TỔNG HỢP 10+ Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

     TỔNG HỢP 10+ Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    05/02/24

    Thuốc chữa trị suy nhược thần kinh giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ mà người bệnh gặp phải. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc suy nhược thần kinh còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Vậy có những loại thuốc chữa suy nhược thần kinh nào tốt nhất hiện nay, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Tác dụng của thuốc chữa suy nhược thần kinh

    tác dụng của thuốc chữa suy nhược thần kinh

    Thuốc chữa suy nhược thần kinh có nhiều cơ chế

    Suy nhược thần kinh là bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại, tác động rất lớn đến sức khỏe. Thời gian đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu, chóng mắt, toàn thân khó chịu. Nhưng sau đó có thể gây rối loạn giấc ngủ, ban ngày buồn ngủ nhưng ban đêm lại tỉnh táo, khó ngủ, ngủ hay mê, từ đó gây mất ngủ kéo dài. Ngoài ra còn gây nên tình trạng chán ăn, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, rối loạn lo âu, chất lượng cuộc sống, công việc giảm sút, tâm lý bất ổn.

    Theo thống kê số người đến thăm khám do suy nhược thần kinh chiếm 56,7% so với các loại bệnh thuộc cơ quan chức năng thần kinh. Đặc biệt bệnh chiếm tỉ lệ lớn ở người trưởng thành.

    Thuốc trị suy nhược thần kinh sẽ tác động theo nhiều yếu tố để cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh. Cơ chế của thuốc bao gồm: giảm đau, tăng cường tuần hoàn não, thuốc an thần, thuốc trị trầm cảm hoặc bổ sung nguồn vitamin tốt cho não bộ và cơ thể để tăng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.

    Tùy vào nguyên nhân gây suy nhược các bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc trị suy nhược thần kinh phù hợp.

    Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Để biết có các loại thuốc trị suy nhược thần kinh nào, cách dùng, đối tượng sử dụng thích hợp hãy theo dõi ngay thông tin dưới đây.

    2. Top 10+ thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay

    Nếu đang gặp phải tình trạng suy nhược thần kinh, thần kinh kém, mệt mỏi, người bệnh nên chủ động thăm khám để được chỉ định dùng thuốc. Bên cạnh đó có thể tham khảo top các thuốc trị suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay dưới đây.

    Thuốc chữa suy nhược thần kinh

    Tham khảo ngay các thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay

    2.1. Thuốc Arcalion (Sulbutamine 200mg)

    Thuốc Arcalion có thành phần chính là sulbutiamine – một chất kích thích thần kinh. Đây là hoạt chất tổng hợp có cấu trúc giống vitamin B1 tan trong chất béo. Sulbutamine thường được chỉ định dùng trong trường hợp giảm mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, suy nhược thể lực, tâm lý và tình dục.

    Cơ chế hoạt động của sulbutamine là làm tăng nồng độ thiamine trong não nên có tác dụng kích thích nhẹ. Từ đó tăng cường năng lượng, tăng khả năng tập trung.

    Liều dùng: Người lớn uống từ 2-3 viên mỗi ngày. Nên uống vào bữa sáng và bữa trưa.

    Thời gian điều trị: Nên dùng tối đa trong 4 tuần.

    * Lưu ý nên tham khảo ý kiến chăm sóc sức khỏe nếu các triệu chứng kéo dài trên 4 tuần.

    Ngoài ra, khi dùng thuốc Sulbutamine chữa suy nhược thần kinh cần chú ý đến một số đối tượng thận trong như:

    • Không nên dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
    • Không nên dùng cho người không dung nạp galactose/fructose, thiếu hụt lapp lactase
    • Người dị ứng với phẩm màu azo E110 nên thận trọng
    • Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như run, đau đầu, buồn nôn, nôn, phát ban, đau dạ dày, tiêu chảy.

    2.2. Thuốc trị suy nhược thần kinh Asthenal

    Thuốc Asthenal cũng được dùng để điều trị tình trạng suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể.

    Thành phần chính của Asthenal gồm L – Carnitine-L-tartrate và magie citrate. Trong đó L-carnitine là chất tự nhiên có tác dụng chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Magie quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của enzyme và đóng vai trò trong việc truyền các xung thần kinh và co cơ.

