Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    27/07/19

    Vị trí đại tràng nằm ở đâu và có cấu tạo, chức năng gì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể cho câu hỏi này.

    5/5 - (197 bình chọn)

    1. Vị trí đại tràng nằm ở đâu?

    Đại tràng là một phân đoạn của ống tiêu hóa ở người. Theo trình tự đường đi của thức ăn: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng (ruột già) và cuối cùng là hậu môn. Đại tràng trung bình dài khoảng 1m48 ở người Việt Nam trưởng thành, sắp xếp thành khung hình chữ u ngược uốn quanh ổ bụng.

    Theo Y học cổ truyền, đại tràng (còn gọi là đại trường, ruột già) là một trong sáu phủ tạng quan trọng của cơ thể. Trong cơ thể của mỗi người và mỗi giới, đại tràng có kích thước khác nhau, chiều dài có thể đạt tới 1m9, chiếm khoảng 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

    Vị trí đại tràng nằm ở đâu

    Bộ phận đại tràng

    2. Cấu tạo của đại tràng

    Xét về mặt cấu tạo, đại tràng được chia ra làm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

    2.1. Manh tràng

    Giống như một chiếc túi hình tròn. Vị trí của nó nằm tại phía dưới hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng dính với ruột thừa nhìn giống như ngón tay. Với người trưởng thành, chiều cao trung bình khoảng 9cm và đường kính khoảng 0,5cm – 1cm.

    2.2. Kết tràng

    Đây là thành phần chính bên trong đại tràng. Bộ phận này gồm 4 phần cơ bản là kết tràng sigma, kết tràng xuống, kết tràng ngang, kết tràng lên.

    • Kết tràng lên: nằm ở phía bên phải ổ bụng.
    • Kết tràng ngang: nằm ở ngang phần trên của bụng.
    • Kết tràng xuống: chạy từ trên xuống dưới bụng trái, là vị trí hay viêm nhiễm nhất.
    • Kết tràng sigma: là đoạn cong nhỏ nằm trước trực tràng.

    2.3. Trực tràng

    Là đoạn ruột có chiều dài 15cm đối với người trưởng thành, bắt đầu từ ổ bụng dưới và kết thúc tại hậu môn, mở ra bên ngoài cơ thể.

    Bên cạnh đó, tại đây cũng sẽ có 2 cơ vòng làm nhiệm vụ trong việc kiểm soát những hoạt động như đóng và mở cửa trực tràng, nằm ở phía sau tử cung của nữ và bàng quang của nam.

    > Tìm hiểu thêm: Trực tràng nằm ở đâu? Thường gặp phải những bệnh lý gì?

    3. Chức năng cơ bản của đại tràng

    Đại tràng không nằm xếp chồng như ruột non mà uốn lượn thành một khung bao quanh ruột non, nên còn được gọi là khung đại tràng. Cơ quan này mỗi ngày đều thực hiện các chức năng cơ bản sau:

    3.1. Tổng hợp vitamin

    Ở phần đầu ruột già có nhiều loại vi khuẩn hoạt động và tạo ra các vitamin như vitamin K, B12, Riboflavin, Thiamin. Một số loại khí cũng được sinh ra trong ruột già.

    3.2. Tiết dịch trong đại tràng

    Đại tràng có nhiệm vụ tiết ra dịch kiềm để tiêu hóa những thức ăn còn dư thừa. Ngoài ra còn tiết một lượng kiềm nhất định để bảo vệ niêm mạc, làm mềm phân.

    3.3. Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng

    Quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong niêm mạc ruột già thường diễn ra ở nửa đầu đại tràng. Ruột già sẽ hấp thụ nước từ ruột non và đưa vào thận. Ngoài ra đại tràng còn hấp thụ khoáng chất và nhiều nguyên tố khác.

    3.4. Bài tiết các chất nhầy

    Khi thức ăn đi vào tới đại tràng, chạm vào những tế bào ở niêm mạc sẽ tạo ra phản xạ để chất nhầy tiết ra, đóng vai trò bảo vệ thành đại tràng không bị trầy xước, hạn chế tác hại do vi khuẩn gây ra và giúp phân được kết dính.

