Hạt tophi xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, khớp bàn chân,… là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout (gút) đã vào giai đoạn nặng. Tùy thuộc vị trí, kích thước và mức độ ảnh hưởng mà có thể điều trị chúng bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về sự hình thành, những biến chứng nguy hiểm mà hạt tophi gây ra cho người bệnh.
1. Hạt tophi là gì?
Hạt tophi là những cục u nhỏ thường có màu trắng xuất hiện ở dưới da do sự lắng đọng của các tinh thể muối urat hoặc acid uric tích tụ tại các ổ khớp gây ra. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gout.
Thông thường, cục u sẽ hình thành ở ổ khớp và vùng mô mềm xung quanh khớp, đầu gối, ngón chân cái, khớp bàn chân, khuỷu tay, bàn tay,… Chúng có hình dạng là những khối phồng, sần hình củ nổi lên ngay dưới da của người bệnh. Các nốt sần này khiến khớp bị sưng, vùng da bao phủ bị kéo căng, có thể gây biến dạng khớp.
Chỉ số acid uric – Những thông tin người bệnh gút cần biết
2. Các vị trí phổ biến của hạt tophi
Hạt tophi có thể hình thành tại nhiều vị trí trên cơ thể như:
- Các khớp ngón chân.
- Đầu gối.
- Ngón tay.
- Trên vành tai.
- Mắt cá chân.
Một số loại mô acid uric thường tích tụ để hình thành hạt tophi:
- Bao hoạt dịch khớp.
- Màng hoạt dịch lót sụn khớp.
- Gân kết nối các khớp với cơ.
- Sụn xung quanh khớp.
- Các mô mềm trong khớp: mô mỡ, dây chằng.
- Các vị trí khác: Củng mạc, van tim, tháp thận,…
3. Nguyên nhân xuất hiện tophi
Các hạt tophi thường bắt đầu phát triển ở các khớp và mô trong giai đoạn gút mạn tính tiến triển nặng. Quá trình này diễn ra trung bình khoảng 11,6 năm kể từ đợt gút cấp đầu tiên. Thông thường nguyên nhân do người bệnh không được điều trị trong thời gian dài, dẫn đến nồng độ acid uric quá cao. Lâu ngày sẽ tích tụ tạo thành các hạt tophi.
Quá trình phát triển hạt tophi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh gout:
- Tăng acid uric máu không có triệu chứng: Nồng độ acid uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng rõ ràng nào.
- Bệnh gout cấp tính: acid uric bắt đầu hình thành trong khớp, dẫn đến viêm đau nghiêm trọng. Lúc này khớp dễ bị sưng đau, nóng đỏ.
- Giai đoạn giữa (Đau ngắt quãng): Không có triệu chứng giữa các cơn gút. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài năm.
- Giai đoạn gút mạn tính: Các hạt tophi dần phát triển trong khớp và các mô xung quanh. Tình trạng này xảy ra khi khi bệnh không được điều trị trong một thời gian dài (khoảng 10 năm).
4. Các triệu chứng của hạt tophi
Các triệu chứng đi kèm khi người bệnh gout xuất hiện hạt tophi bao gồm:
Triệu chứng | Biểu hiện cụ thể |
✅ Viêm sưng | ⭐ Hạt tophi khi bị viêm có thể gây sưng, nóng tại vị trí xuất hiện. |
✅ Đau dữ dội | ⭐ Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột gây đau nhức dữ dội, sau đó sẽ thuyên giảm dần. |
✅ Khó chịu khi sử dụng khớp bị ảnh hưởng | ⭐ Gặp khó khăn, hạn chế trong vận động, sinh hoạt. |
✅ Hạn chế phạm vi chuyển động khớp | ⭐ Xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng và không được điều trị đúng phương pháp. Lúc này xương có thể bị ăn mòn. |
5. Hạt tophi có nguy hiểm không?
Ban đầu, hạt tophi rất nhỏ nhưng khi lượng acid uric tăng nhanh, tích tụ nhiều sẽ khiến cho những khối u này lớn dần lên, cản trở vận động. Nếu không được xử lý kịp thời, hạt tophi bị vỡ ra có thể gây hoại tử, biến dạng xương khớp, gây nhiễm trùng máu, rất khó lành… nguy hiểm hơn là tàn phế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Chưa kể, muối urat trong hạt tophi có thể hòa tan trở lại, đi vào máu, gây ra những cơn đau gout cấp nặng hơn.
