Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo số liệu thống kê, có đến 5-20% dân số mắc phải hội chứng này. Tình trạng này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi nhu động ruột, mệt mỏi và lo lắng. Xác định các nguyên nhân gây kích thích cũng như nhận biết sớm dấu hiệu để có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable Bowel Syndrome) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng đến ruột, đặc biệt là ruột già. Tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi có thể sờ thấy cục cứng nổi lên ở bụng… Khi kiểm tra không tìm thấy tổn thương thực thể trên niêm mạc đại tràng.
➢ Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, chủ yếu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
➢ Hội chứng này lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để lâu không điều trị, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Tại Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng cơ năng, viêm đại tràng co thắt, hoặc viêm đại tràng kích thích. IBS là một tình trạng mãn tính mà bạn cần phải kiểm soát lâu dài.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích – IBS?
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích chưa được rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như stress, chế độ ăn uống, nhiễm trùng, dị ứng, hormone, di truyền… Cụ thể như sau:
2.1. Co thắt cơ trong ruột
Thông thường thành ruột của chúng ta được lót bằng các lớp cơ. Lớp này có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng.
Tuy nhiên, khi mắc hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Vì vậy dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
Ngược lại, khi bị co thắt đường ruột, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.
2.2. Hệ thần kinh đường tiêu hóa
Hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến đại tràng đầy hơi, cứng bụng. Ngoài ra, sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể phản ứng quá mức. Từ đó, gây ra các hiện tượng đau, táo bón hoặc tiêu chảy.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, hệ thống thần kinh đường ruột của những người mắc IBS có thể phản ứng mạnh hơn với các kích thích, như thức ăn hoặc căng thẳng, so với những người không mắc bệnh.
2.3. Nhiễm trùng nặng
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đôi khi còn do các bệnh lý gây ra. Nếu bạn đang gặp phải đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột), mà không được điều trị triệt để, cũng có thể dẫn đến IBS.
2.4. Căng thẳng, Stress
Trạng thái căng thẳng thần kinh do suy nghĩ, lo âu quá nhiều khiến các triệu chứng xuất hiện hoặc biểu hiện nặng hơn. Stress có thể làm thay đổi hoạt động của hệ thống thần kinh tự chủ, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
Stress cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho ruột dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm.
2.5. Những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột
Đôi khi sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể gây kích thích đường ruột.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm có thể làm thay đổi cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến các triệu chứng ruột kích thích.
Cụ thể, sử dụng kháng sinh dài ngày có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại cho đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật. Từ đó khởi phát IBS.
2.7. Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt
Một số chị em phụ nữ có thể cảm thấy các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích tăng lên trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể do sự thay đổi nồng độ của các hormone như estrogen và progesterone, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc ruột kích thích
Ai cũng có khả năng mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, nguy cơ mắc cao hơn thuộc về những nhóm đối tượng sau:
– Đối tượng trẻ tuổi: IBS xảy ra thường xuyên hơn ở những người dưới 50 tuổi.
– Là nữ: So với nam giới, IBS ở nữ giới phổ biến hơn.
– Gia đình có tiền sử IBS: Người được sinh ra trong gia đình có người mắc ruột kích thích cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
– Tiền sử trầm cảm, gặp các vấn đề về tâm lý.
4. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Theo các ghi chép về triệu chứng lâm sàng của hội chứng ruột kích thích bao gồm các thể chính như:
4.1. Đau, cứng bụng
Người bị IBS thường xuất hiện những cơn đau không cụ thể, không xác định được vị trí. Các cơn đau có thể cảm thấy ở dọc khung đại tràng. Đau nhiều sau khi ăn, đôi khi chưa kịp ăn xong đã có cảm giác đau, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, nhất là khi ăn phải đồ ăn lạ.
Nhiều trường hợp cũng có thể đau do lạnh bụng. Cơn đau có thể kéo dài 1-2 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Hoặc một tháng có thể đau vài lần, cũng có người bệnh nhiều tháng mới đau một lần. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người.
4.2. Táo bón và tiêu chảy
Một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích phải kể đến đó là người bệnh bị đi phân táo kèm theo nhầy bọc phân. Ngoài ra trong một số trường hợp người bệnh có thể bị IBS thể tiêu chảy (đi ngoài tiêu chảy) hoặc thậm chí vừa táo bón vừa tiêu chảy.
Tuy nhiên, phân trong hội chứng IBS thường không có máu. Nếu có máu thì không phải do bệnh này gây nên.
