Hafenthyl là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Hafenthyl là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    19/05/22

    Nhắc tới thuốc Hafenthyl là đề cập tới loại thuốc được chỉ định cho người mỡ máu cao. Đây là thuốc kê đơn với những quy định chặt chẽ về đối tượng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết về loại thuốc này.

    5/5 - (25 bình chọn)

    1. Hafenthyl là thuốc gì?

    Đây là thuốc thuộc nhóm fibrate. Nó được sử dụng chủ yếu để hạ lipid máu trung gian ở những người không đáp ứng chế độ ăn kiêng và những biện pháp không dùng thuốc khác. Ngoài ra hoạt chất chính trong loại thuốc này cũng có thể làm giảm acid uric máu. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Hasan-Dermapharm.

    Hafenthyl

    2. Công dụng, chỉ định

    Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định bệnh nhân có được chỉ định loại thuốc này hay không. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp:

    – Tăng cholesterol máu type IIa

    – Tăng triglycerid máu nội sinh đơn lẻ type IV

    – Tăng lipid máu kết hợp type IIb và type III

    – Tăng lipoprotein máu thứ phát

    Xem thêm Rối loạn lipid máu là gì? Tăng lipid máu có nguy hiểm không?

    3. Chống chỉ định

    – Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

    – Phản ứng dị ứng với ánh sáng khi sử dụng các thuốc fibrate hoặc ketoprofen

    – Suy thận nặng

    – Bệnh suy gan

    – Bệnh túi mật

    – Viêm tụy cấp và mạn tính

    – Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

    – Trẻ dưới 10 tuổi

    Chống chỉ định hafenthyl

    Phụ nữ có thai chống chỉ định với loại thuốc này

    4. Thành phần

    Thuốc có thành phần chính là Fenofibrate – dẫn chất của acid fibric. Tá dược sẽ được điều chỉnh theo nhà sản xuất có thể kể đến như: Natri lauryl sulfat, Crospovidon, Magnesi stearat, Lactose monohydrat…

    5. Cơ chế chuyển hóa, thải trừ

    Hoạt chất Fenofibrate khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thụ ở đường tiêu hóa. Sau khi bị thủy phân nó sẽ chuyển hóa thành acid fenofibric hoạt tính. Thuốc không chuyển hóa qua microsom gan.

    Nồng độ thuốc đạt đỉnh từ 2 – 4 tiếng sau khi uống. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu (chiếm 60%) và qua phân (chiếm 25%) trong vòng 6 ngày.

    6. Hàm lượng, dạng thuốc

    Thuốc có dạng viên nang cứng hoặc viên nén bao phim với các hàm lượng khác nhau. Có thể kể đến là 100mg, hafenthyl 145mg, 160mg, thuốc hafenthyl 200mg và hafenthyl 300mg. Tùy từng đối tượng, mục đích điều trị, liều lượng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại hàm lượng phù hợp.

    Hàm lượng hafenthyl

    Hàm lượng thuốc

    7. Liều dùng và cách sử dụng

    Uống thuốc vào bữa ăn chính là tốt nhất. Người bệnh cần uống cả viên thuốc với nước, không được nhai hay nghiền nát.

    Tùy từng đối tượng, thể trạng, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liều lượng phù hợp. Dưới đây là liều thông thường:

    – Người lớn: Từ 145 – 300mg/ngày.

    – Trẻ trên 10 tuổi: Tối đa 5mg/kg/ngày.

    Khi lỡ bỏ quên một liều, người bệnh không được uống bù bằng cách tăng gấp đôi liều sau đó. Hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho trường hợp sử dụng quá liều loại thuốc này. Nếu lỡ uống quá liều thuốc hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Một số trường hợp xuất hiện các biểu hiện bất thường có thể cần cấp cứu. Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

    8. Tác dụng phụ

    Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận khi sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ này.

    MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN TÁC DỤNG PHỤ
    Thường gặp Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu

    Tăng men gan tạm thời

    Phát ban trên da, mẩn ngứa

    Đau cơ, yếu cơ

    Nhạy cảm với ánh sáng

    Ít gặp Tăng cân

    Chóng mặt, đau đầu

    Rối loạn cương dương, giảm tinh trùng

    Ứ mật

    Hiếm gặp Hạ đường huyết

    Giảm bạch cầu

    Rụng tóc

    Sỏi mật

    Viêm mũi

    9. Tương tác thuốc

    Thuốc Hafenthyl được khuyến cáo không dùng chung với các loại thuốc dưới đây vì nó có thể làm thay đổi dược tính của nhau cũng như tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.

    – Thuốc chống đông máu: Tăng nguy cơ gây xuất huyết. Trong trường hợp cần thiết phải dùng chung cả 2 loại thuốc thì phải giảm liều thuốc chống đông máu xuống còn 1/3.

    Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin và các thuốc nhóm fibrate khác: Làm tăng nguy cơ tổn thương cơ, viêm tụy cấp.

    – Nhựa gắn acid mật: Làm giảm khả năng hấp thụ hoạt chất Fenofibrate trong thuốc.

    – Cyclosporin: Làm tăng khả năng bị tổn thương cơ, suy giảm chức năng thận.

    – Perhexilin: Khi dùng chung có thể gây viêm gan cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

    tương tác với Hafenthyl

    Cyclosporin được khuyến cáo là tương tác với Hafenthyl

    10. Thuốc Hafenthyl mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Khi được kê đơn loại thuốc này, nhiều người thường thắc mắc Hafenthyl giá bao nhiêu. Giá thuốc hafenthyl 200mg hay giá của các loại thuốc hàm lượng khác sẽ giao động tùy từng thời điểm, địa chỉ phân phối và hàm lượng, quy cách đóng gói (hộp 3 vỉ x 10 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên). Chỉ cần có đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể mua loại thuốc này ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.

    11. Lưu ý khi sử dụng

    – Thuốc chỉ được sử dụng dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần uống đúng liều lượng và thời gian theo quy định.

    – Người bệnh cần thông báo với bác sĩ loại thuốc đang sử dụng và bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể khi dùng Hafenthyl.

    – Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh vẫn phải tiếp tục áp dụng chế độ ăn kiêng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học.

    – Bác sĩ sẽ xét nghiệm chức năng gan và thận của người bệnh trước khi chỉ định dùng thuốc này.

    – Sau từ 3 – 6 sử dụng thuốc mà kết quả không đạt như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp kết hợp hoặc thay thế bằng phương pháp khác.

    – Xét nghiệm chỉ số ASAT và ALAT 3 tháng/lần, trong 12 tháng đầu là cần thiết. Nếu chỉ số gấp 3 lần giới hạn bình thường phải ngưng dùng thuốc.

    – Xét nghiệm công thức máu được tiến hành thường xuyên.

    Để biết được chính xác bản thân có được sử dụng Hafenthyl hay không và dùng với liều lượng bao nhiêu hãy tới gặp bác sĩ. Một trong những điểm quan trọng là người bệnh cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Hy vọng bài viết đã mang tới những tham khảo hữu ích. Không sử dụng những thông tin trong bài để thay thế cho chỉ định của bác sĩ điều trị.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị bệnh mỡ máu có uống được sữa Ensure không? Bác sĩ giải đáp 28/05/21
      Ensure là sản phẩm sữa rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng liệu người bệnh mỡ máu có uống được…
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng nghệ có thực sự hiệu quả như lời đồn? 21/07/21
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng nghệ là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác.…
      Xét nghiệm mỡ máu là gì? Quy trình và cách thực hiện từ A-Z 11/06/21
      Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp giúp chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh lý liên quan tới…
      [Hỏi – Đáp] Mỡ máu cao uống linh chi được không? Cần lưu ý gì? 28/06/22
      Tôi được người quen biếu ít nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, nhưng không biết bị mỡ máu…
      Xem thêm