    Nếu chức năng vận động của đại tràng bị suy giảm sẽ có nhiều chất thải tồn đọng trong ruột. Lượng nước bị hấp thụ nhiều sẽ làm phân khô cứng dẫn tới tình trạng táo bón.

    3.5. Co bóp tạo nhu động và bài tiết

    Ngoài các chức năng trên, đại tràng còn có chức năng co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng (phần cuối của đại tràng gần hậu môn). Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ xảy ra 1 lần/ngày ở người khoẻ mạnh.

    Chính sự co bóp và hấp thu nước, muối khoáng trong quá trình đưa bã thức ăn đến trực tràng lý giải vì sao các bệnh đại tràng thường gây rối loạn đại tiện. Khi đại tràng co bóp chậm, bã thức ăn di chuyển chậm, lượng nước được đại tràng hấp thu nhiều làm phân khô cứng, bệnh nhân dễ bị táo bón. Ngược lại khi đại tràng co bóp nhanh, bã thức ăn di chuyển nhanh, lượng nước được đại tràng hấp thu ít làm phân lỏng, bệnh nhân đi ngoài bị tiêu chảy.

    4. Các bệnh đại tràng thường gặp

    Đại tràng là nơi xảy ra nhiều bệnh lý như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, polyp đại tràng…

    4.1. Viêm đại tràng

    Là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau.

    Bệnh gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài, mệt mỏi, ăn ngủ kém, thường xuyên bị tái phát nếu không được điều trị dứt điểm.

    4.2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Đây là dạng rối loạn chức năng đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần, biểu hiện qua tình trạng đau bụng, chướng hơi, thay đổi thói quen đại tiện và không có bất thường về cấu trúc sinh hóa đường ruột.

    4.3. Viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn)

    Nguyên nhân của bệnh Crohn chưa được xác định rõ ràng. Biểu hiện chủ yếu gây viêm loét thành trong của ruột non và đại tràng, tiêu chảy, có máu trong phân thậm chí có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.

    4.4. Polyp đại tràng

    Là khối mô phát triển bất thường, có thể lồi hoặc phẳng, nằm ở thành trong lẫn ngoài đại tràng, đa số lành tính, số ít ung thư hóa. Bệnh thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi và có tính di truyền.

    4.5. Xoắn đại tràng

    Tình trạng ruột bị xoắn gây tắc nghẽn, thiếu máu, thủng đại tràng, thậm chí hoại tử.

    Bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, chướng bụng, buồn nôn, không đi đại tiện được…

    4.5. Ung thư đại tràng

    Ung thư thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng. Qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư.

    5. Chẩn đoán các bệnh liên quan tới đại tràng

    5.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Dựa vào các biểu hiện bệnh, vị trí đau và tần suất đau cũng như tình trạng phân để các bác sĩ xác định sơ bộ.

    5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

    5.2.1. Xét nghiệm máu

    Việc xét nghiệm máu giúp đánh giá tổng thể và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới bệnh đại tràng. Công thức máu (CBC) sẽ thể hiện số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

    Số lượng hồng cầu xác định được lượng máu mất qua phân, số lượng bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể trong khi tiểu cầu đóng vai trò đông máu. Vì vậy biết được số lượng của tiểu cầu sẽ đánh giá được những bất thường trong việc chảy máu của bệnh  nhân.

    5.2.1. Điện giải đồ

    Xét nghiệm các chất vi lượng trong cơ thể như natri, kali, clorua. Các chất điện giải thông thường sẽ giảm xuống khi người bệnh mắc tiêu chảy.

    5.2.3. Xét nghiệm máu lẫn trong phân

    Giúp xác định các bệnh lý như ung thư đại tràng hay polyp đại tràng, polyp trực tràng….

    5.2.4. Nội soi đại tràng

    Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất bằng cách sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera, giúp quan sát các tổn thương của đại tràng.

    5.2.5. Chẩn đoán hình ảnh

    • Chụp X-quang: Được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi nghi ngờ tắc ruột.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): Nhằm xác định phát hiện các biến chứng của bệnh đại tràng.

