Thử ngay 12 bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Thử ngay 12 bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    01/04/24

    Tập luyện là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não khi mang lại một số lợi ích đáng kể. Dưới đây là những bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não mà bạn có thể tham khảo.

    Đánh giá article

    1. Tác dụng của bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra khi lưu lượng máu, oxy truyền đến não bị thiếu hụt. Điều này gây ảnh hưởng tới chức năng của não bộ. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh các phương pháp điều trị thì tập luyện cũng có thể hỗ trợ. Các bài tập mang lại những lợi ích như:

    • Tăng khả năng giãn nở của mao mạch.
    • Tăng sức bền thành mạch.
    • Hỗ trợ thúc đẩy tăng lưu lượng máu và oxy lên não.
    • Giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần não.

    bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Click xem thêm Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

    2. Gợi ý 12 bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Các bài tập dưới đây là gợi ý dành cho bạn. Hãy lựa chọn một vài bài tập phù hợp.

    2.1. Nằm thở bụng – Bài tập cho người thiếu máu não

    Tập thở là một trong những bài tập giúp điều hòa khí huyết, tăng cường trao đổi khí. Từ đó tăng tuần hoàn máu.

    • Nằm ngửa, một tay để lên ngực, một tay để lên bụng.
    • Hít vào từ từ bằng mũi lúc này bụng sẽ phình ra.
    • Thở ra chậm bằng miệng, lúc này bụng hóp lại.
    • Lặp lại 10 nhịp thở.

    Nằm thở bụng là Bài tập cho người thiếu máu não

    2.2. Chống đẩy – Bài tập tăng oxy máu

    Bài tập chống đẩy giúp tăng cường bơm oxy cho cơ thể. Điều này giúp tăng cường oxy cho não bộ.

    • Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng. Hai tay chống xuống sàn.
    • Dùng lực của hai tay nâng người lên khỏi mặt sàn sau đó trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

    Chống đẩy là Bài tập tăng oxy máu

    2.3. Bài tập gác chân lên tường

    Đây là bài tập cho người thiếu máu não đơn giản, không cần nhiều kỹ thuật và dụng cụ hỗ trợ. Bạn có thể thử cách làm máu lưu thông lên não này ngay từ khi mới bắt đầu hành trình tập luyện của mình.

    • Nằm đối diện với tường, mông chạm vào tường.
    • Đưa hai chân tựa lên tường sao cho tạo với người một góc vuông. Chân lúc này giữ thẳng.
    • Giữ nguyên tư thế trong 1 phút.

    Bài tập gác chân lên tường

    2.4. Ngồi thiền tốt cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Thiền tạo điều kiện cho tâm trí có thời gian thư giãn, gạt bỏ mọi lo âu. Thiền cũng giúp cải thiện sự tập trung của não bộ, giúp tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn. Bạn hãy tìm một không gian yên tĩnh để ngồi thiền.

    • Ngồi thẳng lưng, chân xếp bằng. Hai bàn tay đặt thoải mái lên đầu gối.
    • Nhắm mắt và tập trung vào hơi thở sâu và đều trong vòng từ 3 – 5 phút.

    Ngồi thiền tốt cho người thiểu năng tuần hoàn não

    2.5. Tư thế con lạc đà – Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

    Yoga giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ thể, giảm căng thẳng. Từ đó hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu lên não.

    • Ngồi trên gót chân.
    • Sau đó từ từ nâng người thẳng dậy tạo thành tư thế quỳ trên đầu gối.
    • Từ từ đưa hai tay về phía sau và gập người ra sau để tay nắm lấy hai gót chân.
    • Duy trì tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

    Tư thế con lạc đà Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

    2.6. Tư thế con châu chấu

    Đây cũng là một trong những bài tập thể dục lưu thông máu lên não khá đơn giản.

    • Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo người, đặt cằm xuống sàn.
    • Hít vào và từ từ nâng chân trái lên. Giữ tư thế trong 10 giây hoặc ngắn hơn trong những lần đầu tập luyện.
    • Từ từ thở ra và hạ chân xuống.
    • Lặp lại với chân phải. Thực hiện 5 lần mỗi bên.

    Tư thế con châu chấu

    2.7. Tư thế con thỏ – Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Tư thế này giúp tăng khả năng lưu thông máu, tốt cho người bị suy giảm tuần hoàn máu não.

