Dị ứng thức ăn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý nhanh nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Dị ứng thức ăn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý nhanh nhất

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    30/10/23

    Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Hiện tượng này có thể gặp ở tất cả đối tượng. Nếu bạn vẫn chưa nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý tình trạng dị ứng thức ăn thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (3205 bình chọn)

    1. Dị ứng thức ăn là gì?

    Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là phản ứng của hệ thống miễn dịch. Tình trạng này xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, dù là một lượng nhỏ. Dị ứng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đến hệ tiêu hóa, phát ban, sưng đường hô hấp thậm chí có những phản ứng đe dọa tính mạng, hay còn được gọi là sốc phản vệ.

    dị ứng thức ăn

    Theo ước tính, dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6-8% trẻ em dưới 3 tuổi và 3% đến người lớn. Các triệu chứng biểu hiện của dị ứng thức ăn rất dễ nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hay có sẵn các bệnh lý.

    Cụ thể:

    – Không dung nạp thực ăn do thiếu enzyme thiết yếu để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đó. Ví dụ, thiếu enzyme lactase làm giảm khả năng tiêu hóa đường sữa, khiến đầy hơi, tiêu chảy, chuột rút.

    – Ngộ độc thực phẩm: Đôi khi các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng giống với dị ứng thức ăn.

    – Nhạy cảm với chất phụ gia có trong thực phẩm. Ví dụ chất sulfites thường sử dụng trong trái cây khô, đồ hộp có thể gây ra các cơn hen suyễn ở người nhạy cảm.

    – Độc tính histamin có trong các loại cá đông lạnh không được bảo quản đúng quy cách như cá thu, cá ngừ khiến nguy cơ ngộ độc cao.

    – Những người bị bệnh celiac dễ bị dị ứng gluten khi sử dụng thực phẩm có thành phần này.

    Xem thêmNgộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    2. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng thức ăn nhưng thông thường xảy ra do cơ chế trong hệ miễn dịch.

    2.1 Hệ miễn dịch nhạy cảm quá mức với protein trong thực phẩm

    Khi thức ăn đi vào cơ thể, hệ miễn dịch xác định nhầm thực phẩm đó có hại, dẫn đến kích thích giải phóng kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để “vô hiệu hóa” thức ăn đồng thời khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ. Trong đó bao gồm giải phóng histamine gây viêm. Những hóa chất này sẽ gây ra triệu chứng dị ứng.

    nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

    Đạm là một trong những nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu.

    2.2 Do cơ địa dị ứng

    Đây là yếu tố di truyền, khiến hệ miễn dịch có xu hướng phản ứng quá mức với các yếu tố nội và ngoại sinh. Những người có cơ địa dị ứng sẽ dễ bị dị ứng thực phẩm và các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi, viêm da

    2.3 Tiền sử gia đình

    Nếu gia đình bạn có người bị dị ứng thức ăn hoặc các bệnh dị ứng khác, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn bình thường

    2.4 Gặp các vấn đề về đường ruột

    Đường ruột có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu đường ruột bị tổn thương hoặc rối loạn, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa protein trong thực phẩm, gây ra các phản ứng dị ứng.

    2.5 Dị ứng thực phẩm do nguyên nhân khác

    Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây dị ứng thực ăn do trong thực phẩm có chứa các loại phấn hoa khiến miệng bị ngứa ran hoặc ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dẫn đến sưng cổ họng hoặc thậm chí là sốc phản vệ.

    Ăn một số loại thực phẩm cũng có thể gây ngứa ngáy và choáng váng ngay sau khi bắt đầu tập thể dục. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nổi mề đay hoặc sốc phản vệ. Do đó không nên ăn các loại thực phẩm dễ kích ứng trước khi tập thể dục.

