Hội chứng ruột kích thích khi mang thai tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng nó tác động nhất định tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa hội chứng này là gì? Hãy đến với câu trả lời trong bài viết dưới đây
1. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là sự rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Nó thường xảy ra ở bà bầu vào ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có những trường hợp hội chứng này kéo dài cả thai kỳ.
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hội chứng ruột kích thích ở bà bầu thường có những biểu hiện sau:
- Thay đổi tần xuất đại tiện
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Chướng bụng
- Ợ chua
2. Tại sao bà bầu bị hội chứng ruột kích thích?
2.1. Sự thay đổi của hormon
Khi mang thai cơ thể của phụ nữ có những biến đổi. Đặc biệt là sự gia tăng của hormon progesterone khiến nhu động ruột kém hoạt động hơn.
2.2. Áp lực của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ sẽ chèn ép lên thành ruột. Từ đó ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan tiêu hóa.
2.3. Stress
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất nhạy cảm, dễ có những cảm xúc tiêu cực. Việc lo lắng thái quá cho thai nhi cũng như chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bé cũng gây nhiều căng thẳng. Điều này là một trong các nguyên nhân khiến mang thai bị hội chứng ruột kích thích
2.4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Với tâm lý ăn nhiều sẽ tốt cho con, mẹ bầu thường nạp vào cơ thể lượng thực phẩm lớn. Điều này tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Dẫn đến các hiện tượng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua.
2.5. Viên uống bổ sung trước và trong thai kỳ
Phụ nữ có thai thường sử dụng viên uống để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Đó có thể là vitamin tổng hợp, viên sắt hoặc canxi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều loại viên uống này có thể gây táo bón ở bà bầu.
3. Hội chứng ruột kích thích khi mang thai có nguy hiểm không?
Thông thường nếu các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở mẹ bầu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với mức độ nhẹ. Điều này sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu được xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, theo webmd.com, nếu các triệu chứng IBS nếu không được kiểm soát, can thiệp sẽ gây các tác hại khôn lường như:
- Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, có thể dẫn tới sinh non.
- Táo bón làm giãn cơ, mô, dây thần kinh ở xương chậu. Điều này làm gia tăng nguy cơ trượt tử cung.
- Có khả năng bị sảy thai.
4. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể không dễ dàng. Vì các triệu chứng của nó khá giống với biểu hiện thường thấy trong thai kỳ. Để xác định chính xác bà bầu có bị hội chứng ruột kích thích khi mang thai không bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp sau:
4.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, số lần đi cầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi bà bầu về tiền sử bệnh, thực phẩm đã sử dụng, các loại thuốc bổ sung trong thai kỳ.
4.2. Xét nghiệm
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các căn bệnh khác và xác định chính xác nguyên nhân. Cụ thể là:
- Xét nghiệm máu
- Phân tích phân
- Xét nghiệm H2 hơi thở
5. Điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Việc sử dụng bất kỳ phương pháp nào đối với phụ nữ mang thai cũng cần cân nhắc một cách cẩn thận. Thông thường, bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc chỉ định thuốc cho bà bầu.
Thay vào đó, để giảm các triệu chứng, bà bầu nên thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được điều chỉnh loại và liều lượng viên uống bổ sung cho hợp lý. Đặc biệt, mẹ bầu cũng lưu ý không nên tự ý xoa bụng để điều trị hội chứng IBS vì có thể gây kích thích co bóp tử cung, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
5.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng là điều tiên quyết bà bầu có thể làm để “thoát khỏi” IBS. Mẹ bầu hãy chia nhỏ bữa ăn và xây dựng lượng thức ăn vừa đủ cho một bữa.
Có thể mẹ bầu sẽ cần một quyển sổ để ghi lại những loại thực phẩm đã sử dụng dễ làm xuất hiện IBS. Từ đó hạn chế chúng trong thực đơn hàng ngày.
- Nếu bị táo bón, bà bầu hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ. Có thể kể đến là: rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Mẹ bầu có thể uống một ly nước ấm ngay khi ngủ dậy để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó cần tránh các thực phẩm gây kích thích, khiến triệu chứng thêm trầm trọng như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thực phẩm tạo khí (đậu, bông cải xanh, cải brussels…), rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga…
5.2. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyên cùng bạn bè.
5.3. Rèn luyện thể lực hợp lý
Đừng ngại vận động là lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu. Bởi những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp nhu động ruột hoạt động ổn định hơn. Hơn nữa, rèn luyện thể lực hợp lý còn giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.
Các môn thể thao phù hợp cho bà bầu là: đi bộ, bơi lội, yoga. Để tập luyện một cách an toàn, bà bầu nên tập dưới sự trợ giúp của hấn luyện viên chuyên nghiệp.
Những thông tin về hội chứng ruột kích thích khi mang thai trên đây hy vọng đã giải tỏa mối bận tâm của không ít bà bầu. Nên nhớ việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo mộc tự nhiên nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) – Thông tin bạn nên biết
- Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? – Để bà bầu dễ xây dựng thực đơn
- Viêm đại tràng khi mang thai– Lưu ý! cách phòng bệnh hơn chữa bệnh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) và quá trình mang thai của bạn
https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome/pregnancy
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.