Đau bụng đi ngoài: Cẩn trọng 6 bệnh lý và 9 cách chữa trị nhanh chóng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đau bụng đi ngoài: Cẩn trọng 6 bệnh lý và 9 cách chữa trị nhanh chóng

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    23/10/23

    Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp về đường tiêu hóa, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đau bụng đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, đau bụng đi ngoài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

    5/5 - (10246 bình chọn)

    Trong bài viết này, dưới sự tham vấn chuyên môn từ Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, Ban biên tập Tâm Bình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau bụng đi ngoài.

    1. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài

    Nếu bạn đang bị đau bụng tiêu chảy, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình. Như vậy sẽ xác định loại thuốc, biện pháp điều trị tại nhà và lời khuyên hữu ích trong cải thiện tình trạng.

    Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bụng đau và mót đi ngoài:

    1.1 Do bị ngộ độc thực phẩm

    Ngộ độc thực phẩm

    Ngộ độc thực phẩm – Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài

    Do người bệnh sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    >Ngộ độc thực phẩm: Nhận biết nguyên nhân để xử lý kịp thời

    1.2 Tiêu chảy dẫn đến đau bụng

    Người bệnh bị đi ngoài liên tục, phân lỏng, lượng phân giảm dần sau mỗi lần đi, có nhầy, bọt hoặc toàn nước. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, chán ăn, khát nước…

    Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi uống thuốc cầm tiêu chảy.

    1.3 Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài

    Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Khi đó, người bệnh chỉ cần ăn đồ lạ là bị đau bụng đi ngoài hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc.

    Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là đau âm ỉ bụng dưới, có trường hợp đau cả bụng trên và xung quanh rốn. Đau kèm với đi ngoài nhiều lần, giảm sau khi đi.

    1.4 Căng thẳng kích thích đau bụng đi ngoài

    Căng thẳng và lo lắng có thể kích thích nhu động ruột dẫn đến đau bụng tiêu chảy.

    Não và ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này có thể giải thích tại sao căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

    Ví dụ, căng thẳng nghề nghiệp có thể kích thích phản ứng đau dạ dày.

    1.5 Ăn quá nhiều gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy

    Ăn quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày. Vì hệ thống tiêu hóa phải vật lộn để xử lý một lượng lớn thức ăn.

    Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều. Nhưng trẻ em có thể dễ gặp phải tác dụng phụ này hơn. Điều này là do trẻ không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được giữa cảm giác đói và cảm giác no.

    1.6 Do dùng thuốc và đồ uống chứa cồn

    Uống nhiều đồ cồn có thể cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa hoặc các triệu chứng khác.

    Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là đau bụng tiêu chảy.

    Các loại thuốc có thể gây đau bụng tiêu chảy bao gồm:

    • Thuốc kháng axit có chứa magiê
    • Kháng sinh
    • Thuốc hóa trị
    • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
    • Một loại thuốc trị tiểu đường
    • Thuốc chống viêm không steroid

    1.7 Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn

    Một số loại thức ăn nhất định khi bạn ăn có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa khác. Các triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất vài giờ sau khi ăn.

    Nguyên nhân do cơ thể chúng ta bị dị ứng hoặc quá nhạy cảm với loại thức ăn đó. Theo nghiên cứu, hơn 20% dân số gặp phải tình trạng nhạy cảm với thực phẩm.

    1.8 Do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

    Các cơn đau bụng, đi ngoài nhiều lần đôi khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Lúc này để chữa dứt điểm tình trạng, bạn cần có giải pháp điều trị những bệnh lý này.

    Một số bệnh lý phổ biến về dạ dày, ruột, đại tràng là nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài thường xuyên. Trong phần 2, chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về các bệnh lý này.

    1.9 Các nguyên nhân khác

    Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng thường xuyên bị đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần. Ví dụ như bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thay đổi hormone trong cơ thể, khiến các cơ ruột bị thả lỏng. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn.