    • Bắt đầu với tư thế quỳ, hai đầu gối khép, lòng bàn chân hướng lên trần nhà.
    • Từ từ cúi xuống cho tới khi đầu chạm đất, trán đối diện với đầu gối. Bàn tay nắm vào gót chân. Chân và tay luôn thẳng. Giữ tư thế trong 10 giây. Sau đó để cổ trở về tư thế bình thường, hai tay vươn thẳng ra trước, thả lỏng trở về tư thế em bé.

    Tư thế con thỏ là Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    2.8. Tư thế cái cày

    Bài tập này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

    • Nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng theo thân.
    • Đưa hai chân lên cao vuông góc với thân. Sau đó từ từ để hai chân qua đầu. Mũi chân chạm sàn. Giữ tư thế trong 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu.

    2.9. Tư thế rắn hổ mang – Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    Bài tập tác động vào phần ngực, bụng, kích thích lưu thông máu.

    • Nằm sấp. Hai chân duỗi thẳng, mũi ngón chân chạm sàn.
    • Hai tay chống ngang ngực. Lòng bàn tay chạm sàn.
    • Dùng lục ấn đùi và hông xuống. Hai bàn tay nâng phần trên cơ thể lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    Tư thế rắn hổ mang Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

    2.10. Tư thế con cua

    Đây là bài tập giúp giảm căng thẳng, giảm tình trạng dễ nổi nóng, bực tức.

    • Ngồi thẳng, một chân duỗi thẳng, chân còn lại gập để lên đùi của chân đang duỗi.
    • Từ từ cúi người về phía trước. Một tay nắm bàn chân đang duỗi, tay còn lại đưa sang ngang, bàn tay chạm đất. Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    2.11. Tư thế con cá

    Bài tập này giúp giải tỏa căng thẳng ở vùng cổ, ngực, lưng. Từ đó giúp giảm căng thẳng, áp lực lên mạch máu dẫn tới não.

    • Nằm ngửa, chân duỗi thẳng khép vào nhau. Hai tay đặt xuống phía dưới mông.
    • Nâng ngực và đầu. Ngửa cổ ra đằng sau. Lúc này trọng lực cơ thể dồn lên khuỷu tay và hai cánh tay. Giữ tư thế trong 3 giây. Sau đó trở về tư thế ban đầu.

    Tư thế con cá

    2.12. Đứng gập người

    Đây là một tư thế khó nên cần luyện tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia.

    • Đứng thẳng, hai tay dọc theo thân, chai chân song song cách nhau một chút.
    • Từ từ cúi người cho tới khi hai tay chạm vào sàn, ngực chạm và người. Mắt nhìn vào giữa hai chân. Giữ tư thế này trong 15 giây.
    • Sau đó đặt tay lên hông và từ từ đứng thẳng người lên.

    3. Một số lưu ý

    Trong quá trình tập luyện hãy lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
    • Lựa chọn các bài tập phù hợp, tập với cường độ vừa phải, không nên tập quá sức.
    • Thời gian tập luyện mỗi ngày từ 15 – 30 phút.
    • Trong quá trình tập nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
    • Ngoài các bài tập kể trên, người bị thiểu năng tuần hoàn não cũng có thể thử một số môn thể thao khác. Đó là đi bộ, đạp xe, bơi
    • Kết hợp tập luyện với dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Tăng cường rau xanh, trái cây, cá béo, uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, bia rượu. Ngủ đúng giờ, đủ giấc.

    Hy vọng những bài tập trên đã đem tới cho bạn những gợi ý để xây dựng kế hoạch tập luyện của mình. Nếu cần thêm thông tin đừng ngần ngại liên hệ 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nhắm mắt nhưng không ngủ được: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 20/04/24
      Nhắm mắt nhưng không ngủ được? Đây là thắc mắc của hàng ngàn người khi gặp phải tình trạng mất…
      Rối loạn lo âu có nên tập gym không? Bài tập nào phù hợp? 30/01/24
      Vận động là một trong những phương pháp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Vây, người…
      Suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp 03/04/24
      Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên…
      Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp! 01/04/24
      Ngải cứu là vị thuốc vườn nhà chữa được nhiều bệnh nhờ công dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu…
      Xem tất cả bài viết