Ngoài các biểu hiện như khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều… những người bị tiểu đường còn khó ngủ, mất ngủ. Đó là lý do nhiều người băn khoăn, thắc mắc “vì sao người bị tiểu đường mất ngủ?”.
Điển hình như trường hợp của chị Vũ Thị Hường (56 tuổi, Hòa Bình). Chị Hường băn khoăn: “Tôi mắc bệnh tiểu đường 3 năm nay, người thường xuyên mệt mỏi, hay đói và khát nước. 3 năm mắc bệnh tiểu đường cũng là 3 năm bị mất ngủ. Nhiều lúc tôi băn khoăn không hiểu vì sao người bị tiểu đường lại mất ngủ và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?”
Để giải đáp thắc mắc của chị Vũ Thị Hường cũng như độc giả đang mắc bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết đã được tham vấn bởi Ths Nguyễn Minh Hoàng.
1. Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng tới cách cơ thể biến thức ăn thành năng lượng.
Cơ thể chúng ta phân giải hầu hết thức ăn thành đường (glucose) và vận chuyển vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, nó sẽ báo hiệu tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin là hormone có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Điều này làm lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim, giảm thị lực, bệnh thận.
Như chia sẻ của chị Vũ Thị Hường, những người bị tiểu đường thường có biểu hiện như khát nước, tiểu nhiều, giảm cân, tầm nhìn mờ, luôn đói… Ngoài ra, một số người bệnh còn có biểu hiện mất ngủ.
2. Vì sao người bị tiểu đường mất ngủ thường xuyên?
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Clin Endocrinol Metab của Mỹ năm 2020, các nhà khoa học đã chỉ ra ngủ không đủ giấc tăng nguy cơ tiểu đường. Ngược lại, trong hơn 11.320 người được nghiên cứu, có khoảng 39% người bị tiểu đường mất ngủ.
Theo lý giải của chuyên gia, tiểu đường có thể gây ra tình trạng mất ngủ do nguyên nhân sau:
- Người bị tiểu đường thường đi tiểu nhiều vì lượng đường trong máu cao, thận sẽ tăng hoạt động để thải đường. Vào ban đêm, việc thường xuyên đi vệ sinh sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây đau đầu, mệt mỏi và khát nước nhiều về đêm. Điều này cũng cản trở giấc ngủ của người bệnh.
- Ngoài ra, nhịn ăn quá lâu hoặc dùng thuốc điều trị tiểu đường không đúng cách có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp vào ban đêm. Điều này có thể khiến bạn gặp ác mộng, toát mồ hôi hoặc cảm thấy khó chịu. Những triệu chứng đó đều ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ.
Ngược lại, mất ngủ, thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường. Bởi, ngủ không đủ giấc làm nội tiết tố bị mất cân bằng, giảm mức độ leptin (hormone no), tăng mức độ ghrelin (hormone đói). Sự rối loạn nội tiết tố này dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn, tăng lượng đường trong máu.
Tóm lại, bị tiểu đường khiến cho người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ. Ngược lại, mất ngủ làm tăng kháng insulin, tăng lượng đường trong máu.
Mất ngủ kéo dài – Khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải, XEM NGAY NGUYÊN NHÂN
3. Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường
Việc nằm trằn trọc, loay hoay, khó ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng phổ biến ở người bị tiểu đường. Những người tiểu đường thường gặp phải các hội chứng sau:
3.1. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Đây là rối loạn giấc ngủ phổ biến ở người bị tiểu đường. Ngưng thở khi ngủ sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở liên tục và rồi hít thở trở lại suốt cả đêm.
Theo nghiên cứu năm 2009, kết quả cho thấy 89% người bệnh bị tiểu đường có triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Trong số đó, có 55% người bị rối loạn khá nặng, cần điều trị.
Chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở người tiểu đường tuýp 2 nhiều hơn. Nguyên nhân chính có thể là do thừa cân, béo phì khiến đường hô hấp bị đè nén chặt lại.
Chứng ngưng thở có biểu hiện là mệt mỏi cả ngày, đêm ngủ ngáy. Với những người thừa cân, béo phì thì triệu chứng này rõ rệt nhất.
3.2. Hội chứng chân không yên
Đặc trưng hội chứng này là chân liên tục bị kích thích khiến người bệnh chỉ muốn di chuyển nhiều hơn. Dấu hiệu này thường xảy ra vào buổi tối hoặc khi cơ thể thiếu sắt làm bạn khó ngủ.
Những trường hợp bị hội chứng chân không yên là người mắc bệnh đường huyết, rối loạn tuyến giáp, bệnh thận.
3.3. Chứng mất ngủ
Biểu hiện đặc trựng là trằn trọc, khó ngủ, ngủ không yên. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn bị stress nặng cũng như lượng đường trong máu tăng cao.
3.4. Khó ngủ do đường huyết trong máu cao
Người bị bệnh tiểu đường gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đường huyết ổn định. Trong khi đó, đường huyết cao gây cảm giác bất an, cáu kỉnh, không thoải mái. Chính điều này làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
4. Người bị tiểu đường mất ngủ, phải làm sao?
Tiểu đường đã khiến cho chúng ta mệt mỏi, uể oải cộng với mất ngủ thì thật kinh khủng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo 8 cách đơn giản dưới đây.