    6. Vị trí đau đại tràng có liên quan tới những bệnh nào?

    6.1. Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?

    Vị trí đại tràng nằm ở đâu và viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu được nhiều người thắc mắc. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng cho hay, dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu tập trung những cơn đau ở vùng bụng dưới rốn.

    Viêm đại tràng do lỵ amip thấy đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân. Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời khiến bệnh tái đi tái lại dễ chuyển sang gian đoạn mạn tính.

    Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

    Ngoài biểu hiện đau bụng, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như:

    • Thay đổi thói quen đại tiện
    • Nếu đại tràng xuất hiện tình trạng xuất huyết có thể gây nên thiếu máu, chóng mặt, bủn rủn tay chân (ít gặp)
    • Niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết rách, vết sẹo, có lớp dịch nhầy trắng bao phủ niêm mạc và có các hố loét niêm mạc.

    Vì vậy để kiểm soát được bệnh, bên cạnh các biện pháp điều trị từ Tây y, Đông y, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

    6.2. Vị trí đau bụng cảnh báo các bệnh

    Vị trí đau đại tràng cảnh báo các bệnh lý nào

    Vị trí đau đại tràng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

    Dựa vào vị trí đại tràng nằm ở đâu và vị trí cơ quan nội tạng khác trong hệ tiêu hóa, khi gặp phải các cơn đau bụng chúng ta có thể phán đoán được các bệnh lý xảy ra.

    Vùng rốn: Một số bệnh liên quan như rối loạn ruột non, đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột, giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa.

    Vùng thượng vị: Đau ở vùng thượng vị có thể liên quan tới các bệnh lý về dạ dày – tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh túi mật, bệnh đại tràng ngang.

    Vùng hạ vị: Các bệnh lý liên quan tới bàng quang, ở nam có thể là triệu chứng của tiền liệt tuyết, ở nữ là bệnh lý về tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng sigma.

    Hạ sườn trái: Liên quan tới rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, lá lách.

    Hạ sườn phải: Khi người bệnh bị đau ở vùng này có thể liên quan tới các bệnh gan, mật, túi mật. Viêm tụy hoặc tá tràng đôi khi cũng đau ở vùng này.

    Mạn sườn trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm túi thừa, viêm đại tràng, sỏi thận bên trái, sỏi niệu quản trái.

    Mạn sườn phải: Rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải.

    Hố chậu trái: Các bệnh lý rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái (ở nữ)

    Hố chậu phải: Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải (ở nữ).

    7. Cách phòng tránh các bệnh đại tràng

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đại tràng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại ở thực phẩm và giúp đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Một khi đại tràng bị đau hay nhiễm độc, đồng nghĩa với việc toàn bộ cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, việc nhận biết được vị trí của đại tràng cũng như các bệnh liên quan sẽ giúp bạn phòng tránh được những bệnh không đáng có.

    Điều quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh liên quan tới đau đại tràng chính là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Rất nhiều thắc mắc về các bệnh viêm đại tràng nên ăn gì kiêng gì, do vậy, người bệnh nên thiết lập những phương pháp cụ thể để không làm ảnh hưởng tới đại tràng như:

    • Bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, chất xơ
    • Hạn chế thực phẩm cứng, khó tiêu, đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, đồ cay nóng
    • Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kĩ, cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
    • Uống đủ nước
    • Thường xuyên tập thể dục điều độ, cố gắng đi vệ sinh vào khung giờ cố định
    • Kiểm tra sức khỏe định kì, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về bệnh nên chủ động điều trị kịp thời.

    Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm được các thông tin về đại tràng và các bệnh liên quan. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì?] Lưu ý, lời khuyên bác sĩ chuyên khoa 30/10/20
      Người hay ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu tình trạng này. Tham khảo bài viết…
      Chữa viêm đại tràng bằng nghệ – TOP 4 cách cải thiện bệnh hiệu quả 22/02/20
      Chữa viêm đại tràng bằng nghệ là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau, bởi tính tiện dụng khi…
      Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh 16/07/20
      Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng thường gặp của rất nhiều phụ nữ trong thời gian…
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý 16/10/20
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể…
      Xem thêm