Mỡ máu thấp là gì? Có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu thấp là gì? Có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    12/06/21

    Hỏi: Tôi đi khám sức khỏe tổng quát thì phát hiện mình bị mỡ máu thấp, cụ thể nồng độ cholesterol  thấp so với tiêu chuẩn. Trước này tôi chỉ nghe nói tới mỡ máu cao chứ chưa biết tới thấp. Vậy, tôi xin hỏi mỡ máu thấp là gì? Có nguy hiểm không?

    5/5 - (293 bình chọn)

    (Nguyễn Thị Ân, 45 tuổi, Hà Nội)

    Trả lời:

    Chào chị Nguyễn Thị Ân, như chị đã biết, chỉ số cholesterol cao có nguy cơ dẫn tới biến chứng mắc bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ… Thế nhưng, chỉ số cholesterol thấp hơn mức bình thường hoặc trường hợp thiếu cholesterol cũng gây ra nguy hiểm không kém.

    Để rõ hơn về vấn đề này, Ths.Bs Nguyễn Thị hằng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh xin được giải đáp trong bài viết dưới đây:

    1. Mỡ máu thấp là gì?

    Mỡ máu cao là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-Cholesterol  tăng cao, vượt quá mức cho phép. Ngược lại, mỡ máu thấp được hiểu nôm na là khi nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-Cholesterol giảm xuống dưới mức bình thường.

    Như chúng ta đã biết, cholesterol trong máu giữ vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Chúng là thành phần quan trọng thực hiện chức năng hỗ trợ màng tế bào thần kinh tham gia vào quá trình sản xuất một số hormone tuyến thượng thận, sinh dục…

    Mỡ máu thấp là gì

    Lý giải mỡ máu thấp là gì?

    Cholesterol được tạo ra từ gan hoặc lấy từ nguồn thức ăn nạp vào như: Cá, thịt, nội tạng động vật… Thông thường, chỉ số cholesterol ở người bình thường luôn duy trì mức 170mg/dL, đạt giới hạn trong khoảng 170 – 199mg/dL. Nếu chỉ số này giảm xuống thấp hoặc nhỏ hơn dưới 120mg/dL thì được chẩn đoán là mỡ máu thấp. Ngoài ra, chỉ số LDL nếu dưới 50mg/dL cũng được xem là quá thấp.

    Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính xác về mức cholesterol thấp, bởi giới hạn của chúng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giới tính, tuổi tác, chủng tộc.

    Xem thêmMỡ máu bao nhiêu là cao? – Những lưu ý quan trọng để hạ mỡ máu

    2. Mỡ máu thấp có nguy hiểm không?

    Mỡ máu thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo Mayoclinic, mỡ máu thấp dù chưa có biểu hiện nguy hiểm tức thì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

    • Gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục.
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, thận, tụy, trực tràng, bàng quang.
    • Tăng nguy cơ mắc cúm nặng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu.
    • Hành vi bạo lực và hiếu chiến gia tăng hoặc có xu hướng tự sát.
    • Xuất hiện chứng mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ.
    • Nguy cơ con cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non nếu cholesterol của mẹ quá thấp trong thời gian mang thai.
    Hệ lụy từ tình trạng mỡ máu thấp kéo dài

    Hệ lụy từ tình trạng mỡ máu thấp kéo dài

    Bằng chứng được thể hiện ở các nghiên cứu khoa học sau:

    • Tạp chí Tim mạch Châu Âu năm 1997, một nghiên cứu được thực hiện 3 năm với 11.500 bệnh nhân tham gia cho thấy. Những người thiếu cholesterol toàn phần có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc ung thư khác. Ngoài ra, họ còn có nguy cơ bị bệnh tim, rối loạn cương dương, mất trí nhớ…
    • Nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng chỉ ra: Người có nồng độ cholesterol trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm ở người.
    • Một bài báo trên Tạp chí Tim Mạch được thực hiện trên 1134 người bệnh cho rằng, thiếu cholesterol toàn phần có thể làm giảm tuổi thọ.

    3. Triệu chứng mỡ máu thấp

    Những người bị mỡ máu thấp thường gặp phải các triệu chứng sau:

    • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an và bồn chồn.
    • Cảm thấy thất vọng, hay có suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
    • Tinh thần không tập trung làm việc, học tập.
    • Tâm trạng thay đổi, dễ bị kích động.
    • Thường xuyên mất ngủ.
    • Ăn uống không ngon miệng, không thèm ăn.

    Nếu thường xuyên gặp phải những biểu hiện này thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ xét thực hiện xét nghiệm máu để đưa ra kết luận chính xác nhất.

    4. Chẩn đoán mỡ máu thấp

    Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh mỡ máu thấp. Như đã thông tin ở trên, nếu chỉ số cholesterol toàn phần dưới 120mg/dL và LDL dưới 50mg/dL, bạn có thể bị mỡ máu thấp.

    5. Làm gì để tăng mỡ máu?

    Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có tác dụng tăng cholesterol toàn phần cũng như LDL-Cholesterol. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn.

    Nếu mức cholesterol thấp đang ảnh hưởng tới tinh thần của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định kê đơn thuốc chống trầm cảm. Cũng có thể sử dụng statin để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, statin có thể gây ra phản ứng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu lạm dụng. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.