    Vì vậy Asthenal giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng. Đặc biệt phù hợp trong những trường hợp đang gặp mệt mỏi, căng thẳng trong các lĩnh vực thể thao, thi cử, xung đột xã hội hoặc gia đình.

    Thuốc hầu như không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên khi dùng cần dùng đúng liều để tránh ngộ độc các vitamin có trong thuốc như vitamin C, vitamin B1.

    Cách dùng: Nên uống 1-2 viên/ ngày vào buổi sáng và giữa ngày với nước. Tránh uống buổi tối.

    Dùng tối đa trong 3 tuần – 1 tháng.

    2.3. Thuốc tăng cường tuần hoàn não Piracetam

    thuốc piracetam

    Thuốc piracetam giúp tăng tuần hoàn máu não

    Một trong những nguyên nhân khiến suy nhược thần kinh chính là do thiếu máu lên não. Vì vậy để chữa suy nhược thần kinh thì cần tăng cường tuần hoàn máu não, tăng hành khí hoạt huyết.

    Piracetam tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh như Dopamine, noradrenalin, acetylcholine. Từ đó làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh, cái thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn.

    Piracetam còn tăng giải phóng dopamine, giúp cải thiện trí nhớ.

    Thuốc Piracetam dùng cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh như:

    • Cải thiện tình trạng chóng mặt
    • Cải thiện suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc
    • Cải thiện tình trạng rối loạn hành vi, sa sút trí tuệ
    • Cải thiện đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp, hỗ trợ điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não

    Cách dùng:

    Dùng liều ở người cao tuổi suy nhược thần kinh: từ 1,2-2,4g/ngày. Liều tối đa 4,8g/ngày

    Liều duy trì: 2,4g/ngày

    Người suy giảm nhận thức sau chấn thương não có kèm chóng mặt hoặc không: 9-12g/ngày. Liều duy trì từ 2,4g. Uống ít nhất trong 3 tuần.

    Tác dụng phụ thường gặp:

    Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, ngủ gà ngủ vịt.

    2.4. Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay Gingko Biloba

    Gingko Biloba (bạch quả) là thảo dược dùng để chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay. Thuốc bổ thần kinh Gingko Biloba đã được chứng minh cải thiện tuần hoàn và sức khỏe tim mạch và não bộ; giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần và mất trí nhớ.

    Điều này nhờ vào trong Gingko Biloba có chất EGb-761 giúp tăng cường chức năng nhận thức trong mất trí nhớ và tạo điều kiện phục hồi sau các dạng tổn thương thần kinh cấp tính như thiếu oxy/thiếu máu cục bộ.

    Gingko biloba đồng thời cũng làm dịu tâm trí, tốt cho thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ não gingko biloba, hỗ trợ giảm tình trạng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, lo lắng.

    Cách dùng: Tùy theo hàm lượng dược chất sẽ có hướng dẫn cụ thể. Theo khuyến cáo nên dùng 120-360mg/ngày. Dùng từ liều thấp 120mg/ngày.

    Tác dụng phụ:

    Các tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, bồn chồn, lo lắng, dị ứng da…

    >>> Tìm hiểu thêm: Thuốc trị mất ngủ Gingko Biloba có hiệu quả không?

    2.5. Thuốc an thần

    Thuốc an thần cũng được sử dụng trong trường hợp suy nhược thần kinh nhờ tác dụng làm dịu thần kinh, tránh các kích thích thần kinh lên não bộ.

    Thuốc có tác dụng làm giảm lo lắng và các triệu chứng liên quan như hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh. Ngoài ra thuốc cũng làm giảm cảm xúc thái quá, chống co giật. Trường hợp bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực cũng có thể dùng an thần để làm dịu thần kinh.

    Thuốc thường dùng như Benzodiazepine, Captodiame, Buspirone, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine

    Các thuốc an thần này cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    2.6. Thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm bao gồm 2 loại là thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine (SNRI). 2 nhóm thuốc này có thể được dùng để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm, lo âu. Từ đó cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.

    Các loại thuốc thường dùng như:

    Thuốc trị trầm cảm 3 vòng amitriptyline có tác dụng ức chế tái nhập các chất dẫn truyền thần kinh monoamine, serotonin và noradrenaline.

