1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    20/12/23

    “Tôi đang có ý định dùng thuốc ngủ để dễ ngủ hơn nhưng vẫn lo ngại tác dụng phụ. Nếu uống 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu, gặp phải tác dụng phụ nào không và nên bắt đầu uống với liều như thế nào? Xin được chuyên gia giải đáp”.

    5/5 - (40 bình chọn)

    (Nguyễn Hữu Châu, 46 tuổi, Ba Vì, Hà Nội)

    Chào anh Châu,

    Với thắc mắc “1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?” thì còn tùy thuộc vào loại thuốc anh đang sử dụng và hàm lượng thuốc cũng như tình trạng bệnh anh gặp phải. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc ngủ và cơ chế hoạt động khác nhau. Để biết chi tiết hơn anh có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Cơ chế của thuốc trị mất ngủ

    cơ chế của thuốc trị mất ngủ

    Tùy từng loại thuốc ngủ bạn uống sẽ có cơ thế và thời gian phát huy tác dụng khác nhau

    Lượng người bị mất ngủ ngày càng tăng cao và không giới hạn về số lượng. Đi liền với đó ngày càng nhiều người sử dụng thuốc ngủ để đi vào giấc ngủ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nếu uống đúng cách, thuốc ngủ sẽ mang đến lợi ích to lớn cho những người bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ mạn tính.

    Tất cả các loại thuốc ngủ đều tác động lên não để thúc đẩy tình trạng buồn ngủ. Trong đó có 2 cơ chế chính là an thần, làm dịu thần kinh, làm chậm hoạt động của não bộ để não bộ thư giãn và cảm thấy buồn ngủ. Thứ 2 là bổ sung hormone melatonin để điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ của cơ thể.

    Ngoài ra còn một số cơ chế khác như kích thích thụ thể của serotonin (buspiron), ức chế acid glutamic, kháng histamine (thuốc trợ ngủ không kê đơn)…

    Kết hợp những cơ chế này sẽ giúp người bệnh mất ngủ nhanh chóng vào giấc, có cảm giác buồn ngủ nhanh.

    Hiện nay có nhiều loại thuốc ngủ trên thị trường. Người bệnh có thể tham khảo để biết thời gian có tác dụng cũng như chuyển hóa trong cơ thể.

    2. 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

    1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu

    1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

    Thông thường khi uống các loại thuốc ngủ sẽ có tác dụng nhanh chóng. Theo các chuyên gia y tế, sau khi uống thuốc ngủ từ 30 phút đến 2 tiếng thuốc sẽ phát huy tác dụng.

    Sau thời gian này các hoạt chất đi vào trong máu và theo đường máu vận chuyển lên não, gây ức chế thần kinh. Do đó người dùng sẽ cảm thấy buồn ngủ.

    Tuy nhiên thuốc sẽ không hết luôn tác dụng lúc đó. Sau khi uống thuốc ngủ từ 15-20 tiếng các hoạt chất trong thuốc ngủ mới vẫn có thể chưa được đào thải hết ra bên ngoài.

    Đó cũng là lý do vì sao dù chỉ uống 1 viên thuốc ngủ mà đến ngày hôm sau người dùng có cảm giác chưa hết thuốc, vẫn bị buồn ngủ, uể oải như chưa ngủ đủ.

    3. Những loại thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay

    Dựa vào cấu trúc hóa học, thuốc an thần – trị mất ngủ được chia thành 3 nhóm.

    Trong đó:

    3.1. Thuốc nhóm Benzodiazepines

    Đây là loại thuốc phổ biến thường dùng hiện nay. Các hoạt chất phổ biến như diazepam, bromazepam, clonazepam với các tên thương mại như Seduxen, Valium, Lexomil, Rovotril…

    Thuốc ngủ Benzodiapzepine là thuốc an thần, được xếp vào nhóm thuốc ngủ liều mạnh và có thể bị phụ thuộc nếu bệnh nhân dùng dài ngày.

    Bác sĩ thường chỉ định trong trường hợp điều trị co giật do động kinh, lo lắng và mất ngủ.

    Cơ chế hoạt động của thuốc là tăng cường tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh GABA, từ đó làm chậm hoạt động trong não và giảm tình trạng lo âu.

    Các thuốc này cũng giúp làm dịu cơ thể, giúp an thần thần kinh.

    3.2. Nhóm Barbiturate

    Thuốc này có mục đích chính dùng cho chống co giật hoặc gây mê, an thần. Tuy nhiên hiện nay thuốc này ít dùng cho an thần, gây ngủ vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

    Cơ chế của thuốc Barbiturate là làm tăng chất dẫn truyền thần kinh GABA, từ đó làm dịu thần kinh, an thần, giảm co thắt cơ bắp, giảm lo lắng, ngăn ngừa co giật và gây buồn ngủ.