Vì vậy khi phát hiện hạt tophi, người bệnh nên đi đến các cơ sở khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
6. Điều trị hạt tophi
Điều trị hạt tophi là một phần trong phác đồ điều trị bệnh gout. Quá trình này có thể bao gồm sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh,… Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật.
6.1 Thuốc điều trị hạt tophi
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị hạt tophi bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng giảm đau, kháng viêm cho các tổn thương khớp do hạt tophi gây ra. Các loại thuốc điển hình như: naproxen natri (Aleve), ibuprofen (Advil).
- Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm, dùng tiêm trực tiếp vào khớp hoặc dùng dưới dạng thuốc uống. Prednisone là một trong những loại corticosteroid phổ biến nhất.
- Các chất ức chế Xanthine oxidase (XOIs): Giúp làm giảm lượng acid uric do cơ thể sản xuất, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút và hạt tophi. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như: Febuxostat (Uloric), Allopurinol (Zyloprim).
- Uricosurics như Lesinurad (Zurampic) và Probenecid (Probalan),… Có tác dụng giúp thận lọc acid uric ra khỏi máu.
6.2 Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi
Trong trường hợp bệnh nặng, hạt tophi to và có nguy cơ bị vỡ cao bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Đây là phương pháp hiện đại và nhanh chóng để loại bỏ hạt tophi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như: đau đớn kéo dài, lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy… Với người bệnh có hạt tophi ở nhiều vị trí khác nhau sẽ phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật cũng rất tốn kém. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
7. Kiểm soát sự phát triển của tophi bằng phương pháp tự nhiên
Thay đổi lối sống bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên, giảm cân, uống nhiều nước là cách cải thiện bệnh gout hiệu quả cũng như kiểm soát sự hình thành và phát triển của các hạt tophi.
Đặc biệt, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh gout. Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung bao gồm:
- Quả anh đào (cherry): Theo nghiên cứu của Viện đại học Boston, ăn quả anh đào trong hai ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ tái phát các cơn gút cấp.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Có tác dụng tăng đào thải acid uric trong máu, hỗ trợ kiểm soát bệnh gút. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,…
- Cà phê: Uống một ly cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh gút, ngăn ngừa sự phát triển của các hạt tophi.
- Sữa: Theo cơ sở dữ liệu từ thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, một nghiên cứu năm 1991 cho thấy protein trong sữa có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Hạn chế các cơn gout cấp và sự hình thành hạt tophi.
Lời khuyên
Người bệnh gout nên có ý thức kiểm soát nồng độ acid uric ngay từ giai đoạn đầu, kể cả khi bệnh không biểu hiện triệu chứng. Đây là cách tốt nhất phòng tránh bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng. Từ đó, phòng ngừa sự hình thành của hạt tophi. Ngoài lựa chọn phương pháp phù hợp, duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh cũng là cách kiểm soát acid uric hiệu quả.
XEM THÊM
- Bệnh gút có ăn được mì tôm không? – Đáp án chính xác
- Tập hợp những hình ảnh bệnh gút chân thực nhất trên phim X-quang
- Chữa bệnh gout bằng diện chẩn hiệu quả không? Tìm hiểu phác đồ cụ thể
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tại sao hạt Tophi xuất hiện và các loại bỏ chúng
https://www.healthline.com/health/tophus - Tổng quan về hạt Tophi
https://www.verywellhealth.com/gout-tophi-tophus-what-is-it-189830
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.