Bốc hỏa tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Bốc hỏa tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    25/03/22

    Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ tiền mãn kinh mà chị em hay gặp phải. Chúng cũng ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi thực hiện hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Vậy bốc hỏa tiền mãn kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (55 bình chọn)

    1. Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

    bốc hỏa tiền mãn kinh

    Có đến 80% chị em phải trải qua bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

    Bốc hỏa là cảm giác cơ thể bị nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, nhất là ở mặt, cổ và ngực, kéo dài từ 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn. Ngoài ra còn đi kèm bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, da mặt đỏ ửng, chóng mặt và tim đập nhanh (đánh trống ngực). Đối với chị em phụ nữ, tần suất và cường độ của các cơn bốc hỏa khác nhau, có những người chỉ bị bốc hỏa trong khoảng 1 phút nhưng cũng có người kéo dài đến 5 phút.

    Bốc hỏa thường gặp nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh. Đây là thời điểm chức năng của buồng trứng suy giảm dẫn đến giảm nồng độ nội tiết tố Estrogen – hormone duy trì sức khỏe, sắc vóc và sinh lý nữ.

    Suy giảm Estrogen sẽ tác động trực tiếp đến vùng dưới đồi – nơi chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt, làm rối loạn cơ chế điều chỉnh nhiệt. Não bộ sẽ hiểu nhầm cơ thể quá nóng cần được giải phóng nhiệt. Lúc này tim đập nhanh để bơm máu nhanh hơn, các mạch máu giãn ra để lưu thông máu, tuyến mồ hôi cũng hoạt động nhiều để làm mát cơ thể. Sau khi vã mồ hôi, cơ thể mất nhiệt gây ớn lạnh, mệt mỏi.

    Nam giới cũng phải trải qua cảm giác bốc hỏa tương tự như nữ giới với những cơn nóng bừng, da đỏ ửng, đổ nhiều mồ hôi… tuy nhiên chúng không đặc trưng như các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh như nữ giới.

    Xem thêmNội tiết tố Estrogen là gì?

    2. Triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

    triệu chứng bốc hỏa

    Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị em có thể phải chịu đựng từ 1-10 cơn bốc hỏa mỗi ngày, đặc biệt vào ban đêm. Các cơn bốc hỏa có thể “làm phiền” chị em phụ nữ trong 2-5 năm nhưng cũng có người phải chịu đựng trong suốt 7-10 năm.

    Hiện tượng bốc hỏa thường thể hiện qua một số dấu hiệu như:

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅ Da nóng bừng Do nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, bạn có thể cảm nhận được da mặt, tai, cổ, ngực ấm nóng
    ✅ Da ửng đỏ Nhất là phần mặt, cổ, tai hoặc ngực: do các mạch máu dưới da giãn ra để tăng cường lưu thông máu, máu được dồn nhiều ở những khu vực này. Hơn nữa vùng da ở đây mỏng, do đó dễ dàng nhận thấy hiện tượng ửng đỏ.
    Bốc hỏa đổ mồ hôi đặc biệt phần trên cơ thể ⭐ Phản ứng của cơ thể phát hiện cần giải phóng nhiệt nên kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để làm mát cơ thể.
    ✅ Tim đập nhanh, đánh trống ngực Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh hơn. Nhịp tim có thể tăng 8-16 nhịp trong cơn bốc hỏa.
    ✅ Ớn lạnh Chức năng của vùng dưới đồi bị rối loạn, ngoài những dấu hiệu trên bạn còn cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi cơn bốc hỏa giảm dần

    3. Nguyên nhân gây nên cơn bốc hỏa ở phụ nữ

    3.1. Suy giảm nội tiết tố gây bốc hỏa

    rối loạn nội tiết tố gây bốc hỏa

    Suy giảm nội tiết tố dẫn đến các cơn nóng bừng đột ngột ở mặt, cổ, ngực.

    Nội tiết tố Estrogen đóng vai trò quan trọng trong hầu hết hoạt động trong cơ thể nữ giới. Đặc biệt, Estrogen quy định giới tính ở phái nữ, giúp duy trì sinh lý, sức khỏe và sắc vóc. Chúng cũng góp phần điều hòa nhiệt trong cơ thể. Khi Estrogen suy giảm có thể dẫn đến nhiệt độ trong cơ thể mất cân bằng, sinh ra một số phản ứng, trong đó có bốc hỏa. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.