    Nếu ăn quá nhiều, hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị sẽ rất dễ dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đi ngoài là hệ quả thường thấy. Ngoài ra, hệ miễn dịch toàn cơ thể của mẹ bầu cũng không được như trước, nên dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật ngoại lai hơn.

    2. Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?

    Trong một số trường hợp, các triệu chứng đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như:

    2.1 Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt

    Bạn thấy hiện tượng đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát, sền sệt hoặc ra bọt, tần suất liên tục, số lần đại tiện nhiều hơn 2 lần trong ngày. Hoặc cứ ăn xong là buồn đi ngoài, chỉ sau khi đi xong mới thấy bụng dễ chịu hơn thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng co thắt).

    Mô phỏng hội chứng ruột kích thích

    Đây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Lúc này, bạn có thể gặp phải các cơn co thắt ở đường ruột mạnh và kéo dài hơn người bình thường, khiến cho thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.

    2.2 Rối loạn vi sinh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy

    Nếu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống, khả năng cao do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Đây là hiện tượng rối loạn vi sinh đường ruột.

    2.3 Polyp đại trực tràng

    Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài, đã uống thuốc nhưng không đỡ có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh polyp đại trực tràng. Để có kết quả chính xác bạn nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm.

    2.4 Dấu hiệu của viêm đại tràng

    Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (5-6 lần) kèm theo cảm giác đau bụng dọc khung đại tràng; đau âm ỉ hoặc đau quặn; tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn; khi đó có thể bạn đã mắc bệnh viêm đại tràng.

    Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Salmonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, viêm đại tràng còn do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…

    2.5 Mắc bệnh Celiac

    Đây một dị ứng thực phẩm do cơ thể không tiêu hóa được gluten, một loại protein có trong nhiều loại ngũ cốc. Khi người bệnh ăn các thực phẩm giàu gluten như: lúa mì, mì căn, lúa mạch đen, trứng, nước soda…  có thể bị đau bụng tiêu chảy ngay lập tức.

    2.6 Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa

    Viêm ruột thừa là một bệnh lý viêm nhiễm ở phần ruột thừa, một túi nhỏ nằm ở góc giao giữa ruột non và ruột già. Người bệnh có thể có các dấu hiệu như: tiêu chảy, khó tiêu, sốt cao, đau vùng bụng dưới bên phải, nôn mửa…

    đau bụng đi ngoài là bệnh gì

    Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

    3. Các trường hợp đau bụng đi ngoài

    Đau bụng đi ngoài là triệu chứng chung phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện:

    3.1 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn

    Nhiều người thắc mắc ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tình trạng này có thể là do bị ngộ độc thực phẩm từ thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.

    Người bệnh có thể đau từng cơn hoặc đau dữ dội, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

    3.2 Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng

    Bữa sáng quen thuộc của người Việt Nam thường là bún, miến, phở, xôi, bánh mì… Có gia đình tự nấu tại nhà nhưng hầu hết đều ăn tại hàng quán. Tuy nhiên, với một số người “bụng dạ yếu” có thể bị đau bụng và hết sau khi đi ngoài.

    Xem thêm Đau bụng sau khi ăn sáng – Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân không ngờ đến!

    3.3 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạ

    Một số người có hệ tiêu hóa kém, dễ nhạy cảm với đồ ăn lạ dẫn đến việc bị đi ngoài ngay sau khi ăn. Kèm theo đó là các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phù nề, khó thở, ngứa…

    3.4 Đau bụng đi ngoài do bia rượu

    Sau khi uống bia rượu, một số người gặp phải trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi, ấm ách khó chịu. Nặng hơn có thể bị đau bụng, đi vệ sinh ngay sau khi uống hoặc đi ngoài vào ngày hôm sau. Một ngày có thể đi đến 4 – 5 lần, phân lỏng, nát.

    bia rượu - nguyên nhân đau bụng đi ngoài

    Đây có thể là phản ứng bình thường khi uống rượu bia nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nặng hơn là ngộ độc.

    Vì vậy, người bệnh cần thận trọng theo dõi triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời.