    3. Thực phẩm dễ gây dị ứng

    Có nhiều loại thức ăn có thể gây dị ứng. Tuy nhiên theo thống kê, những loại thực phẩm dưới đây là phổ biến hơn cả:

    • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa
    • Các món ăn từ trứng
    • Đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng
    • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, điều…
    • Các loại cá hoặc thức ăn chế biến từ cá
    • Tôm và các loại hải sản khác như cua, ghẹ, bề bề…
    • Lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì
    • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

    Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng cho một số người có cơ địa nhạy cảm. Nhiều trường hợp bị dị ứng với cả các loại loại hoa quả, rau củ, gia vị hoặc chất bảo quản trong thực phẩm.

    4. Triệu chứng của dị ứng thức ăn

    Triệu chứng bệnh có thể đi từ nhẹ tới nặng, có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn lạ với một số dấu hiệu:

    4.1 Các triệu chứng trên da

    Đây là dạng phản ứng dị ứng thường gặp nhất. Triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng. Các triệu chứng da có thể là ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, sưng lưỡi hoặc sưng cổ họng.

    4.2 Các triệu chứng đường hô hấp

    Đây là dạng phản ứng dị ứng thực phẩm nguy hiểm. Các biểu hiện điển hình như: khó thở, nghẹt mũi, khò khè, hoặc co thắt đường hô hấp. Những triệu chứng này có thể gây ra sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.

    4.3 Các triệu chứng ở hệ tiêu hóa

    Phản ứng dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ em, có thể xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng. Các triệu chứng tiêu hóa có thể là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.

    4.4 Triệu chứng dị ứng ở hệ thần kinh

    Thuộc tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ra các biểu hiện như chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, huyết áp giảm, mạch nhanh hoặc sốc phản vệ.

    Dị ứng thực phẩm trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng người bệnh gặp phải.

    5. Đối tượng có nguy cơ dị ứng thực phẩm

    Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là hiện tượng thông thường và phổ biến ở mọi đối tượng, không kể lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ gặp phải tình huống này nhiều hơn như:

    – Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc hơn.

    – Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.

    – Đã từng bị dị ứng thực phẩm và tái đi tái lại nhiều lần.

    – Người bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác. Các tình trạng dễ nhầm lẫn với dị ứng thức ăn

    6. Chẩn đoán dị ứng thực phẩm

    Trong trường hợp nghi ngờ mình bị dị ứng thức ăn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau để chẩn đoán như sau:

    (1) Hỏi về lịch sử sức khỏe, các triệu chứng, loại thức ăn và thời gian xuất hiện triệu chứng

    (2) Kiểm tra cơ thể để tìm các dấu hiệu của dị ứng, như mẩn ngứa, sưng hoặc viêm

    (3) Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra phản ứng của cơ thể với các loại thức ăn khả nghi, bao gồm:

    – Xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ nhỏ một giọt dung dịch chứa antigen của loại thức ăn lên da. Sau đó dùng kim chọc nhẹ vào vùng da đó. Nếu bạn bị dị ứng, vùng da bị chọc sẽ xuất hiện phản ứng viêm sưng trong vòng 15 đến 20 phút.

    – Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn để xem có kháng thể IgE đối với loại thức ăn nghi ngờ hay không. Kết quả xét nghiệm máu có thể mất vài ngày để có.

    – Thử trực tiếp thức ăn: Bác sĩ sẽ cho bạn ăn một lượng nhỏ loại thức ăn khả nghi. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và theo dõi các triệu chứng. Đây là cách chẩn đoán chính xác nhất, nhưng cũng có nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, việc thử thức ăn chỉ được tiến hành trong điều kiện y tế an toàn và có sự giám sát của bác sĩ.

    7. Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, thời gian bị dị ứng thức ăn còn tùy thuộc vào tốc độ phản ứng của cơ thể với loại thực phẩm đó và cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, thời gian bị dị ứng thức ăn có thể kéo dài từ 4-24 tiếng hoặc khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi hẳn. Nếu biết xử lý kịp thời tình trạng sẽ nhanh chóng cải thiện hơn.

