Lá vông chữa mất ngủ không? Nhiều người bất ngờ khi nghe công dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Lá vông chữa mất ngủ không? Nhiều người bất ngờ khi nghe công dụng

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/10/23

    Hỏi: Gần đây tôi thường xuyên bị căng thẳng, stress. Tinh thần không tốt nên giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Tôi được hàng xóm mách uống nước lá vông chữa mất ngủ. Vậy, tôi xin hỏi lá vông có chữa mất ngủ thật không?

    5/5 - (6 bình chọn)

    (Vũ Thị Trang – 43 tuổi, Thanh Hóa)

    Cám ơn chị Vũ Thị Trang đã tin tưởng, gửi thắc mắc về cho tambinh.vn. Với câu hỏi “lá vông chữa mất ngủ không”, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể trong bài viết chi tiết dưới đây.

    1. Lá vông là cây gì?

    Cây lá vông hay còn gọi là vông nem, thích đồng, hải đồng. Cây có chiều cao khoảng 5 – 8m, thân nhẵn, có gai ngắn, vỏ màu xám nhạt.

    Lá cây vông mọc so le nhau, có 3 lá chét, phiến lá hình tam giác, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng.

    Hoa mọc thành cụm, cụm hoa mọc ngang ở kẽ lá và đầu cành thành từng chùm dày. Hoa màu đỏ chói, đài hình ống có 5 rưng nhỏ, tràng dài cánh cờ rộng, nhị tập hợp thành bó vượt ra khỏi tràng.

    Cây vông được tìm thấy ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở khắp các vùng miền, chủ yếu là đồng bằng.

    lá vông chữa mất ngủ

    2. Lá vông có tác dụng gì với sức khỏe?

    Theo Y học cổ truyền, lá vông có tác dụng:

    • Chữa chứng mất ngủ, ngủ kém, trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
    • Trị phong thấp
    • Chữa hồi hộp, đánh trống ngực
    • Điều trị viêm ruột
    • Chữa viêm da
    • Sát trùng, trị mụn nhọt, ung độc
    • Điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu

    3. Lá vông chữa mất ngủ không?

    Câu trả lời là có. Từ xa xưa, dân gian ta đã biết sử dụng lá vông nem để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

    Bởi, theo Đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình. Dược liệu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giúp an thần, ngủ sâu giấc.

    Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cho thấy, chiết xuất erythin trong vị thuốc này giúp làm giảm cảm giác lo âu, mang lại giấc ngủ sâu, ngon hơn. Vì vậy, lá vông được xem là vị thuốc tự nhiên giúp an thần, chữa mất ngủ hiệu quả.

    Lá vông có chữa mất ngủ không

    4. Hướng dẫn 6 cách sử dụng lá vông chữa mất ngủ

    Để đạt hiệu quả trong cải thiện giấc ngủ, người bệnh có thể tham khảo 5 cách sử dụng lá vông sau:

    4.1. Sắc lá vông chữa mất ngủ

    Bài thuốc sắc lá vông thực hiện rất đơn giản nên được nhiều người áp dụng.

    Cách thực hiện như sau:

    • Lấy 6 -10g lá vông khô rửa sạch, để ráo nước;
    • Cho vào ấm đất, thêm 200ml nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 50ml thì dừng lại.
    • Chờ nước nguội và uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
    Sắc lá vông

    Sắc lá vông

    4.2. Hấp lá vông

    Bạn cũng có thể hấp lá vông để ăn mỗi tối, cách thực hiện đơn giản:

    • Chuẩn bị 20g lá vông tươi.
    • Đem lá vông đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó vò qua và cho vào nồi cơm hấp sau khi cơm cạn nước.
    • Trước khi đi ngủ hãy ăn vài lá vông này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

    4.3. Nấu canh lá vông ăn chữa mất ngủ

    Với lá vông bạn có thể chế biến món ăn như món canh lá vông. Một bát canh lá vông nóng trong bữa cơm sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

    Cách thực hiện:

    • Lấy một nắm lá vông bánh tẻ rửa sạch.
    • 200g tôm lột vỏ, làm sạch, ướp gia vị chừng 10 phút.
    • Tiếp theo, bạn phi thơm hành, cho tôm vào xào chín rồi thêm 200ml nước vào đun sôi.
    • Khi thấy nước sôi cho lá vông vào đun tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
    • Buổi tối thưởng thức món canh lá vông thơm, mát thì giấc ngủ sẽ sâu hơn.

