Top 18 tác dụng của quả đậu bắp trong điều trị bệnh - Xem ngay!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Top 18 tác dụng của quả đậu bắp trong điều trị bệnh – Xem ngay!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    18/10/20

    Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm trong bữa ăn thường ngày. Không chỉ có hương vị thơm ngon, độ nhớt đặc trưng, đậu bắp còn được xem là vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng của đậu bắp là gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (10713 bình chọn)

    1. Đậu bắp là gì?

    Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi, bông vàng, thảo cà phê, gôm… Nó thường được trồng ở các vùng ôn đới, nhiệt đới. Ở nước ta, đậu bắp chủ yếu được trồng ở miền Nam.

    Quả đậu bắp có thể dài tới 20cm, màu xanh lá, có các đường gân dọc thân và cách đều nhau. Bên trong quả có nhiều hạt màu trắng. Đậu bắp có hương vị thơm ngon và độ nhớt đặc trưng.

    2. Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

    Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Trong 100g đậu bắp sống chứa 33 kcal, 7g carbs, 3g chất xơ và 2g protein. Đậu bắp cũng chứa vitamin A, C, K, B6, magie, folate… Nó còn có một số vi chất như: oxalate, solanine, fructan…

    18 tác dụng của đậu bắp

    3. Cập nhật mới nhất 18 tác dụng chữa bệnh của đậu bắp

    Ít người biết rằng loại quả nhỏ bé này lại mang trong mình nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Danh sách 18 công dụng của đậu bắp dưới đây chắc hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ.

    3.1. Chữa ho, viêm họng

    Nước đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Tác dụng của đậu bắp với trẻ em chính là việc giảm ho khò khè ở trẻ. Vì nó có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt. Bạn có thể sắc đậu bắp khô lấy nước uống thay trà hoặc súc miệng hàng ngày. Đối với trẻ em chỉ dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

    đậu bắp trị đau họng và ho

    Nhờ có tính kháng khuẩn và khử trùng, đậu bắp giúp trị ho, viêm họng

    3.2. Trị hen suyễn

    Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu bắp sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn cải thiện tình trạng hen suyễn. Thường xuyên ăn và uống nước ép đậu bắp sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do hen suyễn gây ra.

    3.3. Tốt cho mắt

    Sở dĩ đậu bắp có thể cải thiện sức khỏe đôi mắt là do nó có chứa vitamin A và carotene. Trong mỗi 100g đậu bắp chứa tới 52mg vitamin A và 310mg caroten. Nhờ đó nó giúp tăng thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

    tác dụng của đậu bắp là tốt cho mắt

    Đậu bắp chứa nhiều vitamin A và caroten tốt cho mắt

    3.4. Phục hồi sức khỏe sau khi tập thể dục

    Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng, đậu bắp đã trở thành một lựa chọn trong thực đơn của những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn giúp bạn có thể tập luyện lâu hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập.

    3.5. Giảm căng thẳng

    Tác dụng của hạt đậu bắp đã được chứng minh là giúp tinh thần thư thái hơn. Vì chiết xuất từ hạt của đậu bắp có thể chống lại stress.

    3.6. Làm đẹp da

    Tác dụng của đậu bắp với da là hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da. Pectin trong đậu bắp sẽ tăng cường độ đàn hồi cho da. Đây chính là lý do khiến đậu bắp được nhiều chị em yêu thích. Tăng cường đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có làn da mịn màng, tươi sáng. Bên cạnh đó, bạn có thể rửa sạch và nghiền nát đậu bắp để đắp mặt nạ. Nên duy trì đắp mặt nạ đậu bắp 2 lần/tuần.

    Đậu bắp tốt cho da

    Mặt nạ đậu bắp làm đẹp da

    3.7. Tác dụng của đậu bắp với bà bầu

    Tác dụng của đậu bắp đối với phụ nữ được thể hiện rõ rệt trong thời kỳ mang thai. Hàm lượng acid folic và vitamin C trong đậu bắp giúp ngăn ngừa khuyết tật thai nhi. Do đó, sử dụng đậu bắp sẽ góp phần đem tới một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu bắp mà chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

    3.8. Cải thiện sinh lý nam giới

    Không chỉ tốt cho phụ nữ, tác dụng của đậu bắp với nam giới cũng rất đáng lưu tâm. Đậu bắp chứa dạng glucide phức polysaccharide và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Chúng giúp tăng cường bơm máu tới dương vật, hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương. Bởi vậy, nhiều nam giới vẫn coi đậu bắp là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý phái mạnh.