    Các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi thường xảy ra do thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau khi mãn kinh. Một số chị em cũng gặp phải tình trạng bốc hỏa sau sinh. Hầu hết nghiên cứu đều cho thấy, bốc hỏa xảy ra khi lượng Estrogen giảm xuống khiến bộ điều nhiệt của cơ thể (vùng dưới đồi) nhạy cảm hơn với những thay đổi nhiệt độ trong cơ thể.

    Khi vùng dưới đồi cho rằng cơ thể bạn đang quá ấm chúng sẽ bắt đầu một chuỗi sự kiện gây nên các cơn bốc hỏa để hạ thân nhiệt.

    3.2. Do sử dụng thuốc

    Một số loại thuốc có thể gây nên các cơn nóng bừng đột ngột như:

    • Opioid
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Một số loại thuốc điều trị loãng xương
    • Thuốc chẹn kênh canxi (thuốc amlodipine)
    • Thuốc giãn mạch (như sildenafil, còn được gọi là Viagra)
    • Một số thuốc steroid

    Những loại thuốc này ảnh hưởng đến mức độ chuyển hóa của một số chất trong có thể, do đó ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhiệt của cơ thể cũng như các hormone và cơ chế tiết mồ hôi.

    Khi cơ thể thích nghi với các loại thuốc này thì các tác dụng phụ như bốc hỏa có thể hết.

    3.3. Cường giáp gây bốc hỏa

    Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone tuyến giáp. Sự gia tăng này báo hiệu phản ứng trao đổi chất quá mức có thể gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, tăng tiết mồ hôi, cơ thể cảm thấy quá nóng và đổ mồ hôi vào ban đêm.

    Ngoài ra, một số người bị cường giáp cũng cảm thấy các triệu chứng bốc hỏa khó chịu, không thể chịu đựng được những hoạt động thể chất cường độ cao hoặc trong môi trường nhiệt độ nóng nực.

    3.4. Lo âu nhiều

    Rối loạn lo âu, lo lắng thái quá có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có hiện tượng bốc hỏa, tim đập nhanh, tăng tiết mồ hôi. Ví dụ khi hoảng sợ bạn có thể cảm thấy cảm giác nóng đột ngột. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể xuất phát từ việc cơ thể tăng tiết hormone căng thẳng, làm tăng lưu thông máu và lưu lượng máu đến các cơ, gây nên cảm giác nóng, khó chịu.

    3.5. Môi trường nóng gây khó chịu

    Môi trường trong phòng ngủ ngột ngạt, nóng bức cũng là yếu tố góp phần gây nên các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể luôn dao động tự nhiên suốt đêm để bảo toàn năng lượng, khi mặc nhiều quần áo vào mùa hè có thể dẫn đến bốc hỏa.

    3.6. Hội chứng carcinoid và khối u tiết hormone

    Đối với những người có khối u carcinoid, cơ thể có thể sản xuất dư thừa hormone gây ra các triệu chứng như nóng, đỏ bừng mặt, cổ hoặc ngực. Nóng bừng mặt ở những người mắc hội chứng carcinoid xảy ra sau khi giải phóng một số chất hóa học trong cơ thể làm giãn nở mạch máu và tăng lưu lượng máu dưới da.

    Các khối u khác như u tuyến tụy, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư mô phế quản (ung thư phổi) và ung thư biểu mô tế bào thận cũng có thể dẫn đến các cơn bốc hỏa.

    3.7. Sử dụng caffeine gây bốc hỏa lên mặt

    Một số trường hợp có thể gặp bốc hỏa trong người do sử dụng caffeine. Caffein có thể làm tăng nhẹ nhịp tim và ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa giãn nở mạch máu, có nghĩa là có khả năng gây ra tình trạng nóng bừng mặt.

    Tuy nhiên, hầu hết mọi người có độ nhạy cảm bình thường với caffeine và có thể sử dụng tới 400mg caffeine mỗi ngày mà không thấy tác dụng phụ.

    3.8. Bổ sung Niacin

    Niacin là một loại vitamin B được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tác dụng phụ có thể thấy là hiện tượng đỏ bừng, bốc hỏa. Phản ứng này là do khi các mạch máu giãn nở khiến máu tăng lên trên bề mặt da và cảm giác nóng đột ngột tăng lên.