    3.5 Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày

    Là khi người bệnh đi ngoài với tần suất 5 – 6 lần/ngày, phân nát, sống, không thành khuôn.

    Việc đi ngoài nhiều lần còn khiến cơ thể bị suy kiệt, mất nước… Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không ổn định của hệ tiêu hóa hoặc cảnh báo bệnh lý.

    3.6 Đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài

    Đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo ổ bụng có vấn đề. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan, không tự ý mua thuốc về uống mà cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    3.7 Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em

    Đối với trẻ em nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm sốt có thể cảnh báo tình trạng tắc ruột. Ngoài ra có thể thêm triệu chứng như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi.

    Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

    3.8 Đau bụng tiêu chảy ở bà bầu

    Người mang thai đặc biệt dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Một lý do phổ biến là nhiều người thay đổi chế độ ăn uống khi biết mình có thai. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa.

    Ngoài ra khi mang thai cơ thể dễ nhạy cảm với một số loại thực phẩm, kể cả các loại thực phẩm bạn ăn thường xuyên cũng dẫn đến đau bụng tiêu chảy. Trên hết, sự thay đổi hormone trong hệ thống sinh sản khi mang thai cũng có thể gây ra những triệu chứng này.

    4. Biến chứng của đau bụng đi ngoài

    Nếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp này kèm theo các triệu chứng ngày càng nặng và không điều trị tận gốc thì có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

    4.1 Tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải

    Tiêu chảy kéo dài không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng nước và khoáng chất quan trọng như natri, kali, canxi, magiê… Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô miệng, khát nước, mắt sụp, đờ đẫn, nước tiểu ít và sẫm màu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…

    Khi không được bù nước kịp thời, có thể gây suy hô hấp, suy tim, suy thận hoặc thậm chí là tử vong.

    4.2 Biến chứng viêm loét dạ dày

    Khi bị đau bụng đi ngoài do ngộ độc thực phẩm hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori, cơ thể sẽ tiết ra nhiều axit dạ dày để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

    Tuy nhiên, axit dạ dày cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm cho dạ dày bị viêm loét. Viêm loét dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng trên rốn, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn máu hoặc phân có máu.

    4.3 Dẫn đến ung thư dạ dày

    Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần kèm theo buồn nôn. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày, viêm ruột.

    Ngoài đau bụng, tiêu chảy, người bệnh còn bị đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, cảm giác nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…

    4.4 Ung thư đại tràng

    Nếu đau bụng tiêu chảy do các bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, đại tràng co thắt mà không được điều trị đúng đắn, bệnh tái đi tái lại có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 3 tuần, phân có máu hoặc nhầy, phân toàn là nước hoặc phân toàn là máu…

    Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư đại tràng có thể di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi, xương hoặc não .

    5. Khi nào cần gặp bác sĩ

    Người bị tiêu chảy và đau bụng nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, cơn đau ngày càng trầm trọng hơn trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

    • Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
    • Sốt kéo dài từ 38,9°C trở lên
    • Phân có máu hoặc máu khô, trông giống như bã cà phê ướt
    • Khát nước hoặc khô miệng
    • Rối loạn tâm thần hoặc mất ý thức
    • Vàng da hoặc mắt
    • Co giật

    Tình trạng có thể nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Trong những trường hợp này, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

    triệu chứng bụng đau và tiêu chảy

    Nếu đau bụng dữ dội, không đỡ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra

    6. Chẩn đoán đau bụng đi ngoài

    Để xác định nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ cũng sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến tiền sử sức khỏe và lối sống sinh hoạt như việc bạn có thay đổi chế độ ăn uống gần đây hay không.

    Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm phân để kiểm tra xem có vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng nào gây bệnh hay không. Nếu kết quả này âm tính, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác như:

    • Nội soi thực quản dạ dày và tá tràng: để kiểm tra các vấn đề viêm loét và dấu hiệu của bệnh celiac.
    • Nội soi đại tràng: kiểm tra các dấu hiệu tổn thương và dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như loét và polyp.
    • Chụp X-quang đường tiêu hóa (trên hoặc dưới): kiểm tra đường ruột có bị tắc hay gặp vấn đề gì khác.