    3.9. Tác dụng của đậu bắp trong giảm cân

    Lợi ích của đậu bắp còn phải kể tới việc giảm cân. Bạn hoàn toàn có thể thêm đậu bắp vào thực đơn ăn kiêng của mình. Bởi nó có lượng calo thấp cùng lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan dồi dào.

    tác dụng của đậu bắp trong giảm cân

    Bạn có thể thêm đậu bắp vào thực đơn giảm cân

    3.10. Phòng ngừa thiếu máu

    Nhắc tới tác dụng của quả đậu bắp không thể quên phòng ngừa thiếu máu. Đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan và magie… Đây đều là những chất quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn đậu bắp trong bữa ăn hoặc uống nước ép từ nó thì sẽ không phải lo lắng về nguy cơ bị thiếu máu.

    3.11. Giảm cholesterol xấu

    Là một loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nên đậu bắp giúp giảm cholesterol hiệu quả. Trong quá trình tiêu hóa, chất nhầy của đậu bắp sẽ liên kết với cholesterol để đào thải ra ngoài cơ thể thay vì hấp thụ. Chỉ số cholesterol trong máu giảm sẽ góp phần bảo vệ hệ tim mạch.

    3.12. Có lợi cho não bộ

    Tốt cho não bộ là một tác dụng đậu bắp mà ít người biết tới. Sở dĩ nó có tác dụng này là nhờ chất polyphenol giúp chống viêm, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa.

    3.13. Trị táo bón

    Trị táo bón là một trong các tác dụng của trái đậu bắp nhờ lượng chất xơ dồi dào. Hoạt động tương tự như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, đậu bắp sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, chất nhầy dính trong đậu bắp sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

    >>Đừng bỏ lỡ: Thuốc nhuận tràng – Tham khảo các loại thuốc phổ biến  

    3.14. Tác dụng của đậu bắp với người bị tiểu đường

    Đậu bắp chứa một số chất tương tự insulin có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, uống nước ép đậu bắp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cũng có thể bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.

    tác dụng của đậu bắp trong hạ đường huyết

    Đậu bắp chứa một số chất tương tự insulin có tác dụng giảm đường huyết

    3.15. Hỗ trợ điều trị bệnh thận

    Ăn đậu bắp góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh thận. Đậu bắp hỗ trợ tốt cho hoạt động của thận, tăng khả năng thải lọc của thận.

    3.16. Hỗ trợ điều trị loãng xương

    Loại quả này chứa một lượng lớn vitamin K và folate. Đây được xem là “cứu tinh” đối với sức khỏe hệ xương khớp nhờ tác dụng tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương. Tác dụng của đậu bắp với bệnh xương khớp còn đến từ chất nhầy trong đậu bắp khi nó giúp bôi trơn khớp.

    3.17. Phòng chống ung thư

    Như trên đã đề cập, đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ung thư. Lectin trong đậu bắp cũng có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư.

    3.18. Tăng cường hệ miễn dịch

    Nước ép đậu bắp chứa một lượng vitamin C và chất chống oxy hóa lớn. Bởi vậy, nó rất tốt cho chức năng hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây cảm lạnh và cúm thông thường.

    4. Đối tượng không nên dùng đậu bắp

    Tuy đậu bắp mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những tác dụng phụ của đậu bắp khiến nó trở nên không phù hợp với một số đối tượng.

    – Người bệnh sỏi thận: Do trong đậu bắp chứa nhiều oxalate sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

    – Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu: Hàm lượng vitamin K lớn trong đậu bắp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

    – Người bị viêm khớp: Loại thực phẩm này chứa solanine có thể gây viêm và đau khớp kéo dài với tỷ lệ nhỏ.

    – Người bị hội chứng ruột kích thích hoặc gặp vấn đề về đường ruột: Đậu bắp có hàm lượng fructan cao, dễ gây tiêu chảy.