    Tianeptine giúp làm tăng nồng độ dopamine và ức chế giải phóng noradrenaline. Từ đó cải thiện tình trạng trầm cảm.

    Lưu ý:

    Các thuốc chống trầm cảm này nếu dùng trong thời gian dài có thể gây lệ thuộc thuốc, nhờn thuốc. Do đó cần dùng theo liều lượng hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

    Người bệnh nên thăm khám cụ thể để có phác đồ điều trị suy nhược thần kinh tốt nhất.

    Thuốc điều trị mất ngủ nào hiệu quả? Tham khảo ngay đơn thuốc mất ngủ

    2.7. Thuốc chống loạn thần trị suy nhược thần kinh

    Nhóm thuốc chống loạn thần cũng được coi là cách trị suy nhược thần kinh hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hiện nay thường sử dụng các loại thuốc chống loạn thần thế hệ 2 nhờ có tính chọn lọc hơn thuốc chống loạn thần điển hỉnh.

    Thuốc chống loạn thần thế hệ 2 ít tác dụng phụ hơn so với thuốc chống loạn thần truyền thống.

    Thuốc có cơ chế ngăn chặn dopamine – chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó kiểm soát được các triệu chứng như: ảo tưởng, ảo giác, kích động, lo lắng nghiêm trọng, hoang mang, hưng cảm, có hành vi gây rối hoặc hành vi bao lực, lời nói không mạch lạc.

    Tuy nhiên khi dùng thuốc chống loạn thần cần dùng theo đơn và chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có những tác dụng phụ như:

    • Táo bón, khô miệng
    • Bồn chồn
    • Cứng và run người
    • Buồn ngủ, chậm chạp
    • Tăng cân
    • Giảm ham muốn tình dục
    • Nguy cơ bị tiểu đường cao

    2.8. Thuốc giảm đau chữa suy nhược thần kinh

    thuốc giảm đau

    Trường hợp đau đầu cấp có thể dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng nhưng không nên lạm dụng

    Trong trường hợp đau đầu cấp do suy nhược thần kinh có thể dùng thuốc giảm đau.

    Thuốc giảm đau cũng là cách chữa suy nhược thần kinh hiệu quả. Các loại thuốc có thành phần như paracetamol được sử dụng nhiều. Tuy nhiên cách này chỉ mang tính tạm thời, giảm được các cơn đau do suy nhược thần kinh ban đầu.

    Dùng nhiều thuốc giảm đau còn gây độc gan nếu lạm dụng.

    Do đó, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc nên uống xa bữa ăn, uống với nhiều nước.

    Bên cạnh đó có thể kết hợp các loại thuốc giảm đau khác như aspirin, phenacetin và caffeine.

    2.9. Bổ sung vitamin và khoáng chất chống suy nhược thần kinh

    Một trong cách điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả là bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Vitamin đặc biệt vitamin nhóm B như B1, B6, B12. Các thuốc bổ thần kinh này góp phần làm dịu hệ thần kinh, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.

    Trong đó:

    • Vitamin B1 (thiamine) cung cấp năng lượng cho dây thần kinh hoạt động
    • Vitamin B6: giảm đau dây thần kinh và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.
    • Vitamin B12 tái tạo các dây thần kinh, bảo vệ khỏi những tổn thương như stress oxy hóa.

    Ngoài ra, một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng có lợi cho dây thần kinh, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh như:

    • Axetyl-L-Carnitine hỗ trợ kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng thần kinh
    • Axit alpha lipoic hỗ trợ đảo ngược tổn thương gốc tự do và tăng cường tác dụng của chất chống oxy hóa, giúp làm chậm hoặc ngăn chặn tổn thương thần kinh va giảm triệu chứng của bệnh thần kinh
    • Canxi và magie: có lợi cho người bệnh thần kinh liên quan đến hóa trị
    • Glutamine: cải thiện các tác dụng phụ của hóa trị như viêm, đau cơ và bệnh lý thần kinh
    • Glutathione: chống oxy hóa mạnh trong đó giúp chống oxy hóa cho tế bào thần kinh

    2.10. Cây thuốc chữa suy nhược thần kinh

    Bên cạnh các thuốc trị suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay thì người bệnh có thể tham khảo các dược liệu trị suy nhược thần kinh.

