Phục thần – Giải pháp tự nhiên cải thiện mất ngủ hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Phục thần – Giải pháp tự nhiên cải thiện mất ngủ hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    07/05/24

    Phục thần là vị thuốc chữa mất ngủ nổi tiếng trong Đông y. Bên cạnh công dụng hỗ trợ an thần, ngủ ngon, phục thần còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Giới thiệu về cây Phục thần

    Phục thần tên khoa học là Poria cocos. Đây thực chất là một loại nấm được coi là linh dược, ôm lấy phần rễ của cây thông. Phục thần có vỏ ngoài màu nâu đen hoặc đen, hình dạng sần sùi, có khi có cả bướu. Bên trong chứa chất bột màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Ở giữa có rễ thông xuyên qua.

    phục thần

    Phục thần có nguồn gốc từ họ nấm Polyporaceae, được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á. Chúng phát triển trên rễ của các loài thông, tạo thành hạch nấm. Những khối sợi nấm cứng lại để lưu trữ chất dinh dưỡng. Con người sử dụng những hạch nấm này làm dược liệu.

    Trong cuốn “Dược liệu của người nông dân thần thánh” của Shen Nong Ben Cao Jing, lần đầu tiên Phục thần được công nhận và được phân loại là loại thảo dược “Cao cấp”, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

    2. Đặc điểm phân bố

    Poria cocos là một loại nấm hoại sinh, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Dược liệu này đã được sử dụng ở Trung Quốc trong hơn 2000 năm. Chúng được đánh giá là một trong những loại nấm ăn và nấm dược liệu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi.

    Ngày nay, tại đất nước có nền Y học cổ truyền lâu đời và phát triển bậc nhất thế giới như Trung Quốc, Phục thần được nuôi trồng phổ biến tại những khu vực rộng lớn ở Hồ Nam, Vân Nam, An Huy…

    Tại Việt Nam, Phục thần lần đầu tiên được tìm thấy tại tp. Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau đó, người ta còn tìm thấy ở các tỉnh như Thanh Hóa, Gia Lai, Hà Giang với số lượng hạn chế.

    Xem thêm Mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không? Làm sao để có giấc ngủ ngon?

    3. Thu hái

    Thời điểm thu hái nấm không cố định, có thể thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, mùa thu là thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất. Thời tiết mát mẻ giúp nấm phát triển nhanh và tích trữ nhiều hoạt chất hơn.

    4. Chế biến Phục thần

    >>> Hướng dẫn chế biến dược liệu thô

    • Ngâm nấm Phục linh ngập dưới nước
    • Rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn rồi hong khô ráo
    • Cắt từng phần của để lấy phần Phục thần trong nấm Phục linh.
    • Thái lát rồi đem phơi dưới nắng hoặc sấy khô.

    >>> Bào chế Phục thần thành dạng tinh chất

    Mục tiêu chính của việc chiết xuất là thu được các hoạt chất như mong muốn. Hoạt chất Polysaccharides thu được từ xơ cứng thông qua các phương pháp chiết xuất khác nhau. Trong đó hiệu quả nhất là chiết xuất bằng NaCl, nước nóng, NaOH và axit formic.

    Trong các ứng dụng lâm sàng, cần lựa chọn phương pháp chiết thích hợp tùy theo mục đích cụ thể. Việc sử dụng dược liệu chiết xuất giúp gia tăng hiệu quả và tiện lợi hơn.

    5. Thành phần hóa học của Phục thần

    Thành phần hóa học chiếm tỷ lệ cao nhất, đồng thời có giá trị nhất của Phục thần là Polysaccharides – chiếm đến 70-80% khối lượng hạch khô. Các polysacarit chính được xác định là các polysacarit hòa tan trong nước và polysacarit có tính axit.

    Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng triterpenes, polysacarit, sterol, tinh dầu và protein.

    6. Phục thần chữa mất ngủ có hiệu quả không?

    Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, hoạt chất Polysaccharides trong Phục thần có hoạt tính sinh học thiết yếu, có lợi cho sức khỏe nói chung và đặc biệt có lợi cho giấc ngủ nói riêng.

    phục thần chữa mất ngủ

    Axit Pachymic được chứng minh hỗ trợ thúc đẩy giải phóng serotonin. Đây là hormone giúp giảm tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và căng thẳng, đồng thời có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa chứng mất ngủ.

    Cụ thể, Axit Pachymic có tác dụng điều chỉnh kiểu ngủ bằng cách kích thích hệ thống GABAergic; từ đó giúp duy trì cân bằng tâm trạng, giúp tinh thần sáng khoái, thu giãn.

    7. Các nghiên cứu khẳng định tác dụng của phục thần đối với giấc ngủ

    >>> Nghiên cứu 1

    Những người tham gia được hướng dẫn uống hai viên chiết xuất Phục thần 800 mg mỗi ngày vào ban đêm.

    Kết quả: Hiệu quả giấc ngủ sau can thiệp cao hơn trước. Cụ thể:

    • Tổng thời gian ngủ (TST) tăng đáng kể từ mức trung bình 327,4 phút lên 356,5 phút.
    • Thời gian dành cho giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) trong TST cũng cao hơn đáng kể sau can thiệp.
    • Độ trễ của giai đoạn REM và thức dậy sau khi khởi phát giấc ngủ (WASO) cũng thấp hơn đáng kể sau can thiệp so với trước đây.
    • Thời lượng của giấc ngủ REM tăng lên
    • Thời gian chuyển tiếp từ giấc ngủ không REM sang giấc ngủ REM giảm đi.