    Trường hợp dị ứng nhẹ chỉ xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa khó chịu thì thời gian khỏi sẽ nhanh hơn so với trường hợp dị ứng nặng, có dấu hiệu sốt, đầy hơi, chướng bụng, sưng phù người. Do đó, cần phát hiện sớm các phản ứng của cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

    8. Dị ứng thức ăn nên làm gì? Cách xử lý

    Nếu gặp trường hợp bị dị ứng thực phẩm, bạn nên xử lý kịp thời. Cách xử lý khi bị dị ứng thức ăn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.

    dị ứng thức ăn nên làm gì

    Nên có cách xử lý kịp thời khi bị dị ứng thức ăn.

    8.1 Trường hợp dị ứng thức ăn nhẹ

    Ngừng ngay việc sử dụng thức ăn gây hoặc nghi gây dị ứng. Đồng thời uống thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng như ngứa, phát ban, sưng, nghẹt mũi…

    Bạn có thể mua thuốc kháng histamin tại các hiệu thuốc hoặc theo tư vấn từ bác sĩ.

    8.2 Trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng

    Dị ứng thức ăn nghiêm trọng có thể gây ra sốc phản vệ. Người bệnh cần cấp cứu ngay lập tức. Các bác sĩ có thể tiêm epinephrine và thực hiện hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-ige hoặc liệu pháp miễn dịch đường uống.

    Trường hợp sốc phản vệ, người bệnh bị ngất cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

    8.3 Một số mẹo dân giảm giảm dị ứng thực phẩm

    Trong trường hợp dị ứng thức ăn nhẹ, gây mẩn ngứa, phát ban trên da, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như:

    – Uống 1 ly nước Mật ong

    Mật ong được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm và tăng sức đề kháng. Nghiên cứu cũng cho thấy, mật ong có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Từ đó giúp giảm ngứa, dị ứng hiệu quả.

    Uống một cốc nước mật ong ấm ngay sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng chính là cách đơn giản để giảm dị ứng.

    Uống nước chanh tươi

    Trong chanh chứa axit citric, canxi, limonin và lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chất axit ascorbic được tìm thấy trong chanh có tác dụng duy trì các mô liên kết, làm lành vết thương hiệu quả.

    Nếu đột ngột bị dị ứng thực phẩm, bạn hãy uống một cốc nước ấm pha với chanh tươi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng.

    – Uống nước Gừng

    Gừng tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giải độc nên là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị ngứa da.

    Mẹo chữa dị ứng thực phẩm từ gừng đơn giản nhất là cắt gừng thành từng lát mỏng; đem đun sôi với nước; thêm chút đường phèn; sau đó uống khi còn ấm. Không chỉ làm dịu cơn ngứa, ức chế thương tổn mới xuất hiện mà gừng còn làm ấm bụng, giảm đầy hơi.

    – Dùng lá Tía tô

    Lá tía tô ngoài tác dụng giải cảm còn giúp giảm dị ứng, mẩn ngứa hiệu quả.

    Khi bị dị ứng thức ăn, bạn dùng lá tía tô tươi đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi; thêm nước vừa ngập lá đun sôi trong 5 phút. Sau đó uống khi còn ấm.

    – Tắm lá chè xanh

    Lá chè xanh có chứa nhiều polyphenol và flavonoid có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa.

    Đun nước lá chè xanh với 3 lít nước rồi pha cùng nước mát và chút muối để tắm. Cách này giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn trên da.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước giấm táo giúp kháng lại histamine, khôi phục hệ miễn dịch. Bôi gel nha đam giúp làm dịu vết mẩn ngứa…

    THAM KHẢO THÊM: 

    9. Người bị dị ứng thức ăn nên ăn gì kiêng gì?

    Với những người dễ bị dị ứng thức ăn, lựa chọn thực phẩm ăn uống là điều vô cùng cần thiết. Do đó, bạn có thể chú ý một số loại thực phẩm dưới đây:

    dị ứng thức ăn nên ăn gì kiêng gì

    Các thực phẩm nên ăn khi dị ứng

    Các loại rau xanh, hoa quả tươi, tỏi, hành tây, thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, hạt lanh, hạt chia…

    Những thực phẩm này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và giảm kích ứng.