4.1. Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ
Như đã nói ở trên, chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Khi nhịp thở bất thường ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy hóa của cơ thể, giảm chất lượng giấc ngủ.
Do đó, hãy thăm khám bác sĩ khi thấy có biểu hiện ngáy to, buồn ngủ, cáu kỉnh vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp như điều chỉnh lối sống hoặc chỉ định điều trị bằng cách đeo nẹp hàm, thở áp lực dương liên tục. Trường hợp nghiêm trọng có thể phẫu thuật nhằm kiểm soát chứng ngưng thở khi ngủ.
4.2. Kiểm soát đường huyết trong ngày
Đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần duy trì lượng đường ở mức ổn định. Tốt nhất nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.
4.3. Luyện tập thể dục hàng ngày
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tập thể dục giúp ổn định chỉ số đường huyết trong máu, cải thiện tình trạng căng thẳng, stress. Đồng thời, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Chưa hết, tập thể dục điều độ hàng ngày cũng là cách giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện tình trạng béo phì.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến khích người bệnh tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, tập cách giờ đi ngủ 3 – 4 tiếng.
4.4. Giảm cân nếu thừa cân béo phì
Giữ cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách giúp bạn kiểm soát đường huyết trong máu. Vì vậy, với những người thừa cân, béo phì nên thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn, lành mạnh.
Khi cân nặng được kiểm soát, tình trạng thừa cân được cải thiện thì chứng ngưng thở khi ngủ cũng giảm đáng kể. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh giúp giảm cân hiệu quả.
4.5. Thư giãn
Stress, căng thẳng có thể xảy ra trong cuộc sống, công việc. Không chỉ vậy, với những người bị tiểu đường, họ còn gặp căng thẳng bởi bệnh lý của mình.
Trong khi đó, căng thẳng kéo dài khiến nồng độ hormone cortisol và adrenaline tăng cao dẫn đến trằn trọc, khó ngủ. Do vậy, hãy tìm cách thư giãn tinh thần trước khi ngủ để có được giấc ngủ ngon, chất lượng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, người bệnh có thể thư giãn, cải thiện căng thẳng bằng cách hít thở sâu, yoga, ngồi thiền…
4.6. Hạn chế đồ uống chứa caffeine
Caffeine có trong trà, cà phê, chocolate và một số nước uống giải khát tác động lên thần kinh. Chúng sẽ tạo cảm giác tỉnh táo làm bạn khó đi vào giấc ngủ.
Không chỉ caffeine, rượu bia, đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng tới đường huyết khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Do đó, nếu muốn có giấc ngủ ngon, tốt nhất hãy tránh xa đồ uống chứa caffeine, rượu bia.
4.7. Tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi… ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin. Đây là hormone mà cơ thể tiết ra vào ban đêm, tạo cảm giác buồn ngủ.
Nếu như nồng độ hormone này giảm bạn sẽ khó ngủ hơn, trằn trọc hơn, ngủ không ngon giấc. Do đó, hãy tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút để bạn có giấc ngủ ngon và sâu.
4.8. Hạn chế ngủ trưa nhiều
Giấc ngủ trưa giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả vào buổi chiều. Tuy nhiên, ngủ trưa quá 30 phút có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ tối của bạn.
Vì vậy, người bị tiểu đường chú ý rèn luyện thói quen ngủ trưa ít để tập trung giấc ngủ tốt chất lượng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Vũ Thị Hường và độc giả đã hiểu rõ “vì sao người bị tiểu đường mất ngủ”. Hi vọng, với những giải pháp bên dưới sẽ giúp chị Hường và người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng mất ngủ, khó ngủ, tìm lại giấc ngủ trọn vẹn.
TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình – Hỗ trợ an thần, giảm mất ngủ
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện mất ngủ. Điển hình dòng sản phẩm thảo dược là TPBVSK An thần ngủ ngon Tâm Bình.
An thần ngủ ngon Tâm Bình được sản xuất bởi Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín.
Sản phẩm được bào chế bởi các thảo dược như Long nhãn, Táo nhân, Cam thảo, Đương quy, Tâm sen, Lá vông, Viễn chí, chiết xuất Nữ lang, củ Bình vôi…
Sự kết hợp của các thảo dược giúp An thần ngủ ngon Tâm Bình sở hữu công dụng tuyệt vời, hỗ trợ:
- An thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
- Giảm các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.
An thần ngủ ngon Tâm Bình phù hợp với người có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, người gặp tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ mê, người thường xuyên lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Chỉ với 1 viên/ lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, tiện lợi, dễ sử dụng. Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Xem thêm:
- Tâm sen trị mất ngủ – Nhiều người bất ngờ khi hiệu quả của bài thuốc
- Thử ngay 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà – Bạn sẽ không còn phải “đếm cừu” mỗi tối
- [Mách nhỏ] Những cây thuốc trị mất ngủ – Được Đông y tin dùng nhiều nhất
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.