Mất ngủ rụng tóc - Hệ lụy khôn lường và cách cải thiện hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Mất ngủ rụng tóc – Hệ lụy khôn lường và cách cải thiện hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    12/10/24

    Mất ngủ rụng tóc là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Nó không chỉ gây ra những vấn đề về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

    5/5 - (9 bình chọn)

    1. Nguyên nhân mất ngủ gây rụng tóc

    Mất ngủ có bị rụng tóc không đang ngày càng trở thành mối bận tâm của nhiều người. Trên thực tế, mất ngủ và rụng tóc có mối liên hệ với nhau.

    Khi bạn bị mất ngủ, đặc biệt là mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra tình trạng rụng tóc nhiều. Ngược lại, rụng tóc nhiều sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến bạn lo lắng, tự ti, stress. Điều này đồng thời tác động tới chất lượng giấc ngủ, khiến tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Điều này cứ lặp đi lặp lại tạo thành một vòng luẩn quẩn.

    Nguyên nhân mất ngủ gây rụng tóc

    1.1. Mất ngủ ảnh hưởng tới chuyển hóa năng lượng

    Khi bạn không ngủ đủ giấc sẽ khiến quá trình chuyển hóa năng lượng bị trì trệ. Các tế bào tóc không nhận đủ dưỡng chất để phân chia và phát triển. Do đó, quá trình dài ra của tóc chậm hơn so với bình thường.

    1.2. Mất ngủ gây ức chế hoạt động của tế bào biểu bì tóc

    Ban đêm là thời điểm tái tạo và phát triển của tế bào biểu bì. Ngủ đủ giấc sẽ giúp tái tạo mái tóc bóng đẹp, kích thích mọc tóc. Ngược lại nếu khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ gây ra rụng tóc.

    Mất ngủ gây ức chế hoạt động của tế bào biểu bì tóc

    1.3. Ảnh hưởng xấu tới quá trình sản sinh hormone

    Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp kích thích hormone tăng trưởng. Loại hormone này được sản sinh nhiều nhất từ 22 – 24 giờ. Hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển của tóc. Vì vậy, mất ngủ, thiếu ngủ làm giảm hormone dẫn đến tóc mỏng, hói đầu.

    Sự thay đổi của hormone ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau sinh cũng gây ra tình trạng mất ngủ rụng tóc ở các đối tượng này.

    1.4. Mất ngủ thúc đẩy hoạt động của các gốc tự do

    Có thể bạn đã từng nghe nói về sự nguy hiểm của gốc tự do đối với sức khỏe và sắc đẹp. Hoạt động mạnh mẽ của gốc tự do thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, trong đó có tóc. Tóc bạn sẽ dễ bị gãy rụng, bạc sớm.

    Mất ngủ thúc đẩy hoạt động của các gốc tự do

    1.5. Mất ngủ gây tình trạng rụng tóc do căng thẳng

    Mất ngủ triền miên sẽ gây căng thẳng, stress kéo dài. Điều này sẽ kéo theo tình trạng rụng tóc do căng thẳng, còn được gọi là chứng Telogen effluvium. Triệu chứng điển hình là đau đầu mất ngủ rụng tóc, khó kiểm soát cảm xúc.

    2. Mất ngủ rụng tóc là bệnh gì?

    Mất ngủ rụng tóc diễn ra đồng thời mà không phải hệ quả của nhau có thể là dấu hiệu bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

    2.1. Thiếu máu do thiếu sắt gây mất ngủ rụng tóc

    Thiếu máu do thiếu sắt làm giảm lượng oxy tới các cơ quan. Nó có thể xảy ra với cả nam và nữ nhưng đặc biệt là phụ nữ mang thai và nữ giới trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ gây ra một loạt các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, mất ngủ rụng tóc…

    2.2. Bệnh lý tuyến giáp

    Bệnh lý tuyến giáp có thể kể tới là suy giáp, cường giáp. Suy giảm là tình trạng chức năng của tuyến giáp suy yếu trong khi đó cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức. Cả hai trường hợp đều dẫn tới rụng tóc, mệt mỏi, khó ngủ.

    2.3. Tiểu đường

    Bệnh lý này khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây mất ngủ và rụng tóc kéo dài. Đặc biệt, rụng tóc ở người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ gây rụng tóc thành mảng kéo dài từ một tới vài năm.

    Mất ngủ rụng tóc là bệnh gì

    Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây mất ngủ, rụng tóc kéo dài

    >>Đừng bỏ lỡ: Vì sao người tiểu đường bị mất ngủ?

    3. Hệ lụy của mất ngủ tóc rụng nhiều

    Nếu tình trạng này kéo dài và không thể điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hệ lụy cả ngoại hình, tâm lý và sức khỏe.

    3.1. Hói đầu

    Lượng tóc rụng nhiều hơn tóc được mọc lại hoặc tóc không có khả năng mọc mới sẽ khiến mái tóc ngày càng mỏng. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng hói đầu sớm. Tình trạng này sẽ gây mất thẩm mỹ đối với cả nam và nữ.

    3.2. Hệ lụy tới sức khỏe tinh thần

    Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc suốt đêm cộng với tình trạng tóc ngày càng mỏng thưa gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.

    • Tự ti, ngại giao tiếp: Tóc mỏng, hói đầu cộng với sự tiều tụy khi mất ngủ sẽ khiến bạn mất đi sự tự tin đối với ngoại hình của bản thân.
    • Dễ nổi nóng, cáu gắt: Đây là hệ quả của mất ngủ. Điều này khiến bạn khó kiểm soát được cảm xúc của mình.
    • Suy nghĩ tiêu cực: Đây cũng là điều nhiều người gặp phải, đặc biệt là với phái yếu.