    Ăn thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng điều trị nhạy cảm nhẹ với thực phẩm và giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tái diễn.

    Nên dùng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe

    Người bị dị ứng thức ăn nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. Các loại nước này sẽ giúp giải độc cơ thể và làm mát gan.

    Nước chanh, nước dừa, nước ép cà rốt… đều là những loại nước tốt cho người bị dị ứng.

    Các loại thực phẩm khi bị dị ứng cần kiêng

    Người bị dị ứng thức ăn nên kiêng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao đã được liệt kê ở mục 3. Đặc biệt cần tránh các loại thực phẩm có chứa histamin hoặc tyramin như phô mai, rượu vang, ruốc cá, xúc xích….

    Ngoài ra cũng cần kiêng những thực phẩm có thể gây kích ứng cho niêm mạc đường tiêu hóa và làm tăng triệu chứng dị ứng như:

    • Cần giảm ăn đường vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng).
    • Lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
    • Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.
    • Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.
    • Kiêng những thức ăn có nhiều đạm…

    10. Phòng tránh dị ứng thực phẩm hiệu quả

    phòng ngừa dị ứng thực phẩm

    Chủ động loại thực phẩm dị ứng khỏi thực đơn.

    Để tránh dị ứng thực phẩm người lớn cần lưu ý:

    • Đọc kỹ thành phần trên bao bì, đảm bảo các thành phần không gây kích ứng
    • Không kết hợp các thức ăn có phản ứng chéo gây dị ứng. Chẳng hạn như sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá với đậu…
    • Không ăn thực phẩm quá hạn, thực phẩm có dấu hiệu mốc, hỏng
    • Luôn chuẩn bị thuốc dị ứng khi đi du lịch hoặc ra ngoài
    • Vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tránh để lẫn đồ dễ gây dị ứng

    Đối với trẻ em dễ bị dị ứng thức ăn cần chú ý:

    • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
    • Loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trong bữa ăn của người mẹ
    • Nên lưu ý thành phần sữa nếu cho trẻ nhỏ sử dụng
    • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng
    • Cần để trẻ từ từ làm quen với các loại thức ăn dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, lạc, hải sản…

    Bạn nên nhờ bác sĩ kê đơn epinephrine khẩn cấp nếu thường xuyên bị dị ứng thực phẩm. Epinephrine là một loại thuốc có tác dụng làm giãn phổi, hạ huyết áp và giảm viêm trong trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng. Nên mang theo epinephrine để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Kết luận chung

    Dị ứng thức ăn là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại thức ăn nhất định hoặc một chất có trong thành phần của thức ăn.

    Dị ứng thức ăn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng.

    Để phòng ngừa và điều trị dị ứng thức ăn, bạn cần biết rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và chế độ ăn uống phù hợp.

    Trên đây là một số thông tin về dị ứng thực phẩm bạn có thể tham khảo. Ngay khi có biểu hiện khác thường, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Mọi thông tin cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ 0343.44.66.99.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng có di truyền không? Lưu ý từ chuyên gia 09/02/23
      Viêm đại tràng có di truyền không là câu hỏi của anh Nguyễn Văn Huân (Hải Châu, Đà Nẵng) gửi…
      Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên 24/02/20
      Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Biết được…
      Chi phí cắt polyp đại tràng bao nhiêu? Có nguy hiểm không? 03/03/20
      Chi phí cắt polyp đại tràng bao nhiêu? Có đắt không? Có đau không?... là những những băn khoăn, thắc…
      Táo bón kéo dài điều trị sao cho dứt điểm? Tìm hiểu ngay 23/02/21
      Táo bón kéo dài là tình trạng đi tiêu không thường xuyên hoặc khó đi tiêu, tồn tại trong vài…
      Xem thêm