    – Người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc metformin: Đậu bắp tuy có thể ổn định đường huyết nhưng nó làm giảm dược tính của thuốc metformin trị bệnh tiểu đường.

    đối tượng không nên dùng đậu bắp

    Người bị sỏi thận không nên dùng đậu bắp

    5. Cách chọn, chế biến và bảo quản đậu bắp

    Để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất và an toàn đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý tới cách lựa chọn và chế biến đậu bắp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

    – Chọn đậu bắp có màu xanh thẫm, độ dài vừa phải, cuống không bị thâm. Bề mặt đậu bắp bóng đẹp, có lớp lông mao mỏng bao quanh. Tránh mua quả quá non, bị dập.

    – Nếu muốn để lâu khi mua đậu bắp về hãy để vào túi đựng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh.

    – Không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến đậu bắp.

    – Có thể chế biến đậu bắp theo nhiều cách như: luộc, nấu canh, xào, nướng… Thậm chí, bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước để uống.

    – Nấu ở nhiệt độ thấp, không nấu quá chín để lưu giữ được nhiều nhất dưỡng chất.

    chế biến và bảo quản đậu bắp

    Đậu bắp có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau

    6. Lưu ý khi sử dụng

    – Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

    – Đậu bắp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

    – Tuyệt đối không ăn uống đậu bắp nếu đã từng dị ứng với loại thực phẩm này hoặc thuộc nhóm đối tượng không nên dùng. Các biểu hiện của dị ứng với đậu bắp có thể là ngứa, sưng tấy quanh miệng.

    – Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy ngưng dùng ngay và thông báo với bác sĩ.

    – Không ăn uống quá nhiều đậu bắp vì bất kỳ dạng lạm dụng nào cũng phản tác dụng.

    Trên đây là 18 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm mua đậu bắp ngay và chế biến thật nhiều món ăn ngon để gia đình thưởng thức. Đừng quên những lưu ý quan trọng khi sử dụng đậu bắp trên để mang lại hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe của bản thân và gia đình! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy chat với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    18 bình luận cho “Top 18 tác dụng của quả đậu bắp trong điều trị bệnh – Xem ngay!”

    1. Thương viết:

      Đại tràng tâm bình hộp mấy ,có dạ dày tâm bình không

      • Chào bạn , hiện tại Tâm Bình chưa có sản phẩm về dạ dày. Để được tư vấn thêm thông tin về đại tràng, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gọi đến số 0343446699 để được hỗ trợ. Chúc bạn sức khỏe !

    2. Luận viết:

      Em bị viêm khớp dạng thấp uống viên khớp tâm bình có được không.uông có hiệu quả chút nào không.

      • Chào bạn, Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi. Đây là một bệnh mạn tính kéo dài, việc điều trị phải kiên trì liên tục, có khi cả cuộc đời. Sản phẩm viên khớp Tâm Bình có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp theo y học cổ truyền. Hỗ trợ mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng các khớp. Vì vậy viên khớp Tâm Bình có thể hỗ trợ cho tình trạng của bạn nhé.

    3. Trần Anh Minh viết:

      Không ngờ đậu bắp có nhiều công dụng tuyệt vời như vậy, khi chế biến có cần lưu ý gì không và có tránh ăn với loại thức ăn nào không thưa bác sĩ?

      • Chào bạn, khi chế biến bạn lưu ý nên chọn đậu bắp tươi, không quá non và không nên mua quá nhiều 1 lần rồi tích trữ quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Đậu bắp cũng có thể không phù hợp với 1 số người bị các bệnh lý ví dụ như người bị sỏi thận do trong thành phần đậu bắp có nhiều oxalate lớn.
        Bạn có đang bị bệnh lý nào không? Hay có đang dùng thêm thuốc/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ gì khác không? Bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc gọi vào tổng đài tư vấn sức khoẻ 0343446699 để Tâm Bình hỗ trợ giải đáp trực tiếp cho bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    4. Đinh Ngọc Hải viết:

      Chào bác sĩ, tôi bị viêm khớp do thoái hoá khớp, hiện tôi đang dùng viên khớp Tâm Bình, cho tôi hỏi sử dụng viên khớp rồi uống thêm đậu bắp có được không? Có sợ kích ứng gì không?