4.3. Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân
Có thể do sự kích thích của ruột, làm tăng sự co thắt và thúc giục nhu động ruột. Cảm giác đi chưa hết phân có thể gây lo lắng và căng thẳng cho người bệnh.
4.4. Đầy hơi, cảm giác nặng bụng
Thường xuất hiện sau khi ăn, do ăn quá nhanh, nuốt nhiều không khí, ăn nhiều thức ăn gây khí như đậu, sữa…
Đầy hơi có thể gây khó chịu, căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4.5. Nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, lo âu
Có thể do sự ảnh hưởng của hệ thống thần kinh tự chủ, làm thay đổi hoạt động của ruột và não. Cũng có thể do sự căng thẳng, lo lắng về các triệu chứng tiêu hóa, làm giảm chất lượng cuộc sống và tâm trạng của người bệnh.
Thông thường, các triệu chứng này không đặc hiệu. Biểu hiện IBS có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
➥ Ví dụ: Khi ăn phải thức ăn không phù hợp, bạn sẽ bị rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu biết cách kiêng khem, thì triệu chứng bệnh sẽ biến mất.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi phát hiện ra những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích kể trên. Hãy chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám, để chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
5. Ruột kích thích đau như thế nào?
Nhắc đến hội chứng ruột kích thích, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng, hội chứng ruột kích thích đau như thế nào?. Làm thế nào để phân biệt được giữa cơn đau của IBS với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Các chuyên gia y tế cho biết, các cơn đau của IBS giống như cảm giác bị chuột rút. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp phải ít nhất hai trong số những triệu chứng dưới đây:
- Thay đổi tần suất đại tiện
- Giảm đau sau khi đi đại tiện
- Thay đổi tính chất phân
6. Biến chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường không gây ra những biến chứng nặng nề hoặc tổn thương cơ bản trong đường ruột. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và những vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số tác động và biến chứng tiềm ẩn của IBS:
Ảnh hưởng tâm lý
Stress và lo lắng, thường xuyên đi kèm với IBS, có thể gây tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần của người bệnh. Cảm giác bất an và lo lắng liên quan đến triệu chứng IBS có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm hoặc căng thẳng.
Tăng nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa khác
Mặc dù IBS không gây tổn thương cơ bản trong đường ruột, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề khác như viêm đại tràng, viêm ruột, bệnh trĩ… thậm chí là ung thư đại tràng.
Hội chứng ruột kích thích gây giảm cân đột ngột
Các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa sẽ gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng khi ăn phải thức ăn lạ, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài khiến cho người bệnh giảm hấp thu, thiếu chất dinh dưỡng nên cũng có thể gây sụt cân.
7. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Như đã nói ở trên, hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý hội tụ các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa như: đau bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện. Do đó, hội chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
7.1. Dựa trên triệu chứng
Để chẩn đoán IBS, bác sĩ có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như sau:
- Thay đổi về hình thức phân
- Số lần đi tiêu
- Phân nhầy
- Đau, trướng bụng và đầy hơi.
7.2. Chẩn đoán IBS dựa vào các xét nghiệm
Hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác căn bệnh này, người bệnh sẽ phải làm nhiều các loại xét nghiệm, và dựa trên bệnh sử để bác sĩ loại trừ, sau đó mới đưa ra kết luận chính xác.
Dưới đây là một vài những xét nghiệm người bệnh cần thực hiện:
- Xét nghiệm máu: có tác dụng tầm soát viêm nhiễm, thiếu máu.
- Xét nghiệm chuyển hóa: Giúp đánh giá toàn diện và loại trừ tình trạng mất nước (chất điện giải) ở bệnh nhân tiêu chảy.
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân để loại trừ chảy máu đường tiêu hóa.
- Thực hiện phân tích phân để tìm kháng nguyên Giardia: tìm trứng và ký sinh trùng.
- Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, tìm độc tố Clostridium difficile.
- Xét nghiệm không đặc hiệu cho tình trạng viêm nhiễm: tốc độ lắng hồng cầu hoặc CRP.
- Tiến hành sinh thiết ruột non.
- Xét nghiệm H2 hơi thở nhằm loại trừ tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở những bệnh nhân tiêu chảy.
8. Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế thế giới cho biết, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng bệnh thường tái phát nhiều lần, và kéo dài trong nhiều năm. Khiến cho người bệnh lo lắng, mang tâm lý bất ổn, sợ mắc bệnh nặng ác tính.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, phải kể đến như:
8.1. Thuốc tây điều trị IBS (Hội chứng ruột kích thích)
Sau khi thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác bệnh, và mức độ hội chứng ruột kích thích mà bạn đang gặp phải. Sau đó, sẽ chỉ định loại thuốc điều trị IBS phù hợp cho bạn.