    3.3. Thuốc ngủ thế hệ mới (Z-drugs)

    Thuốc ngủ Z-drugs hay còn gọi là thuốc ngủ thế hệ mới do không có cấu trúc Benzodiazepine, gọi chung là nhóm nonbenzodiazepin.

    Các thuốc này có thành phần như zolpidem, eszopiclone, zalepon. Đây là loại thường dùng khi bị rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng êm dịu và ít khi xảy ra nhờn nhuốc.

    Nhóm thuốc này tuy không có cấu trúc như Benzodiazepine nhưng vẫn tác động lên thụ thể GABA, gây ra tình trạng buồn ngủ nhưng ít có tác dụng phụ như Benzodiazepine.

    Tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc nào và dùng trong bao lâu.

    Tìm hiểu ngay: TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình: Thành phần, công dụng, liều dùng

    4. Cách sử dụng thuốc ngủ đúng cách

    Cách dùng thuốc ngủ đúng cách

    Không nên sử dụng “vô tội vạ” các loại thuốc ngủ

    Để dùng thuốc ngủ đúng cách, trước hết người bệnh nên thăm khám để biết rõ mức độ mất ngủ của mình để có cách điều trị phù hợp.

    Nếu mất ngủ cấp tính, do các yếu tố bên ngoài tác động thì cần dọp dẹp sạch sẽ môi trường ngủ để thay đổi. Cần thiết có thể sử dụng thuốc ngủ.

    Trường hợp mất ngủ mạn tính các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị mất ngủ để tránh tác dụng phụ cũng như tình trạng lệ thuộc thuốc.

    Để dùng thuốc ngủ đúng cách cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

    – Chỉ uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ

    – Sử dụng thuốc ngủ đúng theo liều lượng, thời gian uống

    – Nếu uống thuốc ngủ không nên di chuyển, lái xe bởi thuốc ngủ hay thuốc an thần sẽ dẫn đến tình trạng buồn ngủ

    – Không uống thuốc ngủ cùng với các chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc các loại thuốc khác để tránh tương tác thuốc, làm tăng/giảm tác dụng của thuốc

    – Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột khi dùng kéo dài. Việc “cai thuốc ngủ” cần có sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ

    – Khi bị khó ngủ do thay đổi múi giờ không nên lạm dụng thuốc ngủ

    5. Uống thuốc ngủ có hại không?

    Uống thuốc ngủ có hại không

    Nếu uống 1 viên có thể chưa ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lạm dụng lâu dài có thể ảnh hưởng

    Thuốc ngủ dùng điều trị các tình trạng liên quan đến mất ngủ như rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy sớm hiệu quả. Tuy nhiên tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ hiện nay có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

    Khi sử dụng thuốc ngủ lâu dài người bệnh có thể gặp một số tình trạng sức khỏe như:

    – Nghiện thuốc, lệ thuộc thuốc

    – Chóng mặt, đau đầu, có nguy cơ té ngã, khó giữ thăng bằng

    – Ngủ dậy không tỉnh táo, người trong trạng thái mộng mị

    – Mệt mỏi, uể oải khi thức dậy

    – Khô miệng

    – Gặp vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày

    – Buồn nôn, nôn

    – Suy giảm trí nhớ

    – Khả năng xử lý tình huống suy giảm

    – Với người mắc bệnh phổi mạn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể nguy hiểm hơn về mức độ bệnh

    – Trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng dị ứng, sốc phản vệ, hội chứng parasomnias

    6. Tương tác thuốc

    Khi sử dụng thuốc ngủ chung với một số loại thuốc dưới đây có thể gây tương tác ở mức lớn và vừa. Cụ thể như:

    Thuốc điều trị trầm cảm, Thuốc có tác dụng kháng cholinergic, Thuốc điều trị hen suyễn, Thuốc điều trị bệnh tim mạch, Thuốc điều trị bệnh gan, thận hoặc dùng trên người bị bệnh gan thận có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc an thần/thuốc ngủ.

    Do đó, khi sử dụng thuốc ngủ dù là 1 viên thì bạn cần đọc kỹ tác dụng phụ và tương tác thuốc có thể xảy ra.

    7. Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

    Thuốc ngủ có tác dụng nhanh chóng, rất nhiều người sử dụng một cách không khoa học, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những ảnh hưởng không đáng có.

