Viêm trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    20/11/23

    Viêm trực tràng khiến niêm mạc trực tràng bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến đau, tiêu chảy cấp tính hoặc kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư trực tràng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm trực tràng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    4.9/5 - (16 bình chọn)

    1. Bệnh viêm trực tràng là gì?

    Trước khi đi vào khái niệm viêm trực tràng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vị trí của trực tràng ở đâu, cũng như cấu tạo chi tiết của bộ phận này.

    1.1. Vị trí của trực tràng

    Trực tràng là phần cuối của ruột già, gần sát với hậu môn, dài từ 11-15 cm và được chia làm 3 đoạn:

    • Trực tràng thấp: < 5cm tính từ góc giữa của trực tràng và ống hậu môn.
    • Trực tràng giữa: 5-10cm
    • Trực tràng cao: > 10-15cm

    Trực tràng cũng thuộc bộ phận của đại tràng. Khi đại tràng phân hủy chất cặn bã tạo thành phân sẽ dồn phân từ đoạn đại tràng trên xuống trực tràng.

    Khi niêm mạc đại tràng bị kích thích, sẽ gây co bóp mạnh ở cơ trơn, mở cơ thắt ở hậu môn và kết hợp với sự co bóp thành bụng để đẩy phân ra ngoài.

    Viêm trực tràng

    Trực tràng là đoạn cuối của đại tràng, là phần cuối của ruột già, gần sát hậu môn.

    1.2. Bệnh viêm trực tràng

    Viêm trực tràng là những tổn thương, xuất hiện vết viêm loét quanh niêm mạc trực tràng, có thể gây xung huyết. Vì chức năng của trực tràng khác với phần còn lại của đại tràng nên sẽ có nhiều triệu chứng khác với phần còn lại của đại tràng.

    Bệnh chia thành 2 giai đoạn, cấp tính và mãn tính.

    – Viêm trực tràng cấp tính xảy ra khi chỉ mới xuất hiện những tổn thương ở lớp niêm mạc phía trên cùng, chưa xâm nhập sâu vào thành ruột.

    – Viêm trực tràng mạn tính là thể nặng của bệnh. Lúc này vị trí viêm đã xâm lấn sâu vào các lớp biểu mô và lan sang những phần phía trên niêm mạc đại tràng.

    2. Nguyên nhân gây viêm trực tràng

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm trực tràng như thói quen sinh hoạt và có các yếu tố bệnh lý. Cụ thể:

    2.1. Nhiễm trùng dẫn đến viêm trực tràng

    Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm gây viêm như Salmonella, Shigella, Campylobacter…

    Nhiễm trùng do vi khuẩn lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn thúc đẩy nguy cơ những mầm bệnh phát triển trong trực tràng, gây viêm như khuẩn lậu cầu, chlamydia, vi khuẩn Herpes sinh dục.

    2.2. Bệnh viêm ruột (IBD) gây ra

    Bệnh Crohnviêm loét đại tràng gây viêm mãn tính ở các phần khác nhau của ruột.

    Có tới 30% số người mắc một trong những bệnh này bị viêm chủ yếu ở trực tràng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm trực tràng nói chung.

    2.3. Xạ trị ở bệnh ung thư

    Xạ trị hướng vào trực tràng hoặc các khu vực lân cận, chẳng hạn như tuyến tiền liệt, có thể gây viêm trực tràng.

    Viêm trực tràng do xạ trị có thể bắt đầu trong quá trình xạ trị và kéo dài vài tháng sau khi điều trị. Hoặc bệnh cũng có thể xảy ra nhiều năm sau khi điều trị.

    nguyên nhân viêm trực tràng

    2.4. Nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh

    Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn có ích trong ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium difficile có hại phát triển trong trực tràng. Từ đó gây viêm nhiễm.

    2.5. Mắc viêm trực tràng chuyển hướng

    Đây là một trong những tác dụng phụ xảy ra ở những người đã từng trải qua một số loại phẫu thuật như: cắt bỏ ruột non, hoặc cắt bỏ hồi tràng để chuyển phân qua đường trực tràng.

    Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở trực tràng.