    Các nghiên cứu chỉ ra, uống aspirin trước khi dùng niacin có thể làm giảm các triệu chứng nóng bừng và ngứa.

    3.9. Nhiễm trùng

    Nhiễm trùng khi gây sốt đều có thể xuất hiện những cơn bốc hỏa. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên do đang cố gắng ức chế vi khuẩn, vi rút. Ngoài triệu chứng nóng bừng này, khi bị nhiễm trùng bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau nhức xương khớp và đổ mồ hôi.

    Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các cơn bốc hỏa như:

    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Bệnh lao
    • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
    • Viêm nội tâm mạc (viêm tim)
    • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương)
    • Áp xe

    3.10. Rối loạn thần kinh 

    Nóng bừng, đỏ mặt, thân nhiệt cao có thể là kết quả của một số rối loạn thần kinh, là tình trạng ảnh hưởng đến não, dây thần kinh và tủy sống. Đôi khi tình trạng này có thể can thiệp vào hệ thống thần kinh tự trị làm thay đổi nhiệt độ cơ thể.

    Ví dụ như một số người được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu có thể cảm thấy cơ thể rất nóng và đổ mồ hôi nhiều khi đau đầu. Các rối loạn thần kinh khác như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và một số loại u não có thể dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, nóng trong người, thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và da đỏ ửng.

    3.11. Chế độ ăn uống gây giãn mạch máu

    Chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn bốc hỏa. Cụ thể như rượu bia có các chất gây giãn nở mạch máu, gây ra cảm giác nóng đột ngột, da đỏ bừng.

    Tương tự như vậy, khi ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tương ớt có chứa capsaicin cũng gây nên hiện tượng nóng bừng.

    Thực phẩm chứa hợp chất nitrit và nitrat có trong thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội có thể làm giãn mạch máu và thúc đẩy các triệu chứng giống như bốc hỏa.

    4. Bốc hỏa tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

    Không có thước đo cụ thể nào cho thời gian kéo dài cơn bốc hỏa cũng như tần suất, cường độ.

    Theo các chuyên gia y tế, bốc hỏa tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 5-7 năm nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 10-15 năm, thậm chí dài hơn. Chúng thường bắt đầu trong thời kỳ tiền mãn kinh và có thể kết thúc sau khi mãn kinh. Tuy nhiên vẫn có người phải trải qua các cơn bốc hỏa trong những năm sau mãn kinh.

    5. Điều trị bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, để điều trị các cơn bốc hỏa còn phụ thuộc vào tình trạng. Nếu các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi nhẹ có thể không cần điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu các triệu chứng này diễn ra với tần suất ngày càng tăng và mức độ ngày càng nặng có thể dùng biện pháp can thiệp bằng thuốc.

    Bạn có thể tham khảo một số cách cải thiện tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh như:

    5.1. Bốc hỏa tiền mãn kinh uống thuốc gì?

    Cách nhanh và hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là sử dụng liệu pháp thay thế hormone, tức là đưa estrogen tổng hợp vào cơ thể. Cách khác có thể dùng các loại thuốc chống trầm cảm.

    5.1.1. Sử dụng liệu pháp hormone giảm bốc hỏa tiền mãn kinh

    liệu pháp hormone giảm bốc hỏa

    Có thể sử dụng các thuốc bổ sung Estrogen từ liệu pháp hormone.

    Estrogen là hormone chính để giảm các cơn bốc hỏa. Trong trường hợp bị cắt bỏ tử cung có thể chỉ cần dùng Estrogen tổng hợp đơn thuần. Trường hợp vẫn còn tử cung nên bổ sung progesterone cùng với estrogen để tránh nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung (ung thư nội mạc tử cung).

    Việc sử dụng liệu pháp hormone chỉ nên dùng dưới 5 năm và cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ vì chúng có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ như gia tăng ung thư tử cung, ung thư vú và nguy cơ đột quỵ.

    Nên bắt đầu với liều thấp nhất để hạn chế rủi ro.

    Trong trường hợp không dung nạp được liệu pháp hormone như có tiền sử ung thư vú, cục máu đông hay chảy máu tử cung bất thường có thể sử dụng thuốc giảm bốc hỏa không Estrogen.