    3.3. Ảnh hưởng tới trí nhớ

    Người thường xuyên bị mất ngủ sẽ khó tập trung vào công việc, suy giảm trí nhớ. Mất ngủ cũng làm giảm lượng Beta-Amyloid, làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer.

    3.4. Suy giảm hệ miễn dịch

    Mất ngủ kéo dài có thể làm hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, ung thư.

    4. Cách khắc phục mất ngủ rụng tóc

    Để khắc phục tình trạng này, trước hết bạn cần cải thiện tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp dành cho mái tóc.

    4.1. Thiết lập thời gian ngủ – thức đều đặn

    Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tạo dựng đồng hồ sinh học cho cơ thể. Tốt nhất là hãy cố đi ngủ trước 22 giờ. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn. Nếu bạn bị mất ngủ vào đêm hôm trước cũng không nên ngủ bù vào ngày hôm sau. Ngoài ra, bạn không nên ngủ trưa quá 30 phút/ngày. Ngủ ngày quá nhiều sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ban đêm.

    4.2. Vệ sinh giấc ngủ

    Thuật ngữ này dùng để chỉ những hoạt động giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho một giấc ngủ chất lượng.

    • Không gian phòng ngủ nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn.
    • Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để ngủ ngon hơn như miếng bịt mắt, nút tai…
    • Không sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.
    • Không ăn bữa tối quá no, không sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi đi ngủ.
    • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng việc ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc, đọc sách…
    • Giường, gối cần thoải mái, không quá cứng, không quá mềm. Chăn, ga nên được thay thường xuyên để giữ vệ sinh.
    Cách khắc phục mất ngủ rụng tóc

    Sử dụng bịt mắt sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn

    4.3. Duy trì dinh dưỡng lành mạnh giảm mất ngủ rụng tóc

    Cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp cho cơ thể cũng là cách giúp dễ ngủ và giúp tóc chắc khỏe hơn.

    • Bổ sung thực phẩm tốt cho tóc và da đầu như: Thực phẩm chứa nhiều omega-3, vitamin nhóm B, C, A lecithin, biotin… Chúng có nhiều trong cá béo, các loại hạt, bông cải xanh… Tăng cường các món ăn giúp dễ ngủ như hạt sen, yến mạch…
    • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, cà phê. Không hút thuốc lá bởi một số chất độc trong thuốc lá làm tổn hại nang tóc.

    4.4. Tập thể dục đều đặn

    Rèn luyện thể lực đều đặn sẽ mang tới sức khỏe tổng thể nói chung và chất lượng giấc ngủ, sức khỏe mái tóc nói riêng. Tập luyện đều đặn, vừa sức sẽ giúp điều hòa tuần hoàn máu, tăng sản sinh cortisol.

    4.5. Massage da đầu giảm rụng tóc mất ngủ

    Theo một nghiên cứu, massage da đầu 4 phút/ngày trong nửa năm có thể cải thiện tình trạng rụng tóc, tăng độ chắc khỏe cho tóc. Bên cạnh đó, xoa bóp da đầu cũng giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể massage bằng tay không hoặc kết hợp với tinh dầu để gia tăng hiệu quả.

    Massage da đầu giảm rụng tóc mất ngủ

    Bạn có thể dùng tay không hoặc tinh dầu để massage

    4.6. Mẹo dân gian trị mất ngủ rụng tóc

    Một số mẹo dân gian có thể được sử dụng để hỗ trợ tình trạng này. Bạn có thể lựa chọn phương pháp thuận tiện với bản thân.

    4.6.1. Uống Lạc tiên giúp an thần, dễ ngủ

    Trong Lạc tiên chứa alkaloid, flavonoid, saponin… giúp giảm lo âu, căng thẳng, xoa dịu tinh thần, dễ ngủ. Bạn có thể sắc 15g Lạc tiên với nước uống thay trà hàng ngày.

    4.6.2. Ăn Lá vông

    Lá vông chứa erythrin giúp giảm cảm giác lo âu, hỗ trợ ngủ sâu. Bạn có thể dùng 20g lá vông tươi rửa sạch, để ráo. Sau đó vò nát Lá vông và hấp nồi cơm để ăn.

    4.6.3. Gội đầu bằng thảo dược ngăn rụng tóc

    Gội đầu bằng các loại thảo dược như chanh, bồ kết, hương nhu… Thảo dược sẽ giúp kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Hương thơm tự nhiên, dịu mát của thảo dược lưu lại trên tóc cũng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng các loại hóa chất trên tóc (thuốc nhuộm, uốn…) trong giai đoạn tóc rụng.

    Gội đầu bằng thảo dược ngăn rụng tóc

    Bạn có thể gội đầu bằng chanh, bồ kết hay hương nhu

    KẾT LUẬN

    Mất ngủ rụng tóc đang là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến gây lo lắng, muộn phiền cho không ít người. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, ngay khi có dấu hiệu hãy tích cực can thiệp kịp thời. Đừng quên còn rất nhiều thông tin thú vị có liên quan tới tình trạng này tại Bệnh Mất ngủ và An thần.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ăn gì để ngủ ngon? Đừng bỏ qua 20 thực phẩm này! 29/01/24
      Thực phẩm có vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ. Mỗi thực phẩm chúng ta ăn vào có…
      Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc 09/11/23
      Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội…
      Xây xẩm mặt mày là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 04/04/24
      Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của cô Phan Thùy Trang (45 tuổi, thành phố Vũng Tàu)…
       TỔNG HỢP 10+ Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay 05/02/24
      Thuốc chữa trị suy nhược thần kinh giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ mà người…
      Xem thêm