    2.6. Do dị ứng, không dung nạp một số loại thực phẩm

    Đây là nguyên nhân hiếm gặp, thường do dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc hoặc chất. Dị ứng có thể gây ra phản ứng viêm ở trực tràng, làm cho niêm mạc trực tràng bị sưng, đỏ, chảy máu, hoặc tiết dịch nhầy. Một số loại thực phẩm thường gây dị ứng ở trực tràng là sữa, trứng, đậu phộng, hải sản, gluten…

    2.7. Mắc viêm trực tràng vô căn

    Một số trường hợp không thể tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây viêm nhiễm trực tràng. Tuy nhiên, những trường hợp này thường có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.

    Viêm trực tràng vô căn có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Khoảng 10% trường hợp mắc bệnh phát triển thành viêm loét đại tràng.

    Xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    3. Triệu chứng

    Ở giai đoạn nhẹ, bệnh chưa xuất hiện những biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên chú ý những đặc điểm dưới đây để biết mình có phải đang gặp phải bệnh viêm trực tràng hay không.

    • Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có thể lên tới 10 lần trong ngày)
    • Phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
    • Cảm giác khó chịu, đau khi đại tiện, ngứa ngáy, nóng rát hậu môn
    • Chướng bụng
    • Đau thắt lưng kèm đau bụng dưới bên trái
    • Chảy máu trực tràng, ra nhiều hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính
    • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

    4. Đối tượng

    Viêm trực tràng là bệnh lý không hiếm gặp, thường gặp ở hầu hết đối tượng, tuy nhiên tập trung ở hai độ tuổi 15-30 tuổi và trên 50 tuổi.

    Ngoài độ tuổi, dựa vào nguyên nhân gây bệnh còn có thể nhận biết được những đối tượng dễ mắc bệnh như:

    • Những người mắc các bệnh lý liên quan tới đại tràng
    • Người sử dụng thực phẩm không đảm bảo, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
    • Người sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
    • Người trải qua hóa trị xạ trị gần khu vực trực tràng
    • Có lối sống tình dục không lành mạnh

    5. Bệnh viêm trực tràng có nguy hiểm không?

    Bệnh có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng, và liệu pháp điều trị.

    biến chứng viêm trực tràng

    Viêm nhiễm trực tràng nếu không được điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

    – Thiếu máu

    Chảy máu mãn tính từ trực tràng có thể gây thiếu máu. Thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, da nhợt nhạt và khó chịu.

    – Hẹp trực tràng

    Đây là tình trạng trực tràng bị thu hẹp do viêm, loét, sẹo hoặc polyp. Hẹp trực tràng có thể gây khó khăn trong việc đi tiêu, đau bụng, táo bón, nôn mửa, trướng hơi.

    Hẹp trực tràng có thể cần phẫu thuật để mở rộng hoặc cắt bỏ phần bị hẹp.

    – Dẫn đến viêm loét niêm mạc trực tràng

    Viêm kéo dài có thể dẫn đến vết loét hở ở niêm mạc trực tràng. Nếu không được phục hồi kịp thời, vết loét lan rộng có thể dẫn tới thủng trực tràng.

    – Ung thư đại trực tràng

    Nguy cơ phát sinh ung thư đại trực tràng tăng cao ở những người mắc viêm trực tràng, đặc biệt là khi bệnh kéo dài và không được điều trị.

    Định kỳ kiểm tra ung thư là quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    >> Tìm hiểu thêm: Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    6. Khi nào nên gặp bác sĩ?

    Khi có những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên đi thăm khám kịp thời để phát hiện bệnh:

    • Táo bón hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc quá 3 ngày
    • Đau rát, khó chịu khi đại tiện
    • Có cảm giác đau ống trực tràng
    • Xuất hiện máu lẫn trong phân, có thể là máu tươi hoặc chất nhầy
    • Cơ thể sốt, mệt mỏi, chán ăn

    7. Chẩn đoán

    Những dấu hiệu nhận biết của viêm trực tràng rất giống với các triệu chứng của bệnh lý về tiêu hóa nên khó nhận biết qua chẩn đoán lâm sàng. Do vậy, các bác sĩ sẽ liệt kê triệu chứng để tiến hành loại bỏ bằng phương pháp cận lâm sàng như:

    – Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu có thể xác định nhiễm trùng và các tình trạng khác có thể gây viêm. Bệnh cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu hoặc tăng bạch cầu.