    7. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?

    Cách nhanh nhất để dứt tình trạng này là sử dụng thuốc tây. Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp bạn giảm triệu chứng nhanh chóng ngay sau khi sử dụng một thời gian ngắn.

    Cụ thể là Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa cho hệ đường ruột.

    Tuy nhiên, các loại thuốc tây thường có nhiều tác dụng không mong muốn, gây hại đến gan, thận, dạ dày. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Đặc biệt là đối với người già hoặc trẻ bị đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng mà chưa có chỉ định của nhân viên y tế để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ Giảm đau bụng đi ngoài

    Phù hợp: Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, đại tràng co thắt

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    8. Mẹo chữa đau bụng đi ngoài tại nhà bằng bài thuốc dân gian

    Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài rất tốt mà người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà.

    8.1 Giảm đau bụng với mật ong

    Mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sử dụng mật ong đúng cách giúp phục hồi sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Lấy khoảng 10-15ml mật ong hòa cùng với nước ấm.
    • Uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng, giảm đau.

    8.2 Gừng tươi và vỏ quất

    Thành phần của gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, giúp làm ấm, giảm đau bụng đi ngoài. Kết hợp gừng và vỏ quất có tác dụng giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa.

    Cách thực hiện:

    • Nấu 1-2 lít nước lọc với 20g gừng tươi và vỏ quất.
    • Uống liên tục trong 4-5 ngày giúp làm giảm triệu chứng.

    8.3 Rau sam chữa đau bụng, tiêu chảy

    Trong rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột.

    Cách thực hiện:

    • Rau sam: 100g và cỏ sữa tươi 50g.
    • Sắc hai loại nguyên liệu trên lấy nước đặc uống hàng ngày.
    • Trường hợp đi ngoài ra máu bổ sung thêm nhọ nồi (20g), rau má (20g) để cầm máu.
    chữa đau bụng tiêu chảy bằng rau sam

    Rau sam chứa kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột

    8.4 Dùng lá ổi giảm đau, cầm tiêu chảy

    Lá ổi chữa chất tanin có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn. Nhờ vậy giúp giảm đau bụng đi ngoài.

    Cách thực hiện:

    • Dùng từ 7 đến 9 búp ổi non trộn với muối trắng.
    • Nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã.
    • Mỗi ngày nhai từ hai đến ba lần cho đến khi khỏi hẳn.

    Trường hợp không ăn được trực tiếp có thể sắc nhỏ lửa với nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày uống 1 chén. Uống trong vài ngày liên tục.

    8.5 Uống nước chè xanh

    Tương tự lá ổi, người bệnh có thể dùng lá chè xanh với muối để làm giảm triệu chứng. Uống một chút nước cốt trà xanh và muối pha loãng để kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

    8.6 Quả sung

    Quả sung chứa nhiều thành phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Do đó rất tốt trong trường hợp người bệnh bị đau bụng tiêu chảy.

    Cách thực hiện:

    • Chọn quả sung bánh tẻ, tươi, thái lát mỏng hoặc đập dập.
    • Đem phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài.
    • Mỗi lần dùng lấy từ 8 – 10g bột sung pha với nước lọc, ngày uống 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.

    8.7 Mẹo giảm đau, giảm tiêu chảy với lá mơ lông

    Các chất có trong lá mơ lông như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng.

    Cách thực hiện:

    • Lá mơ lông (30 – 50g) với lòng đỏ trứng gà (2 quả).
    • Rửa sạch lá mơ lông, thái nhỏ trộn đều với trứng.
    • Đem rán hoặc hấp, ăn hàng ngày.

    8.8 Hạt vừng đen

    Hạt vừng đen chứa dầu có tác dụng bôi trơn, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Từ đó giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng…

    Cách thực hiện:

    • Rang nóng vừng đen cho vừa chín đến.
    • Lấy 1 muỗng canh tầm 15g vừng trộn với 1/3 muỗng canh mật ong, ngày uống 2 lần.