    Để tăng cholesterol về ngưỡng bình thường, người bệnh có thể điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống bằng những lưu ý dưới đây.

    5.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

    • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt heo,các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa nhằm giảm bớt chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.
    • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega -3 như: Cá thu, cá hồi, cá trích, hạt chia, bột yến mạch, rau xanh, hoa quả tươi…
    • Không sử dụng rượu bia. Nghiên cứu đã chứng minh được việc sử dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, huyết áp. Chưa kể, lượng cồn nhiều khi vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. Vì vậy, nên bỏ thói quen uống rượu bia.
    Bổ sung omega 3 giúp tăng mỡ máu tốt, cải thiện sức khỏe

    Bổ sung omega 3 giúp tăng mỡ máu tốt, cải thiện sức khỏe

    5.2. Giảm cân

    Cân nặng vượt quá mức cho phép dễ dẫn tới thừa cân béo phì. Hơn nữa, đây còn là nguyên nhân dễ gây các bệnh lý mỡ máu cao, tim mạch. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý là cách giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.

    5.3. Không hút thuốc lá

    Ngừng hút thuốc lá sẽ giúp HDL-Cholesterol trong máu tăng, đồng thời ngăn ngừa huyết áp cao và bệnh tim mạch.

    Không hút thuốc lá cải thiện tình trạng mỡ máu thấp

    Không hút thuốc lá cải thiện tình trạng mỡ máu thấp

    5.4. Tập thể dục thường xuyên

    Mỗi ngày bạn nên dành thời gian tập thể dục 20-30 phút mỗi ngày. Lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Có thể là đi bộ, đánh cầu lông, bơi lội, chạy bộ, thể dục nhịp điệu… Thói quen này không chỉ giúp bạn duy trì độ dẻo dai cơ bắp mà còn tăng HDL có lợi cho sức khỏe.

    6. Phòng ngừa và tiên lượng mỡ máu thấp

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, cách tốt nhất để cân bằng cholesterol là kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu theo định kỳ. Kết hợp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý.

    Bạn cũng nên chú ý tới các triệu chứng lo âu. Nếu thường xuyên cảm thấy bồn chồn, đặc biệt là không kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận. Nên theo dõi và đi khám sức khỏe để sớm phát hiện bệnh.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được cho mình đầy đủ thông tin về mỡ máu là gì? Có nguy hiểm không? Nếu được chẩn đoán mắc bệnh này, đừng ngại, hãy nói chuyện với bác sĩ về triệu chứng của bạn. Theo dõi chuyên mục bệnh mỡ máu để có thêm kiến thức về bệnh.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    7 bình luận cho “Mỡ máu thấp là gì? Có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp”

    1. tooixn máu có choletterol toan phan là 2,4 tryglylaf1,5 hdl là o,7 và ldl laf1,6 xin bs chỉ dẫn cach khac phục.

      • Chào bạn! Như kết quả bạn chia sẻ thì hiện bạn đang có 2 chỉ số giảm thấp so với bình thường là cholesterol toàn phần và chỉ số HDL-c. Mỡ máu thấp xảy ra do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể gây nên, với tình trạng này bạn có thể áp dụng các giải pháp trong bài viết đã chia sẻ sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng cùa mình nhé.Nếu cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.

    2. Huệ trần viết:

      Bs cho em hỏi: cholesterol toàn phần là 3,5 . triglyceride là 0,73. Hdl là 1,08. Ldl là 1,85.
      Như vậy có thấp quá kh ạ? Và cho e cách khác phục ạ

      • Chào bạn! Như bạn chia sẻ thì các chỉ số mỡ máu của bạn hầu hết đều trong giới hạn bình thường, chỉ có cholesterol toàn phần bạn giảm nhẹ không đáng kể. Bạn điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học như tăng cường bổ sung các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ…); ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật (Oliu), hoa quả tươi, rau xanh tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia… kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe bạn nhé.

    3. Em mới xn mỡ trong máu bị thấp
      Cholesterols 2,9
      Và triglycerides 0,5
      Cho e hỏi e nên bổ sung gì cho mỡ lên lại ạ , em cảo ơn bs nhiều

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Phụ nữ trung niên: 5 chỉ số sức khỏe nhất định phải kiểm tra định kỳ 15/12/21
      Theo dõi 5 chỉ số sức khỏe như: huyết áp, cân nặng, đường huyết và mỡ máu… giúp phụ nữ…
      Rotacor trị mỡ máu cao – Công dụng, liều dùng và lưu ý 25/04/22
      Rotacor là một trong những thuốc thuộc nhóm statin được chỉ định khá phổ biến. Nó giúp giảm tình trạng…
      Giật mình: 10 tác hại của hút thuốc lá với mỡ máu, tim mạch 08/07/22
      Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim…
      Bồ công anh giảm mỡ gan: 3 Cách dùng cho người gan nhiễm mỡ 31/05/22
      Tồn tại trong tự nhiên như một loài cây dại, nhưng bồ công anh lại sở hữu nhiều tác dụng…
      Xem thêm