    – Xét nghiệm phân

    Kiểm tra mẫu phân của bạn để tìm bằng chứng nhiễm trùng, chảy máu, vi khuẩn…

    – Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

    Những xét nghiệm này liên quan đến việc lấy mẫu dịch tiết từ trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (niệu đạo).

    – Nội soi trực tràng

    Sử dụng ống nội soi có gắn camera để quan sát các ổ viêm quanh trực tràng

    – Soi toàn bộ đại tràng

    Cho phép bác sĩ xem toàn bộ ruột để tìm ra nguyên nhân và vị trí bệnh. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu tế bào sinh thiết trong quá trình kiểm tra này.

    8. Điều trị viêm trực tràng

    Dựa vào triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp viêm trực tràng cụ thể.

    8.1. Điều trị viêm trực tràng do vi khuẩn, nhiễm trùng

    Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng siêu vi ví dụ như thuốc kháng virus nếu là virus herpes truyền qua đường tình dục.

    – Nhiễm trùng do Salmonella không cần sử dụng kháng sinh, chỉ cần bù nước – điện giải và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

    – Nhiễm trùng do vi khuẩn Shigella: điều trị bằng Ampicillin, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Trimethoprim-Sulfamethoxazole.

    – Do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Điều trị kháng sinh cho từng trường hợp như Penicillin Gbenzathine (cho trường hợp nhiễm Syphilitic), Acyclovir (nhiễm trùng herpes simplex).

    8.2. Điều trị viêm trực tràng do xạ trị

    Trường hợp nhẹ có thể chữa khỏi bệnh bằng việc thay đổi lối sinh hoạt, chế độ ăn uống đảm bảo. Trong trường hợp viêm trực tràng bức xạ nặng, gây đau và chảy máu buộc phải có những phương pháp can thiệp:

    – Nếu đau và viêm trực tràng chảy máu cần dùng thuốc kháng viêm như Steroids

    – Các loại thuốc xổ có tác dụng cầm máu, giảm viêm loét

    – Chỉ định dùng laser để loại bỏ mô tổn thương

    8.3. Điều trị viêm trực tràng do các bệnh viêm ruột

    Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, cách điều trị có thể bao gồm:

    Thuốc để kiểm soát viêm trực tràng

    Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc chống viêm, bằng đường uống hoặc dưới dạng thuốc đạn hoặc thuốc xổ.

    • Thuốc chống viêm như mesalamine (Tidocol, Canasa…)
    • Thuốc corticosteroid: chẳng hạn như prednisone (Rayos) hoặc budesonide (Entocort EC, Uceris)

    Tình trạng viêm ở những người mắc bệnh Crohn thường cần điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như azathioprine (Azasan, Imuran) hoặc Infliximab (Remicade).

    Phẫu thuật

    Nếu điều trị bằng thuốc không làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ phần bị tổn thương của đường tiêu hóa.

    8.4. Điều trị viêm trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật

    Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ đi những phần mô tổn thương trên ống trực tràng. Trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng.

    Các trường hợp cần cắt bỏ như:

    • Thủng trực tràng
    • Phình giãn đại trực tràng nhiễm độc
    • Chảy máu ồ ạt, điều trị nội khoa không có kết quả
    • Ung thư hóa hoặc dị sản mức độ nặng.

    8.5. Một số bài thuốc dân gian chữa viêm trực tràng

    Các bài thuốc dân gian chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh. Do vậy người bệnh có thể áp dụng với viêm đại tràng thể nhẹ.

    8.5.1. Áp dụng bài thuốc từ lá mơ lông

    Công dụng:

    Trong lá mơ lông có nhiều hoạt chất giúp sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng đồng thời giảm các triệu chứng của đau bụng, đầy hơi, đi cầu nhiều lần.

    Cách thực hiện:

    • Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà
    • Lót lá chuối xuống chảo và đổ hỗn hợp lên nướng không dầu
    • Nướng chín và sử dụng ngay khi còn nóng để trắng mùi hôi của lá mơ.

    8.5.2. Sử dụng mật ong và nghệ vàng

    Công dụng:

    Nghệ có hoạt chất curcumin, có tính kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm lành những vết viêm loét ở niêm mạc trực tràng. Mật ong có tính ấm, giúp giảm đau, sát khuẩn, nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Cách thực hiện:

    • Trộn 2 thìa cà phê bột nghệ và 2 thìa cà phê mật ong thành hỗn hợp sau đó vo viên nhỏ
    • Mỗi lần sử dụng khoảng 5 viên
    • Nên bảo quản trong lọ thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh
    • Nên kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm

    8.5.3. Bài thuốc từ riềng tươi

    Công dụng:

    Riềng tươi có tác dụng ôn trung tán hàn, ấm tỳ vị, giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, đặc biệt trực tràng.