      • Chào bạn, bạn đang dùng “Viên khớp Tâm Bình” có thể uống thêm đậu bắp được bạn nhé. Trong thành phần của đậu bắp chứa nhiều vitamin K và folate giúp tăng cường dưỡng chất cho xương chắc khoẻ. Cám ơn bạn đã tin tưởng sản phẩm của Tâm Bình.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    5. Nguyen Phong viết:

      Xin chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, em bị đau khớp gối và thường nhức vùng khuỷu chân vào lúc sáng sớm. Trước đây em chơi thể thao nhiều không biết có phải do chạy nhiều hay không. Hiện tại em vẫn chạy bộ và chơi thể thao bình thường. Em khám tổng quát và được tư vấn là bị Gout nhưng em không nhức khớp ngón. Hiện tại em chưa đi khám hoặc chụp phim về khớp gối. Bác sĩ có thể tư vấn cho em về tình trạng này không ạ! Em cám ơn rất nhiều. SĐT: 0902XXXXXX

    6. Quế viết:

      Bác sĩ ơi, cho cháu hỏi ba cháu bị tiểu đường kèm đau nhức xương khớp. Cháu cho ba ăn đậu bắp được không thưa bác sĩ?

      • Chào cháu, cháu có thể cho ba cháu ăn đậu bắp được nhé, tuy nhiên thực phẩm chỉ giúp hỗ trợ còn không thể thay thế thuốc của bác sĩ được, vì vậy cháu cũng nên khuyên ba duy trì chế độ sinh hoạt, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cháu nhé.
        Chúc cháu và gia đình sức khoẻ!

    7. Trinh viết:

      Xin cho hỏi, đậu bắp có tạo đàm đối với người có khai khí quản không ạ. Vui lòng giải đáp

      • Chào bạn, hiện nay chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của đậu bắp đối với người đang mở khí quản. Vì vậy tùy vào tình trạng bệnh bạn có thể tham khảo trực tiếp bác sĩ điều trị của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Dương Thanh Hải viết:

      Nói vậy thì đậu bắp có tốt cho người bệnh khớp không bs, bị thoái hóa khớp gối ngâm lấy nước uống được không? Cảm ơn bác sĩ!

      • Chào bạn, trong đậu bắp có nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho khớp như Vitamin K, vitamin E… Đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp giúp cung cấp dưỡng chất cho dịch ổ khớp để hỗ trợ giảm phần nào tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp.
        Do cơ chế là cung cấp thành phần dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy nếu bạn không ăn trực tiếp mà ngâm nước thì bạn nên dùng nước nóng cũng như cắt đậu bắp thành nhiều lát nhỏ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. NguyenKimHang viết:

      Chào Bác sĩ, mẹ em đang bị tiểu đường và bị sỏi mật thì có ăn đậu bắp hàng ngày được ko? Và nếu dc thì ăn bao nhiêu gram thì được? E cám ơn Bác sĩ

      • Chào bạn, trường hợp người bị tiểu đường và đang dùng thuốc thì không nên ăn đậu bắp vì có thể làm cản trở hoạt động của thuốc trị tiểu đường Metformin.
        Còn trường hợp đường huyết đã ổn định và không phải dùng thuốc trị tiểu đường, bạn có thể bảo bác bổ sung Đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      “Bật mí” công dụng của củ ngải trong điều trị viêm đại tràng! 07/09/20
      Củ ngải có nhiều công dụng, một trong số đó là điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh…
      Cao gắm chữa bệnh gút – Không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời này! 26/08/19
      Điều trị gút bằng thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Do…
      Nhân sâm có tác dụng gì? Thảo dược quý giúp tăng cường sinh lý 29/11/21
      Theo y học cổ truyền, nhân sâm là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược. Từ xa xưa,…
      Bạch truật – Dược liệu có 15 công dụng tốt cho sức khỏe 30/10/19
      Từ xa xưa Bạch truật đã được coi là “thần dược trường thọ” giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt…
      Xem thêm