Trong điều trị đại tràng co thắt, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng các nhóm thuốc dưới đây:
- Nhóm thuốc giảm đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon…
- Chống táo bón: Forlax, Duphalac…
- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…
- Chống ỉa chảy: Smecta, Loperamid…
- Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
8.2. Các phương pháp điều trị ruột kích thích tự nhiên tại nhà an toàn
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, nhiều người truyền tai nhau cách chữa viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích (IBS) tại nhà. Điều trị IBS bằng phương pháp dân gian như: điều trị bằng cây lược vàng, lá ổi, quả sung, nha đam… Sở dĩ những phương pháp này được nhiều người tin dùng, là bởi vì:
- Phương pháp này sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên, nên rất lành tính không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y.
- Nguyên liệu dễ kiếm, có sẵn xung quanh chúng ta.
- Tiết kiệm chi phí cho người điều trị.
➤ Xem thêm: [Mách bạn 8+] cách chữa ruột kích thích tại nhà “siêu dễ”
Bên cạnh những ưu điểm mà các mẹo chữa IBS tại nhà đem lại, thì vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ.
- Không phải ai điều trị theo cách này cũng cho kết quả tốt.
- Dù là các loại thảo dược thiên nhiên, nhưng cũng có những chống chỉ định, là liều lượng dùng, không nên dùng quá nhiều khiến cơ thể khó dung nạp…
- Hơn nữa, cần đầu tư công sức, thời gian
8.3 Massage giảm Hội chứng ruột kích thích
Có thể massage bụng để giảm đau và kích thích đại tiện đúng giờ trong ngày. Tuy nhiên cần thực hiện đúng phương pháp.
Khi mắc hội chứng IBS, đường ruột thường xuyên co bóp khiến thức ăn không được đẩy hết đến trực tràng. Việc xoa bóp, massage thường xuyên sẽ giúp ổn định nhu động ruột. Từ đó, hỗ trợ giảm đau cũng như giảm tình trạng rối loạn đại tiện.
➤ Tham khảo video thực hiện:
9. Phòng tránh IBS
Để phòng tránh hội chứng ruột kích thích, mỗi chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay sạch trước khi ăn để phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày, giảm nguy cơ mắc IBS
- Tăng cường ăn các chế phẩm sữa có chứa probiotic như: sữa lên men, sữa chua.
- Hạn chế, hoặc từ bỏ rượu, bia và các chất kích thích.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao, để giảm stress, căng thẳng và rối loạn âu lo.
- Tránh ăn những thực phẩm cây nóng, hoặc thực phẩm giàu chất béo.
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả,… trong chế độ ăn hàng ngày.
10. Kết luận chung
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, khiến người bệnh có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, mà không có nguyên nhân thực thể nào được tìm thấy.
Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ có thể liên quan đến các yếu tố như stress, chế độ ăn uống, nhiễm trùng, dị ứng, di truyền…
Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của người bệnh, lịch sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tìm cách giảm căng thẳng để kiểm soát tình trạng.
Mọi thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ hotline 0343.44.66.99 hoặc đặt câu hỏi chat trực tiếp với dược sĩ.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.
Tôi cũng hay bị IBS, tôi thấy người quen cũng bị tương tự và có giới thiệu về đại tràng Tâm Bình, cho tôi hỏi tôi nên uống thử trong bao lâu và tôi còn bị tiền đình nữa thì uống có sao không? Có ảnh hưởng đến lái xe không?
Chào bạn, sản phẩm TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hiện nay chưa có phản hồi nào về việc ảnh hưởng đến tiền đình hoặc gây buồn ngủ nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến việc lái xe nhé. Để sản phẩm có thể được hấp thu tốt và hỗ trợ giảm triệu chứng IBS cho bạn thì bạn nên cung cấp thêm thông tin về tình trạng của mình nhé, ví dụ như bạn bị IBS bao lâu rồi và mức độ thế nào, có bị bệnh lý nào khác không. Từ các thông tin đó Tâm Bình sẽ hỗ trợ bạn cụ thể nhất bạn nhé. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí 0343446699 của Tâm Bình bạn nhé.