    5.1.2. Thuốc chống trầm cảm

    Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng paroxetine, một chất chống trầm cảm, ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc để điều trị chứng bốc hỏa.

    Ngoài ra có một số thuốc chống trầm cảm khác để điều trị bốc hỏa đổ mồ hôi đêm tiền mãn kinh như:

    • Venlafaxine (Effexor XR)
    • Paroxetine (Paxil, Pexeva)
    • Citalopram (Celexa)
    • Escitalopram (Lexapro)

    Bạn có thể tham khảo hiệu quả và tác dụng phụ của các loại thuốc này:

    Thuốc Hiệu quả Tác dụng phụ
    venlafaxine (Effexor®) Có tác dụng trong việc cải thiện chứng. Buồn nôn, thay đổi thói quen đi đại tiện, nhức đầu, có thể tăng huyết áp nếu dùng liều cao.
    desvenlafaxine (Pristiq®) Cải thiện được các triệu chứng so với giả dược đã được chứng minh. Thuốc mới hơn so với venlafaxine. Tương tự như venlafaxine: buồn nôn, đau đầu, thay đổi thói quen đi đại tiện và có thể làm tăng huyết áp ở liều cao.
    fluoxetine (Prozac®) Cải thiện rõ rệt các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi Buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện, giảm ham muốn, mất ngủ. Không nên dùng cho phụ nữ đang sử dụng tamoxifen.
    paroxetine (Paxil®, Brisdelle®) Được FDA chấp thuận để điều trị bốc hỏa, có hiệu quả trong cả việc điều trị mất ngủ. Buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện, giảm ham muốn, khô miệng, tăng cân (không phổ biến). Tránh dùng cho phụ nữ đang sử dụng tamoxifen.
    escitalopram (Lexapro®) Có thể cải thiện cả tình trạng mất ngủ. Buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện, giảm ham muốn tình dục, điện tâm đồ bất thường (không phổ biến).

    5.1.3. Dùng thuốc chống co giật giảm các cơn bốc hỏa

    Các loại thuốc chống có giật được cho là có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não – nơi có vai trò điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể. Theo đó, có thể làm giảm tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa.

    Đã có một số nghiên cứu chỉ ra, dùng thuốc gabapentin, một loại chống co giật có thể giảm tần suất các cơn bốc hỏa khoảng 87%.

    Một số loại thuốc chống co giật có thể kể đến như:

    Gabapentin (Neurontin, Gralise…):

    • Có hiệu quả vừa phải
    • Tác dụng phụ thường thấy như buồn ngủ, chóng mặt, có thể bị tích nước, mệt mỏi

    Pregabalin (Lyrica):

    • Có hiệu quả, giảm nhẹ các cơn nóng bừng, ửng đỏ mặt
    • Tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ, khó tập trung, tăng cân

    5.1.4. Dùng thuốc tiết niệu hoặc thuốc huyết áp

    Bên cạnh các loại thuốc trên có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị tiết niệu hoặc huyết áp.

    Trong đó, thuốc tiết niệu có thành phần oxybutynin để điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể làm giảm tần suất và cường độ của các cơn bốc hỏa ở phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ sau ung thư vú đang dùng thuốc ức chế tamoxifen hoặc aromatase.

    Cơ chế có thể do khi sử dụng oxybutynin có thể giảm tiết mồ hôi, từ đó ngăn chặn chứng đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa.

    Thuốc huyết áp có thành phần clonidine được cho cũng có thể giảm tần suất và mức độ các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Clonidine hoạt động như một chất ổn định mạch ngoại vi, từ đó có thể giảm chứng nóng bừng đột ngột, đổ mồ hôi.

    Các tác dụng phụ của thuốc như: chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, táo bón.

    5.2. Thảo dược hỗ trợ giảm bốc hỏa

    thảo dược giảm bốc hỏa tiền mãn kinh

    Thảo dược là lựa chọn an toàn cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

    Để hạn chế tác dụng phụ từ thuốc, hiện nay nhiều chị em phụ nữ tiền mãn kinh bị bốc hỏa có xu hướng dùng các loại thảo dược để hỗ trợ. Việc bổ sung thảo dược hỗ trợ giảm bốc hỏa có nhiều cơ chế nhưng chủ yếu đều dựa theo kích thích tổng hợp estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng.