    8.9 Dùng hồng xiêm xanh

    Hồng xiêm xanh có vị chát chữa đau bụng và cầm tiêu chảy khá hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

    • Lấy hồng xiêm xanh thái lát mỏng, phơi khô.
    • Đem sao vàng, cho vào hũ dùng dần.
    • Mỗi lần dùng tầm 10 lát, đổ ngập nước, sắc uống, ngày 2 lần.

    9. Phòng ngừa đau bụng đi ngoài

    Không phải tất cả các tình trạng gây đau bụng đi ngoài đều có thể ngăn ngừa được. Nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa tình trạng này bằng cách:

    • Ăn thức ăn đã chế biến chín, hạn chế đồ tái sống, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa yếu.
    • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giữa chất đạm và chất xơ.
    • Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có ga.
    • Hạn chế ăn đồ cay nóng.
    • Uống nhiều nước.
    • Rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra các triệu chứng này.
    • Thực hành vệ sinh tốt khi chuẩn bị thức ăn. Rửa bề mặt làm việc trong bếp thường xuyên và bảo quản thực phẩm đúng cách.

    Đau bụng đi ngoài không chỉ gây mệt mỏi, chán nản mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Nếu không có phương pháp chữa trị dứt điểm, người bệnh còn đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý uống các thuốc đau bụng đi ngoài khi chưa có chỉ định cụ thể.

    Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

    Hỗ trợ giảm Đau bụng đi ngoài từ Bộ đôi sản phẩm thảo dược

    TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài do mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng, ruột kích thích (Đại tràng co thắt). Đồng thời hỗ trợ kích thích tiêu hóa

    Sản phẩm có thành phần tự nhiên gồm các thảo dược nổi tiếng trong Y học cổ truyền như: Hoàng liên, bạch truật, đảng sâm, bạch linh, sơn tra…

    giảm viêm đại tràng co thắt

    Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Đại tràng Tâm Bình được tin dùng trong hỗ trợ rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm đạt chứng nhận Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

    Hiện nay, bên cạnh sản phẩm truyền thống, người dùng có thêm một sự lựa chọn là Đại tràng Extra Tâm Bình. Sản phẩm được cải tiến công thức từ Đại tràng Tâm Bình, bổ sung chất trợ sinh miễn dịch Immunecanmix và Nanocurcumin dạng lỏng. Nhờ vậy, tăng tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    bộ đôi hỗ trợ tiêu hóa

    Bộ đôi sản phẩm Đại tràng Tâm Bình và Đại tràng Extra Tâm Bình đều được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    31 bình luận cho “Đau bụng đi ngoài: Cẩn trọng 6 bệnh lý và 9 cách chữa trị nhanh chóng”

    1. Phạm văn kiên viết:

      Tôi hay bị đau bụng, mỗi khi đau bụng là muốn đi cầu, đi cầu lúc thì phân sền sệt, lúc ra nước, đôi khi có bọt và màng nhầy màu xanh nhạt

      • Chào bạn Kiên, với tình trạng hay đau bụng đi ngoài, phân không thành khuôn, có bọt nhầy thì rất có thể bạn đã gặp vấn đề về đại tràng. Bạn nên đến cơ sở y tế để có kết luận chính xác nhất. Để cải thiện tình trạng trên, bạn nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, chú ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, quá tanh lạnh hoặc các chất kích thích cay nóng…Đồng thời có thể tham khảo thông tin về sản phẩm Đại tràng Tâm Bình qua bài viết sau: https://vov.vn/suc-khoe/hieu-qua-cua-thao-duoc-tam-binh-trong-dieu-tri-dai-trang-935332.vov
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Trang viết:

      Chào bác sĩ, bạn em đi ngoài tầm 3-4 lần./ ngày, sau khi ăn xong được 15-20 phút là đau bụng đi ngoài, sau khi đi xong thì bình thường, đôi khí sau khi đi tầm 30 phút lại đau bụng đi ngoài tiếp. Tình trạng này đã tồn tại được thời gian khá dài. Bạn đã đi nội soi trực tràng tại Bình Dân, có uống thuốc Tân Dược và một loại thuốc Thảo Dược khác trong thời gian 4 tháng, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm nhiều. Rất mong bác sĩ tư vấn cách chữa trị dứt điểm ạ, em cám ơn bác sĩ,

      • Chào bạn, bạn của bạn đi nội soi được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý gì và cụ thể những thuốc Tân dược và sản phẩm Thảo Dược bạn của bạn đang sử dụng là gì? Bạn của bạn có tiền sử bệnh lý gì khác không? Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin vào số điện thoại 0343446699 để Tâm Bình tư vấn kĩ hơn cho bạn nhé. Chúc bạn sức khoẻ.

    3. Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến bệnh viêm đại tràng, bạn có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cụ thể hơn, trước mắt bạn lưu ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế ăn các gia vị quá cay nóng, không nên ăn các thức ăn nguội, đồ tanh lạnh. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm đại tràng Tâm Bình giúp hỗ trợ kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh đại tràng. Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Dung viết:

      Chào bác Sĩ , Em dau bụng mặc cầu, tưng cơn , có khi đi được có khi không, đau kéo dài 2,3 tiếng, rồi hết, qua ngày hôm sau đau nữa, kéo dài cả tháng, cho em hôi bịnh gì à

      • Chào bạn, hiện tượng đau bụng từng cơn kéo dài có thể gặp trong các bệnh lý như dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích hay thậm chí bệnh về gan, thận… Ngoài đau bụng ra bạn còn có triệu chứng bất thường nào khác không? Tần suất đau bụng thường xảy ra vào thời điểm nào trong ngày? Bạn có đang sử dụng thuốc gì không? Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ có công cụ giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    5. viết:

      Ba tôi bị đau bụng đi ngoài lâu năm mỗi khí ăn thức ăn lạ, ba tôi hay thích ăn rau sống, gỏi cá… liệu ba tôi có thể bị ung thư đại tràng không dược sĩ?

      • Chào bạn, ung thư đại tràng có nhiều dấu hiệu như: thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá (ợ hơi, ợ chua, nôn, đau bụng đầy hơi…) ngoài ra còn có các triệu chứng gầy sụt cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân. Để xác định có phải ung thư đại tràng không bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin hoặc đưa bác đến cơ sở y tế khám để bác sĩ thăm khám trực tiếp và có công cụ giúp chẩn đoán chính xác nhất.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ.

    6. Tuấn Khanh viết:

      Bác sĩ ơi, cháu cứ uống bia rượu vào là lại đau bụng đi ngoài, nhiều khi đang uống cùng bạn bè mà cứ phải bỏ dở xấu hổ lắm, có cách nào để cháu không lo bị đau bụng đi ngoài không? Đợt này dịch còn đỡ chứ bình thường công việc cháu không thể ngừng uống được.

      • Chào bạn, việc bạn uống rượu bia là nguyên nhân khiến bạn hay bị đau bụng đi ngoài, bạn có thể uống bổ thêm viên tiêu hoá Tâm Bình trước khi uống rượu bia để sản phẩm giúp hỗ trợ phần nào giảm tinh trạng đau bụng đi ngoài. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thêm một số thức ăn dầu mỡ trước khi uổng rượu bia để giúp tạo thành một lớp bảo vệ ở thành ruột tránh rượu bia xâm nhập. Tuy nhiên về lâu dài uống rượu bia nhiều không tốt cho sức khoẻ và là nguyên nhân có thể gây ra một số bệnh lý như viêm loét dạ dày… Vì vậy bạn cũng nên xem xét hạn chế tối đa tình trạng uống bia rượu nhiều nhé.