Tôi năm nay 35 tuổi, cứ mỗi lần uống rượu vào là tôi lại bị đau bụng đi ngoài mà đặc thù của ngành không uống không được, tôi đi khám cũng được bác sĩ chẩn đoán bị ruột kích thích. Trước có dùng đại tràng tâm bình được đến hộp thứ 3 thấy cũng hợp. Tuy nhiên vì tình trạg phải uống lâu dài mà không phải lúc nào cũng có triệu chứng nên tôi có thê uống ngắt quãng được không thưa công ty, ví dụ 1 tháng nghỉ 1 tháng lại uống.
Chào bạn, nếu tình trạng hội chứng ruột kích thích của bạn không quá nghiêm trọng và không thường xuyên tái phát thì bạn có thể uống TPBVSK Đại tràng Tâm Bình ngày 2 lần mỗi lần 2 viên để hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích giúp bạn nhé. Ngoài ra nếu bắt buộc phải uống rượu thì trước đó bạn nên ăn lót dạ có thể là thức ăn có chất béo hoặc bánh mỳ có tác dụng như bộ lọc tự nhiên ngăn cản việc cơ thể hấp thu quá nhiều rượu 1 lúc nhé.
Cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình.
Trước tôi đang uống viên tiêu hoá của tâm bình do tôi hay bị đau bụng đầy hơi, mặc dù dùng không có vấn đề gì nhưng giờ tôi muốn chuyển sang dùng đại tràng có được không. Tôi đi khám lần gần nhất bác sĩ bảo tôi bị đại tràng co thắt. Trước đây tôi không đi khám mà chỉ ra hiệu thuốc uống theo triệu chứng thì được người ta bán viên tiêu hoá.
Chào bạn, trường hợp của bạn đã được chẩn đoán là đại tràng co thắt thì bạn có thể chuyển từ uống TPBVSK viên tiêu hoá Tâm Bình sang TPBVSK đại tràng Tâm Bình nhé. Tuy nhiên bạn lưu ý vẫn kiên trì dùng các thuốc và chế độ điều trị được bác sĩ kê cho nhé. Cùng với đó bạn nên xem xét chế độ ăn uống: ăn nhiều đồ luộc, nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Đồng thời hạn chế căng thẳng stress và nhớ định kỳ tái khám bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng bệnh cũng như việc đáp ứng với chế độ điều trị nhé. Vì bệnh đại tràng co thắt (tên khác của hội chứng ruột kích thích) là bệnh mạn tính và cần kiên trì cũng như phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Rất tin tưởng sản phẩm của Tâm Bình. Tôi cũng là 1 trong những khách hàng uống đại tràng đầu tiên hồi còn ở Ông Ích Khiêm.
Tôi bị ruột kích thích 6 năm nay rồi, tôi có uống đại tràng của tâm bình đươc không
Chào bạn, trường hợp của bạn có thể uống TPBVSK Đại tràng để hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đau bụng, đầy hơi tiêu chảy nhé. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin cho Tâm Bình như: Tình trạng, mức độ các triệu chứng (xảy ra thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng tái phát), bạn có đang dùng sản phẩm nào khác không và bạn có tiền sử bệnh tật nào khác không. Vậy bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ 0343446699 để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
Chào dược sĩ. Bụng tôi bị căng tức, đầy hơi 24/24 kể cả kho đói và no. Tôi đi khám bs nói viêm dạ dày nhẹ, tôi đã uống 5 đơn thuốc dạ dày nhưng ko thay đổi gì, đại tràng tốt. Xin hỏi tôi uống đại tràng tâm bình được ko?
Chào bạn, không biết các đơn bạn uống cụ thể gồm những thuốc gì và khi uống hết 1 đơn bạn có quay lại tái khám không? Thông thường phác đồ điều trị viêm dạ dày sẽ gồm kháng sinh và các thuốc ức chế bài tiết acid (thuốc ức chế bơm proton; thuốc kháng H2…), thuốc bảo vệ niêm mạc. Do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc hiện nay mà một số trường hợp dùng thuốc sẽ không cảm thấy hiệu quả, lúc này điều cần làm là đến các cơ sở y tế thăm khám và mang đơn thuốc hoặc nói rõ các thuốc đã uống để bác sĩ xem xét đổi sang các loại thuốc khác phù hợp hơn chứ không nên tự ý mua thêm thuốc tương tự về uống. Tình trạng bụng căng tức đầy hơi của bạn cũng là triệu chứng do dạ dày bị viêm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, cũng có thể là do tác dụng phụ của các thuốc đang dùng.