    2.10.1. Bài thuốc hợp hoan bì trị suy nhược thần kinh

    Hợp hoan bì có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh tâm và can. Thảo dược này có tác dụng an thần, giảm đau, điều hòa khí huyết. Vì vậy người bệnh bị suy nhược thần kinh sau khi dùng có thể cải thiện được các triệu chứng như hồi hộp, lo âu, mất ngủ.

    Nguyên liệu: bá tử nhân 10g, hợp hoan bì 10g, toan táo nhân 10g.

    Cách thực hiện:

    • Các vị thuốc trên rửa sạch, sắc với 500m nước
    • Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Chia 2 lần uống, uống sau ăn vào buổi sáng và buổi tối.

    2.10.2. Cây uất kim trị suy nhược thần kinh

    Uất kim là phần rễ của cây nghệ hay còn gọi là củ nghệ. Y học cổ truyền cho thấy uất kim có tính mát, vị cay, hoạt huyết chỉ thống, giải uất và tăng lưu thông khí huyết.

    Người bị suy nhược thần kinh do khí huyết không lưu thông, máu giàu oxy và dinh dưỡng không đến được não lâu ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thần trí giảm sút.

    Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc nam trị suy nhược thần kinh từ cây uất kim.

    Nguyên liệu: uất kim 4g, bạch thược 10g, sinh địa 10g, cam thảo 10g, đảng sâm 10g, đương quy 10g

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc với 1 lít nước
    • Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa, đun đến khi còn một nửa thì tắt bếp
    • Ngày chia 2 lần uống sáng và tối. Uống khi còn ấm.

    Lưu ý:

    Uất kim có tác dụng hành khí hoạt huyết tốt nhưng người suy nhược cơ thể, huyết hư, thiếu máu không nên sử dụng nhiều.

    2.10.3. Viễn chí dưỡng tâm an thần

    Viễn chí là cây thuốc trị suy nhược thần kinh rất tốt. Trong Đông y, viễn chí có vị đắng, tác dụng dưỡng tạng tâm, làm dịu thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh.

    Bên cạnh đó trong viễn chí còn có nhóm saponin vừa giàu chất chống oxy hóa, vừa tăng cường miễn dịch và bồi bổ cơ thể.

    Nguyên liệu:

    Viễn chí 5g, cam thảo 6g.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc với 200ml nước
    • Sắc trong khoảng 15 phút thì tắt bếp
    • Dùng ngày lần khi còn ấm

    3. Lưu ý khi dùng thuốc trị suy nhược thần kinh

    lưu ý khi dùng thuốc trị suy nhược thần kinh

    Lưu ý khi dùng thuốc trị suy nhược thần kinh

    Thuốc trị suy nhược thần kinh cần sử dụng theo đơn và chỉ định của bác sĩ bởi nếu tự ý sử dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng nặng tình trạng bệnh.

    Do đó, khi dùng thuốc chữa suy nhược thần kinh cần chú ý:

    • Tuân thủ phác đồ điều trị suy nhược thần kinh
    • Liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để tránh trường hợp tương tác thuốc
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cả về liều lượng, chỉ định và chống chỉ định khi dùng
    • Tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc có thể chuyển các loại thuốc
    • Nếu có dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và thăm khám, tư vấn ý kiến từ bác sĩ
    • Không tự ý dùng tăng liều và giảm liều. Nếu tăng hoặc giảm liều cần có sự đồng ý của bác sĩ

    Trên đây là một số thông tin về các thuốc trị suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Điểm danh 5 loại thuốc phổ biến hiện nay 20/04/24
      “Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?” Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bởi triệu chứng hoa…
      Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc 09/11/23
      Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội…
      Rối loạn tiền đình ở người già – Bệnh dễ mắc nhưng không thể bỏ qua 06/04/24
      Theo thống kê từ viện Tai Mũi Họng Trung ương, ở Việt Nam, tỷ lệ người già mắc rối loạn…
      Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua 23/12/23
      Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội) về tác dụng của…
      Xem tất cả bài viết