    Cách thực hiện:

    • Sử dụng khoảng 20g riềng tươi thái lát cùng 20g lá lốt sắc hãm nước sôi để sau 20 phút sử dụng.
    • Lấy 20g riềng tươi, 20g búp ổi, 30g vỏ quả chuối xanh sắc với 2 bát nước trong khoảng 10 phút rồi và sắc uống.

    8.5.4. Chữa viêm trực tràng bằng lá ổi

    Công dụng:

    Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất như tanin pyrogalic, tritecpenic, axit psiditanic, kích thích cơ trơn ruột, làm se lớp niêm mạc đồng thời ức chế hoạt động của hại khuẩn.

    Cách thực hiện:

    • Lá ổi rửa sạch ngâm qua với nước muối loãng
    • Đun sôi nước với lá ổi và cho thêm chút muối trong khoảng 20 phút đến khi còn 2 chén thì tắt bếp
    • Chia nước lá ổi thành 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.

    Top 12+ công dụng chữa bệnh không ngờ tới của lá ổi

    9. Cách phòng tránh

    Mặc dù không có cách chắc chắn 100% để ngăn chặn viêm trực tràng, nhưng có một số thay đổi lối sống và thói quen ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm triệu chứng cho những người đã mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

    phòng tránh viêm trực tràng

    Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Chế độ ăn uống lành mạnh:

    • Tăng cường ăn rau củ và ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ.
    • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường.
    • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm của niêm mạc ruột.

    Kiểm soát căng thẳng:

    • Học kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga…
    • Nói chuyện với bạn bè, người thân để giải tỏa tâm lý

    Duy trì cân nặng lành mạnh:

    • Giữ cân nặng ổn định và tránh tăng cân quá nhanh.
    • Kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống điều độ kết hợp luyện tập thể dục thể thao.

    Tăng cường hoạt động vận động:

    • Thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội để củng cố hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe nói chung.

    Lối sống khoa học:

    • Hạn chế hoặc ngưng hút thuốc lá, vì nó có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm trực tràng và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
    • Hạn chế hoặc tránh uống rượu, vì nó có thể kích thích niêm mạc ruột và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Ngủ sớm trước 23h để cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo và phục hồi sức khỏe.

    Điều trị nhanh chóng bệnh nhiễm khuẩn:

    • Điều trị nhanh chóng các bệnh nhiễm khuẩn có thể giảm nguy cơ phát triển viêm trực tràng.
    • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi bất kỳ triệu chứng nào có thể xuất hiện.

    Kết luận chung

    Viêm trực tràng là một bệnh lý viêm nhiễm ở lớp niêm mạc trực tràng, phần ống cơ kết nối ruột già và hậu môn.

    Bệnh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chảy máu, tiết dịch nhầy, mót rặn, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm trực tràng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hẹp trực tràng, thiếu máu, thậm chí ung thư trực tràng.

    Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm trực tràng như ăn uống lành mạnh, uống nước đủ, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường, tăng cường sức đề kháng. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý có liên quan đến trực tràng.

    Trên đây là một số thông tin về viêm trực tràng, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên lạc qua hotline 0343.44.66.99 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ tại đây:

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Giữa mùa dịch Covid 19: “Ăn gì để gia tăng hệ miễn dịch?” 02/03/20
      Dịch viêm phổi cấp do Virus Corona (Covid 19) gây ra đang làm xáo trộn cuộc sống của cả thế…
      Bệnh đại tràng và bánh trung thu, có phải “kẻ thù truyền kiếp”? Click ngay để biết! 11/09/19
      Ăn bánh, uống trà, thưởng trăng là thú vui tao nhã của người Việt trong ngày rằm tháng 8. Nhưng…
      Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn – “bí kíp” nhỏ mà có võ! 29/10/19
      Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng đơn giản và hiệu quả. Trong đó, không…
      Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia 04/11/21
      Không chỉ quan tâm tới phác đồ điều trị, việc ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì…
      Xem thêm