    4.4. Dùng lá vông ngâm rượu chữa mất ngủ

    Không chỉ có lá vông mà rượu trắng cũng có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.

    Rượu trắng giúp cơ thể ấm nóng và tạo cảm giác buồn ngủ sau khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, không nên lạm dụng rượu.

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    • 200g lá vông
    • 2l rượu trắng
    • Lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

    Cách thực hiện:

    • Lá vông rửa sạch, để ráo nước.
    • Cắt lá vông thành từng khúc nhỏ rồi cho vào lọ thủy tinh đã vệ sinh sạch sẽ.
    • Sau đó cho thêm rượu trắng vào trong theo tỷ lệ 1:1, cứ 100g lá vông là 1 lít rượu trắng.
    • Ngâm lá vông và rượu trắng trong 15 – 20 ngày là có thể sử dụng. Nên đặt hũ thủy tinh nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp.
    • Mỗi ngày uống 10 – 20ml rượu, nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    Lá vông ngâm rượu chữa mất ngủ

    Lá vông ngâm rượu chữa mất ngủ

    4.5. Kết hợp lá vông với các loại thảo dược khác

    Kết hợp lá vông với một vài dược liệu như táo nhân, tim sen, hoa nhài giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ.

    Cụ thể:

    • Chuẩn bị: 16g lá vông, 10g táo nhân, 6g tim sen, 4g hoa nhài.
    • Lá vông đem rửa sạch, vò nát, tim sen và táo nhân đi sao vàng.
    • Sau đó cho lá vông, táo nhân, tim sen, hoa nhài vào ấm nước, cho nước sôi vào hãm như hãm trà.
    • Sau 15 phút là bạn có thể mang uống, hãy uống khi còn nóng.

    4.6. Làm cao lá vông

    Với lá vông, bạn có thể chế biến thành cao để sử dụng.

    • Lá vông 400g, lạc tiên 400g, lá gai 100g, rau má 100g, 1 lọ thủy tinh.
    • Tất cả nguyên liệu trên mang thái nhỏ, phơi khô, sau đó nấu với 2-3 lít nước cho tới khi còn 500ml.
    • Tiếp theo, bạn cho thêm đường phèn/ mật ong, nấu cho tới khi cô đặc lại thì lấy bảo quản trong tủ lạnh.
    • Mỗi ngày sử dụng 20ml hòa với nước ấm uống để cải thiện bệnh mất ngủ.

    5. Lưu ý khi sử dụng lá vông chữa mất ngủ

    Mặc dù lá vông là vị thuốc dân gian khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần chú ý những điều sau:

    • Nên dùng đúng liều lượng, bởi lạm dụng quá nhiều không những không có tác dụng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
    • Áp dụng các bài thuốc lá vông đúng cách. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
    • Bên cạnh việc sử dụng lá vông nên thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
    • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
    • Trong trường hợp chứng mất ngủ không cải thiện hoặc mất ngủ kéo dài tốt nhất nên thăm khám và điều trị.

    Như vậy, cô Vũ Thị Trang và bạn đọc vừa tìm hiểu xong bài viết “lá vông chữa mất ngủ không”. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp cho những người mất ngủ sớm có được giấc ngủ ngon. Với những trường hợp mất ngủ nặng, kéo dài nên thăm khám để được điều trị kịp thời. Liên hệ ngay hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thử ngay 12 bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não 01/04/24
      Tập luyện là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não khi mang lại một…
      Thuốc trị mất ngủ: Tổng hợp 5 nhóm, 11 loại phổ biến nhất 22/01/24
      Mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ sa sút. Việc tìm…
      Rối loạn lo âu nên ăn gì kiêng gì? Top 13+ loại đồ ăn, thức uống 15/01/24
      Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của chị Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội), chị băn…
      Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc 09/11/23
      Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội…
      Xem tất cả bài viết