Sản phẩm đại tràng Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của người bị viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt… Với tình trạng của bạn đã được chẩn đoán là viêm dạ dày nhẹ, đại tràng tốt có lẽ sản phẩm đại tràng Tâm Bình không phù hợp.
Tốt nhất hiện nay bạn nên đến cơ ở y tế uy tín để thăm khám và nói rõ các thuốc đã dùng để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc điều trị cho bạn nhé. Ngoài việc điều trị bằng thuốc bạn cũng nên nhớ thay đổi chế độ ăn, lối sống: Hạn chế thức khuya, hạn chế uống rượu bia thuốc lá, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ và hạn chế căng thẳng stress. Kết hợp giữa lối sống sinh hoạt với các thuốc điều trị mới có thể giúp hiệu quả điều trị được tốt nhất.
Chúc bạn sức khoẻ!
Tôi đọc xong các triệu chứng trên đều có hết vậy tôi làm gì bây giờ.chua đi bác sĩ.chua thăm khám. Tình trạng tôi cũng vài tháng rồi .mong bs chỉ cho
Chào bạn, đầu tieien bạn vẫn nên đến bác sĩ thăm khám nội soi để xác định chính xác không có tổn thương thực thể (các tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng sẽ phải dùng thêm nhiều thuốc khác) để từ đó có liệu pháp điều trị cụ thể. Cùng với đó bạn điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nguyên tắc trong phòng và điều trị bệnh là:
– Điều trị càng sớm càng tốt
– Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp
– Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp
– Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp
– Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày
– Ăn giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, đặc biệt khi hiện tại bạn đang bị táo bón.
– Tránh chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà…
– Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ
– Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng stress
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi cũng bị hội chứng ruột kích thích nhiều năm nay, bổ sung nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng rồi nhưng không hiệu quả. Gần đây tôi hay ợ hơi bụng chướng ăn khó tiêu và đi ngoài phân sống, hay đi ngoài buổi sáng, ăn gì lạ lại đi ngoài, đi khám bác sĩ nói bị dạ dày. Tôi tìm hiểu Tâm Bình có sản phẩm Đại Tràng EXTRA, dược sĩ tư vấn cho tôi xem với tình trạng của tôi thì có bổ sung được sản phẩm này không?
Chào bạn, với tình trạng của bạn là hội chứng ruột kích thích nhiều năm bạn có thể tham khảo sử dụng Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng. Bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình hỏi thăm kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn không?
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị hội chứng ruột kích thích, sáng cứ ăn xong là đi ngoài ngay, xin tư vấn giúp tôi chế độ ăn, phương pháp cải thiện tình trạng này.
Chào bạn đúng như bạn nói, chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng hội chứng ruột kích thích. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể là điều hết sức cần thiết vì nếu người bệnh kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể dần bị suy nhược và tác động xấu đến sức khỏe. Dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích bạn có thể tham khảo:
– Thịt nạc
– Cá giàu Omega-3: Cá hồi, cá thu
– Rau củ quả chứa FODMAP thấp như: Cải bó xôi, bắp cải, cà chua, cải bó xôi
– Ngũ cốc nguyên hạt
– Và đặc biệt nên uống đủ nước
Một số thức ăn nên tránh:
– Thức ăn chứa nhiều chất béo nguồn gốc động vật, đồ chiên xào…
– Đồ ăn chứa nhiều đường
– Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo ở link sau:
https://tambinh.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-an-gi-va-kieng-gi
Chúc bạn sức khỏe!
Trịnh Văn Long – 47 tuổi
Chào bác sĩ, tôi năm hay ăn đồ lạ bị đi ngoài, đi khám bác sĩ bảo hội chứng ruột kích thích? Tôi đã dùng Đại Tràng Tâm Bình được 2 tháng và thấy giờ tôi chuyển sang dùng Đại Tràng Extra Tâm Bình được không? Có cần phải dùng đủ 3 tháng Đại Tràng Tâm Bình không?
Chào bạn TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình được phát triển từ TPBVSK Đại tràng Tâm Bình. Vì vậy nếu bạn đang dùng Đại tràng Tâm Bình bạn có thể sử dụng sang Đại tràng Extra Tâm Bình mà không cần đợi đủ 3 tháng uống Đại tràng Tâm Bình nhé.
Cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình, chúc bạn sức khỏe!
Mỗi khi tôi căng thẳng hoặc stress thì sẽ có triệu chứng gồng căng cứng bụng và thường có những cơn đau ngắt quãng. Tôi có đi xét nghiệm nhưng không phát hiện gì. Tôi lo lắng vì khi tần xuất căng thẳng nhiều thì những cơn đau bụng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Mong bác sĩ chỉ cho tôi cách khắc phục tình trạng này.
Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến hội chứng ruột kích thích (IBS), đây là tình trạng rối loạn nhu động đại tràng nhưng biểu hiện chủ yếu ở đại tràng. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ bạn có thể lưu ý vê chế độ ăn uống, sinh hoạt sau đây để hỗ trợ :
– Nên ăn chín, uống sôi.
– Rửa tay sạch trước khi ăn để phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày, giảm nguy cơ mắc IBS
– Tăng cường ăn các chế phẩm sữa có chứa probiotic như: sữa lên men, sữa chua.
– Hạn chế, hoặc từ bỏ rượu, bia và các chất kích thích.
– Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao, để giảm stress, căng thẳng và rối loạn âu lo.
– Tránh ăn những thực phẩm cây nóng, hoặc thực phẩm giàu chất béo.
– Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả,… trong chế độ ăn hàng ngày.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi năm nay 30 tuổi, ở công ty tôi có nhà ăn cho nhân viên. Thỉnh thoảng, khi ăn thức ăn lạ ở nhà ăn tôi sẽ bị đau bụng và tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến công việc. Tôi có thể sử dụng đại tràng Tâm Bình được không và uống trong vòng bao lâu?
Chào bạn, bạn có thể sử dụng TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hoặc TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh đại tràng (đau bụng, đi ngoài).
Thông thường nên dùng liều ngày 2 lần mỗi lần 3 viên, mỗi đợt nên uống từ 2-3 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy tình trạng.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị sôi bụng và có nổi cục cứng khoảng 1 tháng đã đi khám có viêm đại tràng, tôi dùng thuốc có đỡ nhưng cứ ngừng thuốc tôi lại bị lại, xin tư vấn giúp tôi giải pháp
Chào bạn, các bệnh lý đại tràng đều là bệnh mạn tính và có thể tái lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài việc dùng thuốc của bác sĩ bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cho tình trạng bệnh tốt hơn. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây nhé:
https://tambinh.vn/viem-dai-trang-co-that-nen-an-gi-va-kieng-gi/
https://tambinh.vn/sai-lam-dieu-tri-viem-dai-trang/
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi vừa bị Covid hiện tôi ăn uống không ngon, thỉnh thoảng cũng bị đi ngoài. Tôi dùng Đại Tràng Extra Tâm Bình được không?
Chào bạn, thông thường các triệu chứng của covid liên quan đến hệ tiêu hóa là: Mất vị giác khiến ăn không ngon, buồn nôn, nôn và đi ngoài (tiêu chảy). Trong trường hợp các triệu chứng đi ngoài chỉ diễn ra với tần suất thấp. Bạn có thể dùng thuốc cầm tiêu chảy thông thường.
Chúc bạn sức khỏe và chóng khỏi Covid!
Tôi có bị dạ dày, đi khám cũng bị viêm đại tràng co thắt, tôi thường thấy sôi bụng, đi ngoài? Tư vấn giúp tôi chế độ ăn với. Tôi cảm ơn
Chào bạn, 1 số lưu ý về chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng co thắt (IBS):
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
– Đủ thành phần các chất dinh dưỡng:
– Chất đạm (protein): 1g/ kg/ ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…
– Năng lượng: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.
– Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày.
– Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn:
– Gạo, khoai tây.
– Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
– Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
– Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
– Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
Không nên ăn, uống các loại thực phẩm sau:
– Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
– Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
– Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét (nếu có). Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Chúc bạn sức khỏe!
Cảm ơn Dược Phẩm Tâm Bình, tôi sử dụng Viên khớp Tâm Bình quen rồi, khoảng 2 tháng nay tôi thường xuyên đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nhất là vào buổi sáng, tôi có thể kết hợp với Đại tràng Tâm Bình được không?
Chào bạn, bạn có thể uống kết hợp 2 sản phẩm ạ. Tuy nhiên nếu tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng vẫn diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ trước để xác định xem có phải mình bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích không, từ đó sẽ tìm được sản phẩm hỗ trợ phù hợp nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị hội trứng ruột kích thích. Bấy giờ cứ ăn song là bụng lại âm ỉ khó chịu. Có uống đc đai tràng tâm binh extra không. Mới bị mấy tháng
Sdt 0374962280
Chào Ninh, bạn chú ý điện thoại để Dược sĩ chuyên môn Tâm Bình liên hệ tư vấn cho bạn nhé