    7. Thu Hằng viết:

      Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 57 tuổi, có tiền sử bị đại tràng co thắt. Hiện đang dùng Đại Tràng Tâm Bình, thấy cũng đỡ nhiều. Tuy nhiên gần đây tôi mới được chẩn đoán thêm thoái hóa đốt sống lưng. Vậy tôi dùng thêm Viên Khớp Tâm Bình cùng với Đại Tràng Tâm Bình được không?

    8. Bảo Thanh viết:

      Tôi hay bị đau bụng sau khi ăn nhất là buổi trưa, do thường xuyên phải đi công tác ăn hàng quán nên tôi rất khổ sở. Tôi muốn hỏi nếu tôi chưa bị đại tràng mà mang đại tràng tâm bình của công ty theo để uống phòng ngừa thì có được không và nên uống thế nào.

      • Chào bạn trường hợp của bạn nhiều khả năng bị bệnh lý về đại tràng. Sản phẩm TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh đại tràng. Bạn dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên để hỗ trợ kích thích tiêu hoá, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    9. Dung nguyen viết:

      Em hay bị đau bụng.nhất là sau khi ăn.dau bung buồn đi vệ sinh,vệ sinh xong là lại bình thường.Có lần đau bụng quần qoại trong nhà vs.ng toát hết mồ hôi,đi xong lai muon đi tiếp.phân ban đầu bt càng về sau càng lỏng dần.

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn khá giống với triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt. Ở bệnh này thần kinh ruột nhạy cảm hơn mức bình thường nên có thể làm tăng quá mức nhu động đại tràng, dẫn đến sau khi đi ngoài xong vấn có cảm giác đi không hết phân và muốn đi tiếp. Bạn nên hạn chế ăn các đồ tanh lạnh, đồ sống. Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ béo và hạn chế dùng các gia vị cay nóng, rượu bia.
        Ngoài ra bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm đại tràng Tâm Bình, sản phẩm giúp hỗ trợ kích thích tiêu hoá và giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, viêm đại tràng co thắt.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    10. Gái viết:

      Chào bác sĩ.tôi bị đau bụng râm râm cả ngày.cảm giác đầy hơi,đi cầu thì ngày chỉ 1 đến 2 lần.phân thấy hơi sống.sáng sớm ngủ dậy vươn mình hơi đau.vậy là tôi bị bệnh gì ạ

    11. Phượng viết:

      Anh tôi là 1 người khi ăn bất cứ đồ ăn nào sau khi ăn 1 thời gian ngắn thì đều bị đau bụng đi ngoài . 1 ngày phải đi tới 3 ,4 lần . Không biết tình trạng này là bị sao ạ

      • Chào bạn, không biết tình trạng này của anh bạn kéo dài lâu chưa? Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tháng nhiều khả năng anh trai của bạn đã bị viêm đại tràng. Bạn cần khuyên anh mình đi khám và nội soi ở các cơ sở y tế để xác định viêm đại tràng có tổn thương thực thể hay viêm đại tràng cơ năng. Vị trí, kích thước ổ viêm để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhé.

    12. Nhi viết:

      em năm nay 17 tuổi , cứ hay bị đau bụng đi ngoài do ăn đồ ăn lạ và có khi uống rượu bia mỗi lần đau bụng thì phải uống thuốc mới hết . không biết làm như nào để bụng khoẻ hơn được ạ

      • Chào bạn, việc ăn những đồ ăn lạ và uống rượu bia sẽ kích thích lên niêm mạc đại tràng, có thể gây tổn thương, viêm. Bạn nên đến khám bác sĩ và nội soi để biết đại tràng của bạn đang bị kích thích quá mức hay đã có tổn thương, viêm. Từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý. Rượu bia, các đồ ăn lạ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh đều có thể gây ảnh hưởng lên sinh lý của đại tràng khiến bạn bị đau bụng đi ngoài. Bạn nên điều trị sớm bệnh lý và hạn chế các thức ăn, đồ uống kể trên trong thời gian tới cho đến khi tình trạng bệnh đã được điều trị ổn định.
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Bi viết:

      dạ em do không có thời gian nấu ăn nên ăn ngoài thường xuyên và em bị đi phân lỏng 4 lần/ngày có kèm theo khát nước, khô môi, và sụt cân ạ! bác sĩ giúp giùm em phải làm sao

