động
    • Cứng cơ, mất thăng bằng
    • Đau bụng, tiêu chảy, đi cầu ra máu, nhầy…
    nóng trong khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Nóng trong kèm tức ngực là một biểu hiện nguy hiểm cần tới gặp bác sĩ

    6. Điều trị nóng trong người

    Vậy nóng trong người phải làm sao? Cách trị nóng trong người đối với những trường hợp do sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện là điều chỉnh các chế độ này. Để giảm bớt cảm giác nóng trong bạn có thể áp dụng các cách khắc phục tại nhà.

    Đối với các vấn đề về bệnh lý, bạn cần có sự chẩn đoán và phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ. Nếu nóng trong do tác dụng phụ của thuốc hoặc do trong thai kỳ hay những vấn đề liên quan tới kinh nguyệt hãy thông báo với bác sĩ. 

    6.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nóng trong người nên uống gì cho mát và nóng trong người ăn gì cho mát. 

    Uống nhiều nước

    Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình tản nhiệt và giảm nóng bức. Bạn có thể uống nước lọc, nước chanh, nước dừa hoặc các loại nước ép trái cây tươi mát.

    Ăn nhiều rau xanh và chất xơ

    Rau xanh và chất xơ giúp quá trình tiêu hóa được đẩy nhanh, đẩy các chất độc hại trong đường tiêu hóa ra ngoài, tránh táo bón và hạn chế vi khuẩn gây hại trong đại tràng. Bạn có thể ăn các loại rau xanh như rau má, rau muống, rau ngót, rau diếp cá, rau cải bắp… hoặc các loại trái cây giàu chất xơ như táo, lê, cam, bưởi…

    thực phẩm giúp giảm nóng trong

    Bạn nên bổ sung hoa quả chứa nhiều nước

    Uống các loại trà thanh nhiệt

    Các loại trà có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và làm mát gan như trà atiso, trà hoa cúc, trà xanh, trà bạc hà…

    Tránh đồ ăn, thức uống gây nóng trong người

    Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng như ớt cay, tỏi, hành… hoặc các loại thức ăn dầu mỡ, chiên xào… Bạn cũng nên tránh uống các loại đồ uống kích thích như cafe, trà đen, nước tăng lực… hoặc uống rượu bia. Bạn cũng nên ngừng hút thuốc lá và dùng thuốc không kiểm soát.

    6.2. Giữ chế độ sinh hoạt, rèn luyện điều độ

    • Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya
    • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo áp lực, stress cho bản thân.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn nhưng lưu ý là không tập quá sức.

    6.3. Hạn chế tác động xấu của môi trường lên cơ thể

    Mặc trang phục rộng rãi, sáng màu, bằng vải tự nhiên sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoáng mát hơn. Đặc biệt, bạn có thể mặc những loại quần áo được thiết kế riêng cho các hoạt động ngoài trời nắng hoặc thể thao. 

    Khi ra ngoài trời nắng hãy đội mũ rộng vành, đeo kính râm, dùng ô để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cơ thể.

    Tránh xa môi trường có thể chứa chất độc hại ảnh hưởng tới cơ thể. 

    Phòng tránh nóng trong người

    Đảm bảo trang phục chống nắng

    6.4. Dùng thuốc và sản phẩm hỗ trợ giảm nóng trong

    Bạn nên chọn các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bảo vệ gan, để tránh tăng sinh nhiệt trong cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng tại [đây].

    Ngoài ra, những người hay bị nóng trong cũng có thể tìm uống các loại nước thuốc nam hàng ngày, giúp chữa nóng trong hiệu quả. Một số loại cây thuốc nam phổ biến là: actiso, chó đẻ, bạch truật, rau má, bạch linh…

    7. Bài thuốc dân gian trị nóng trong người do gan

    Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa nóng trong tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Chúng hỗ trợ tăng cường khả năng lọc và đào thải độc tố tại gan. Từ đó giúp giảm triệu chứng nóng trong.