    Để phát huy tác dụng của thuốc, tránh ảnh hưởng của thuốc bạn cần lưu ý một số điều sau:

    7.1. Uống nhiều thuốc ngủ có sao không?

    1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu

    Cần cấp cứu khi uống quá nhiều thuốc ngủ 1 lần

    Thuốc ngủ phải uống theo chỉ định. Trường hợp bạn uống thuốc ngủ trong thời gian dài hoặc uống nhiều viên thuốc ngủ một lúc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    Trong đó chia 2 trường hợp là uống nhiều thuốc ngủ một lúc nếu nhẹ có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu khi thức dậy, nặng có thể gây ra:

    – Mạch nhanh, hơi thở chậm và nông, kèm theo khò khè khó chịu

    – Nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm, đo mạch không rõ ràng, thường xuyên bị ngắt quãng

    – Tụt huyết áp, khi đo có lúc không đo được huyết áp

    – Đồng tử co, phản xạ với ánh sáng chậm

    – Hôn mê sâu

    – Uống nhiều thuốc ngủ một lúc có thể gây co giật, hôn mê, da tím tái, nôn ra máu

    * Cách xử lý khi uống quá nhiều thuốc ngủ là cần đưa người bệnh đi cấp cứu gấp, tránh tác dụng phụ không mong muốn nhất là tử vong.

    Theo các chuyên gia y tế, dùng thuốc ngủ liều mạnh gấp 5-20 lần so với thông thường có thể gây tử vong.

    Trường hợp uống thuốc ngủ kéo dài nhưng vẫn đúng liều có thể dẫn đến nhờn thuốc, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên, thậm chí có những ảnh hưởng nặng nề về thần kinh.

    * Cách xử lý là người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liệu trình điều trị bệnh mất ngủ phủ hợp. Các bác sĩ có thể đổi loại thuốc hoặc kết hợp nhiều phương pháp như liệu pháp mùi hương, dùng thảo dược chữa mất ngủ…

    7.2. Làm gì khi quên liều? Quá liều?

    Trường hợp quên liều mà gần với liều uống kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua và uống liều tiếp theo. Không nên uống gấp đôi liều.

    Trường hợp quên thuốc trong vòng 2 giờ so với thời điểm cần uống, người bệnh có thể uống liều đã quên ngay khi nhớ ra và dùng liều kế tiếp như bình thường.

    Nếu thuốc cần dùng 1-2 lần/ngày nên dùng khi kịp nhớ ra, miễn là không sát với liều kế tiếp để tránh quá liều

    Nếu liều dùng 3 lần/ngày nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như bình thường

    Nếu uống quá liều có dấu hiệu bất thường nên tới các cơ sở y tế thăm khám để xử lý kịp thời.

    7.3. Uống 2 viên thuốc ngủ có sao không?

    Nhiều người đặt câu hỏi uống 2 viên thuốc ngủ có sao không hay uống 4 viên thuốc ngủ có sao không? Để giải đáp thắc mắc này người bệnh cần lưu ý tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình và hàm lượng thuốc ngủ khi uống.

    Nếu mất ngủ nặng và lượng thuốc ngủ khi uống vào cơ thể đáp ứng được có thể không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Nhưng nếu uống nhiều thuốc ngủ trong thời gian dài hoặc uống nhiều thuốc ngủ cùng lúc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường như nôn, buồn nôn, người mệt mỏi, lờ đờ, chóng mặt, người bệnh nên dừng thuốc và tham khảo liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

    7.4. Cách bảo quản thuốc ngủ

    Thông thường các loại thuốc ngủ thường được bảo quản trong vỉ hoặc lọ kín, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.

    Bạn nên bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

    8. Kết luận

    Trên đây là một số giải đáp về uống 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu và những ảnh hưởng nếu uống quá nhiều. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, thận trọng khi có các bệnh lý nền. Ngoài ra, cần chú ý:

    • Không nên lạm dụng thuốc ngủ nếu không cần thiết
    • Thử các cách chữa mất ngủ tự nhiên từ thảo dược
    • Tham khảo cách chữa mất ngủ không dùng thuốc
    • Tập luyện thể dục thể thao để có giấc ngủ tự nhiên

    Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn tận tình.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tổng hợp các bài nhạc cho người mất ngủ hay nhất 04/12/23
      Nhạc cho người mất ngủ là từ khóa được nhiều người tìm kiếm giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại…
      Khám mất ngủ ở đâu? Top 11 địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng 09/11/23
      Chứng mất ngủ kéo dài khiến nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, kém tập trung. Để…
      Lá vông chữa mất ngủ không? Nhiều người bất ngờ khi nghe công dụng 05/10/23
      Hỏi: Gần đây tôi thường xuyên bị căng thẳng, stress. Tinh thần không tốt nên giấc ngủ cũng bị ảnh…
      TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình: Thành phần, công dụng, liều dùng 12/12/23
      An thần ngủ ngon Tâm Bình có thành phần thảo dược giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ, ngủ ngon...…
      Xem tất cả bài viết