      • Chào bạn với tình trạng như mô tả của bạn là rối loạn tiêu hóa ở mức độ nặng hoặc bệnh viêm đại tràng, nhiều khả năng do thức ăn không hợp vệ sinh hoặc không hợp với cơ địa bản thân.
        Trước mắt bạn nên uống Oresol để bù lại lượng nước và điện giải bị thiếu hụt, cùng với đó là đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ kê đơn điều trị giúp bạn (kháng sinh trong trường hợp có vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, giải độc khi ngộ độc…)
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Thy viết:

      Chào bs em đau bụng âm ỉ vùng trên và vùng dưới rốn đi ngoài thì phân lỏng nát k có hình dạng nhất định đi xong vẫn đau bụng và muốn đi tiếp thì phải lm s hã bs

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng. Không biết bạn gặp tình trạng trên lâu chưa, bạn có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa không, bạn đã đi thăm khám ở đâu chưa? Nếu chưa thăm khám, bạn nên đến cơ sở y tế để nội soi xác định xem có tổn thương thực thể niêm mạc đại tràng không, từ đó sẽ phân loại bệnh viêm đại tràng (có tổn thương thực thể) hay hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng co bóp của đại tràng). Từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
        Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, không nên thức khuya. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hoặc Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Nam viết:

      Chào bác sĩ e muốn hỏi là người em có biểu hiện đau bụng,có lúc quặn thắt ở bụng sối chướng bụng lúc táo bón lúc tiêu chảy,phân thường đầu rắn đuôi nát lúc nào cũng có cảm giác buồn đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.Nhât là ăn cay hoặc chua là đau bụng ngay và có hiện trào ngược dạ dày .E bị gì và nên uống thuốc gì ạ

      • Chào bạn, triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng. Không biết trước đây bạn có đi khám ở đâu chưa và có tiền sử bệnh lý dạ dày-tá tràng không? Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được nội soi xác định xem có tổn thương (viêm, loét ở niêm mạc đại tràng không) từ đó sẽ có các thuốc điều trị. Ngoài ra bạn cũng lưu ý tạm thời không ăn các thực phẩm quá cay nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ béo vì sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa vốn đang bị tổn thương và nhạy cảm, không thức khuya, hạn chế căng thẳng stress trong thời gian này. Bạn cũng có thể tham khảo bổ sung thêm TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
        Chúc bạn sức khỏe!

    16. viết:

      em cứ ăn sáng hay ăn gì vào là lại đi ngoài, có hôm không ăn sáng cũng đau, cứ phải đi đi lại lại rất phiền. Hồi nhỏ em từng mổ ruột thừa rồi từ đấy em bắt đầu bị suốt hơn 10 năm nay rồi. Liệu em có đang bị viêm đại tràng không ạ?

      • Chào bạn. Với những triệu chứng bạn chia sẻ, có thể bạn đang gặp phải các vấn đề do bệnh lý đại tràng gây ra bạn nhé. Bạn nên đến các cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Với tình trạng của bạn, bạn tham khảo thêm sản phẩm đại tràng Extra Tâm Bình với thành phần 100% chiết xuất tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phần sống, bảo vệ niêm mạch đại tràng.
        Bạn để lại SĐT hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline 0343 446699 để được các Dược Sĩ Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng phù nề – Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị 13/03/23
      Viêm đại tràng phù nề là một trong những dạng viêm đại tràng cần được nhận diện và xử lý…
      Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 26/08/20
      Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp…
      Xuyên tâm liên – Thực hư vị thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 03/08/21
      Xuyên tâm liên là vị thuốc gì? Tác dụng như thế nào? Có điều trị được Covid không? là những…
      4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết 03/09/19
      Ai trong đời cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đau bụng xung quanh rốn. Nếu triệu chứng…
      Xem thêm