    7.1. Nha đam và đường phèn

    Tính mát của nha đam có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nhiều người thường sử dụng nha đam, đường phèn vào ngày trời nóng.

    • Lấy 2 lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ
    • Phần thịt bên trong cắt hạt lựu rồi ngâm trong nước muối 15 phút
    • Sau đó rửa nhiều lần với nước để loại bỏ nhớt
    • Đun một nồi nước và cho đường phèn vào nấu tan
    • Đợi nước sôi thả nha đam vào đợi sôi trở lại thì tắt bếp
    • Dùng cả nước và cái

    7.2. Nước gạo lứt rang

    Loại nước này giúp thanh nhiệt cho cơ thể, làm mát gan. Phân tích máu ở những người thường uống nước gạo lứt rang cho thấy hồng cầu tròn, huyết thanh trong, không chứa ký sinh trùng.

    • Rang đều 100 gram gạo lứt trên chảo nóng
    • Đem gạo nấu với 2 lít nước cho tới khi gạo nhừ
    • Lọc lấy nước uống
    • Nước gạo lứt rang giúp làm mát cơ thể

    7.3. Actiso và lá dứa trị nóng trong do gan

    Actiso có tính mát, vị ngọt hơi đắng. Nó có tác dụng bổ gan, thận, làm mát gan, lợi tiểu. Kết hợp Actiso với lá dứa là mẹo dân gian giúp làm mát cơ thể.

    • Lấy 5 bông actiso tươi rửa sạch
    • Rửa sạch 1 bó lá dứa tươi rồi cuộn lại
    • Cho actiso và lá dứa vào nồi đun với 3 lít nước và 2 viên đường phèn trong 30 phút
    • Sau khi tắt bếp, đậy kín nồi và ủ tiếp trong 6 giờ
    • Chắt lấy nước uống. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần

    7.4. Diệp hạ châu

    Diệp hạ châu hay còn có tên gọi khác là cây chó đẻ răng cưa. Loại thảo dược này luôn được biết tới là tốt cho gan với nhiều tác dụng như mát gan, lợi tiểu, bảo vệ tế bào gan trước tác hại của độc chất. Do trong thành phần của Diệp hạ châu có chứa Phyllanthin, Hypophyllathin và Triacontanal.

    • Lấy 10 gram Diệp hạ châu phơi khô sắc với nước
    • Chắt lấy nước uống trong ngày
    bài thuốc dân gian trị nóng trong người

    Nước gạo lứt rang giúp làm mát cơ thể

    Kết luận chung

    Nóng trong người là một tình trạng phổ biến hầu như ai cũng từng gặp phải. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như chế độ ăn uống, thời kỳ mãn kinh, thời tiết xung quanh, căng thẳng, chức năng gan suy giảm, hoặc các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tiểu đường…

    Nóng trong người có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ và tần suất của tình trạng này. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nóng trong người có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

    Tùy từng trường hợp có thể cải thiện nóng trong bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi giảm stress hoặc sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ…

    Nóng trong người có thể là dấu hiệu bệnh lý cần có sự can thiệp của bác sĩ. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ qua tổng đài 0343 44 66 99

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nano curcumin là gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? 25/08/20
      Nano curcumin hay còn được gọi là tinh bột nghệ nano hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thị…
      Đói bụng liên tục – 17 nguyên nhân không ngờ và cách xử lý 02/11/23
      Đói bụng liên tục là trường hợp không ít người gặp phải. Cảm giác này khiến bạn cảm thấy khó…
      Dị ứng thức ăn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý nhanh nhất 30/10/23
      Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn được dung nạp…
      5+ Lý do TPBVSK Đại tràng Tâm Bình được người dân tin dùng 20/03/20
      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình là sản phẩm được đánh giá cao và được nhiều người tin dùng. Một câu…
      Xem thêm