    >>> Nghiên cứu 2

    Có 20 người mắc chứng mất ngủ đã tham gia. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều mắc chứng khó ngủ. Không ai trong số họ từng thử bất kỳ loại vitamin tăng cường sức khỏe hoặc thuốc theo toa nào.

    Kết quả: Đánh giá cho thấy chất lượng giấc ngủ đã được cải thiện đáng kể. Sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê.

    8. Công dụng khác của Phục thần đối với sức khỏe

    Bên cạnh tác dụng an thần, chữa mất ngủ, nấm Phục linh còn được chứng minh mang lại nhiều công dụng khác như:

    • Hỗ trợ chống trầm cảm: Phục thần giúp gia tăng serotonin và dopamin, giảm viêm ở vỏ não, giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu.
    • Cải thiện hệ tiêu hóa: Nâng cao sức khỏe đường ruột, phục hồi hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do hóa trị, xạ trị gây nên.
    • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Bảo vệ động mạch, tĩnh mạch; chống xơ vữa bằng cách giảm viêm, giảm cholesterol, làm chậm quá trình oxy hóa.
    • Giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết: Tăng phản ứng miễn dịch chống lại virus gây sốt xuất huyết nên được coi là một loại vắc-xin tiềm năng giúp ngăn ngừa bệnh dịch này.
    • Ngăn ngừa hắc sắc tố: Dùng tại chỗ, làm giảm hoạt động của melanin để giảm tàn nhang và tình trạng sạm da, làm trắng da.
    • Hạn chế tổn thương thận: Bảo vệ, chống lại tổn thương tế bào thận do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác.
    • Mát gan, hạn chế nhiễm độc gan: Bảo vệ chống lại tổn thương do hoạt chất acetaminophen hoặc ở những người mắc gan nhiễm mỡ.
    • Loãng xương: Tăng mật độ xương, giảm mất xương và thay đổi tủy xương ở phụ nữ mãn kinh và nam giới tuổi trung niên.
    • Lão hóa da: Làm chậm quá trình oxy hóa (lão hóa) cho da; có thể ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da mang lại hiệu quả tốt.

    9. Liều lượng sử dụng 

    Hiện nay, không có khuyến cáo cụ thể nào về liều lượng sử dụng nấm Phục linh. Tuy nhiên, khi dùng ở dạng viên nén hoặc viên nang, Phục thần thường được dùng với liều từ 500mg một lần mỗi ngày đến 1.200mg; dùng hai lần mỗi ngày. Không dùng với liều lượng vượt quá khuyến nghị từ nhà sản xuất.

    10. Tính an toàn của Phục thần

    Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của Phục thần có mức độ độc tính thấp. Chúng an toàn trong hầu hết các trường hợp sử dụng. Điều đó có nghĩa là nếu người dùng sử dụng vượt quá liều lượng nhiều lần mới có thể gây ra những phản ứng không mong muốn.

    Tuy nhiên, tác dụng phụ đầy đủ của nấm Phục linh đến nay vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Một vài hiện tượng phổ biến có thể xảy ra là tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn… Vì thế, cần sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo.

    11. Hướng dẫn sử dụng

    Phục thần có thể được sử dụng dưới những dạng sau:

    • Sử dụng nguyên liệu tươi: Dùng để nấu cháo, nấu canh, làm soup, làm bánh…
    • Phơi khô rồi hãm trà
    • Phơi sấy khô rồi tán thành bột mịn, pha với nước uống.
    • Sử dụng dưới dạng tinh chất, đã được chiết xuất…

    12. Lưu ý khi sử dụng Phục thần

    Nấm phục thần được sử dụng rộng rãi không chỉ  trong y học. Nhiều người còn coi đây là một loại thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng. Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    lưu ý khi sử dụng phục thần

    • Lựa chọn dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
    • Sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo, tùy vào mục đích chữa bệnh
    • Người lái xe, vận hành máy móc cần cân nhắc khi sử dụng
    • Ngưng dùng khi gặp các dấu hiệu bất thường
    • Kết hợp sử dụng Phục thần với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học…

    Có thể nói rằng, Phục thần là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói riêng và giấc ngủ nói chung. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định khả năng làm tăng thời gian ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ sau khi sử dụng Phục thần. Người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần này để sử dụng tiện lợi và mang lại hiệu quả tốt.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xuyên khung: Dược liệu hành khí hoạt huyết tốt cho sức khỏe 05/02/24
      Xuyên khung là vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe bằng cách hành khí hoạt huyết, tăng cường lưu thông…
      Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà có thể bạn chưa biết 16/01/24
      Rối loạn lo âu gây ra những tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Càng kéo dài,…
      Các vị thuốc giúp bổ can thận 15/11/18
      Thuốc bổ can thận có tác dụng gì? Theo y lý về y học cổ truyền, trong con người thận…
      [Hỏi – Đáp] cây Nhàu chữa bệnh gout có tốt không? Lưu ý gì? 14/10/21
      Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không…
      Xem tất cả bài viết