    Một số thảo dược hỗ trợ giảm bốc hỏa như:

    5.3. Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ giảm bốc hỏa

    chế độ dinh dưỡng khoa học

    Dinh dưỡng khoa học có thể cải thiện tần suất và mức độ bốc hỏa.

    Để giảm các cơn bốc hỏa do suy giảm Estrogen hoặc do dùng nhiều các loại thực phẩm gây nóng trong, bạn có thể cải thiện bằng cách tăng cường thực phẩm giàu Estrogen thực vật hoặc cắt bớt chế độ ăn cay nóng.

    Một số thực phẩm bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn như:

    • Tăng cường trái cây và rau quả: giàu chất chống oxy hóa và chất xơ
    • Cá béo: giàu omega-3 cải thiện tâm trạng và chức năng não, ổn định huyết áp, cung cấp vitamin D
    • Bổ sung thực phẩm “giải nhiệt”, có tính mát như táo, chuối, rau bina, bông cải xanh, trứng, trà xanh…
    • Nên uống nhiều nước trong thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh
    • Hạn chế các thức ăn cay nóng
    • Hạn chế sử dụng rượu bia. Sử dụng nhiều rượu có thể làm trầm trọng thêm các cơn bốc hỏa, lo âu hoặc trầm cảm
    • Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ đã qua chế biến.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Bốc hỏa nên ăn gì kiêng gì? TẠI ĐÂY

    5.4. Giảm bốc hỏa tiền mãn kinh bằng chế độ sinh hoạt hợp lý

    Nếu các cơn bốc hỏa nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống như:

    • Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
    • Có thể cởi bớt quần áo khi trời ấm, nóng
    • Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt, điều hòa nhiệt độ để giảm nhiệt độ phòng
    • Có thể uống một cốc nước mát để giảm nhiệt độ
    • Hạn chế hút thuốc lá
    • Duy trì cân nặng ổn định

    6. Lời khuyên từ chuyên gia

    Cũng theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, bốc hỏa là triệu chứng điển hình ở giai đoạn chuyển tiếp sang mãn kinh. Chị em không cần quá lo lắng, nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Nếu kéo dài gây mất ngủ có thể thăm khám để được tư vấn cách điều trị hợp lý nhất.

    Ngoài ra, nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, nên biết cách cân bằng tâm trạng bằng việc:

    • Giữ tinh thần thoải mái
    • Phân bố công việc phù hợp
    • Nên dành thời gian quan tâm đến bản thân mình
    • Nên chủ động chia sẻ các vấn đề gặp phải với người thân hoặc người có chuyên môn
    • Có thể tham khảo các liệu pháp trị liệu tâm lý

    Trên đây là một số thông tin về bốc hỏa tiền mãn kinh bạn có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề mình gặp phải, bạn có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Bốc hỏa tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả”

    1. Dung viết:

      Đọc bài này thì thấy mình giống y chang, bốc hỏa cũng gần 2 năm rồi,cũng đã làm mọi cách,vẫn không khá hơn, gần như bất lực .

      • Bốc hỏa là 1 trong những triệu chứng của tiền mãn kinh – mãn kinh. Nếu mức độ của bạn nặng, có thể phải can thiệp bằng thuốc. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
        Cần hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn tình trạng của mình, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp sớm.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Uống gì để giảm sắc tố melanin? 10 loại nước càng uống càng trắng hồng 27/06/23
      Bên cạnh ăn gì thì uống gì để giảm sắc tố melanin cũng là băn khoăn của không ít chị…
      Bổ sung Estrogen sau sinh thế nào cho hiệu quả? Chuyên gia giải đáp 15/04/22
      Bổ sung Estrogen sau sinh có được không, sau sinh bao lâu thì bổ sung nội tiết tố và có…
      Bị u xơ có uống được vitamin e không? Có tác dụng phụ gì không? 03/07/23
      “Tôi mới phát hiện u xơ tử cung gần 1 năm nay. Mới đây con gái có mua cho lọ…
      Review Top 10+ kem làm giảm sắc tố melanin an toàn hiệu quả 26/06/23
      Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng kem làm giảm sắc tố melanin nhưng không phải chị em…
      Xem tất cả bài viết