Trực tràng nằm ở đâu? Thường gặp phải những bệnh lý gì? (07/2019) - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trực tràng nằm ở đâu? Thường gặp phải những bệnh lý gì?

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/07/19

    Chúng ta vẫn thường nghe nói về những bệnh như: viêm trực tràng, loét trực tràng, sa trực tràng, ung thư trực tràng… Nhưng trực tràng nằm ở đâu và thực hiện chức năng gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

    5/5 - (44 bình chọn)

    1. Trực tràng nằm ở đâu?

    Trực tràng là phần cuối của ruột già, tiếp giáp đầu hậu môn. Về cấu tạo khung xương và hệ thống thần kinh thì trực tràng nằm ở trước xương cùng.

    Tùy theo giới tính mà vị trí của trực tràng sẽ có một chút sự khác biệt, cụ thể:

    • Ở nữ giới, trực tràng liên quan phía trước với thân tử cung, cổ tử cung và vòng âm đạo. Còn phần dưới trực tràng sẽ liên quan đến thành sau âm đạo.
    • Ở nam giới, trực tràng nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ngăn cách bởi mạc sau bàng quang và nối đến tận trung tâm đáy xương chậu.

    Lời đáp cho câu hỏi trực tràng nằm ở đâu

    Xem thêm Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì?

    2. Cấu tạo của trực tràng

    Sau khi đã biết chính xác trực tràng nằm ở đâu hãy cùng tìm hiểu rõ hơn cấu tạo của nó.

    • Trực tràng là một đoạn ruột dài từ 15 – 20cm.
    • Phần đầu có hình dạng giống chữ xích ma.
    • Đoạn cuối giãn ra tạo thành bộ phận bóng trực tràng.
    • Trực tràng được cấu tạo bởi 5 lớp gồm: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.

    3. Chức năng của trực tràng

    Theo webmd.com, ống trực tràng hoạt động như một kho chứa phân tạm thời đồng thời là nơi đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua đại tiện. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:

    Thức ăn được dạ dày co bóp và tiêu hóa thành dịch lỏng sẽ chuyển qua ruột non, đại tràng và sau cùng là trực tràng. Qua mỗi đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn sẽ được hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Những chất dư thừa, không tiêu hóa được, không có ích cho cơ thể là chất thải.

    Kết tràng vận động để đưa chất thải xuống trực tràng, kích thích dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Lúc này, trực tràng đã sẵn sàng đẩy chất thải ra ngoài cơ thể thông qua ống hậu môn.

    4. Các bệnh lý liên quan tới trực tràng

    Như phần đầu “Trực tràng nằm ở đâu” đã đề cập thì vị trí của trực tràng khá nhạy cảm do phải làm việc thường xuyên với chất thải và độc tố. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến trực tràng không nên chủ quan.

     

    các loại bệnh lý trực tràng

    4.1. Viêm trực tràng

    Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến về trực tràng, thường gặp ở những người có thói quen uống rượu bia. Ngoài ra, người cao tuổi cũng rất có thể bị viêm trực tràng do suy giảm chức năng hệ tiêu hóa.

    Bệnh thường có dấu hiệu như: sụt cân, tiêu chảy, sốt cao, đau bụng dưới dữ dội… Nếu không được điều trị kịp thời, viêm trực tràng có thể biến chứng sang ung thư trực tràng.

    Viêm trực tràng

    Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến liên quan tới trực tràng

    4.2. Sa trực tràng

    Theo Healthline.com, sa trực tràng là tình trạng trực tràng bị đẩy qua hậu môn. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao gấp 6 lần nam giới. Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở trẻ em (dạng bẩm sinh) và người già ngoài 60 tuổi.

    Có 3 loại sa trực tràng là:

    • Sa bên trong: trực tràng bị sa xuống nhưng chưa bị đẩy ra ngoài hậu môn.
    • Sa một phần: chỉ một phần trực tràng ló ra ngoài hậu môn
    • Sa hoàn toàn: toàn bộ trực tràng đi ra ngoài hậu môn.

    Triệu chứng của bệnh có xu hướng xuất hiện từ từ. Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận diện là cảm giác có một khối phồng ở hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, đại tiện nhiều, cơ thể gầy gò, cảm giác nặng bụng dưới.

    Sa trực tràng bệnh lý liên quan tới trực tràng

    Sa trực tràng là tình trạng trực tràng bị đẩy qua hậu môn

    4.3. Polyp trực tràng

    Đây là tình trạng xuất hiện khối u ở thành trực tràng. Polyp đại tràng thường lành tính. Tuy nhiên nếu để khối polyp phát triển lên kích thước lớn có thể gây tắc trực tràng, thậm chí phát triển thành u ác tính, đe dọa tới tính mạng.

    >> Đừng bỏ lỡ:

    4.4. Ung thư trực tràng

    Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến thứ hai. Tuy bệnh tiến triển chậm và di căn muộn hơn so với các loại ung thư khác. Nhưng ở nước ta bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã trầm trọng nên tỷ lệ sống trên 5 năm là rất thấp.

    Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này là do mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa kéo dài, do di truyền, chế độ ăn uống thiếu khoa học. Để nhận diện bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, đi ngoài phân nhỏ, phân lẫn máu, đi tiêu mất kiểm soát, giảm cân đột ngột.

    Ung thư trực tràng

    Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng

    5. Chẩn đoán các bệnh về trực tràng

    Ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy từng trường hợp bệnh lâm sàng, để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một vài phương pháp dưới đây:

    • Khám lâm sàng
    • Chụp X-quang
    • Chụp CT
    • Chụp MRI
    • Siêu âm qua ngã trực tràng
    • Nội soi trực tràng

    6. Điều trị

    Sau khi đã xác định chính xác bệnh, tùy vào thể trạng của bệnh nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như: paracetamol, ibuprofen… Tuy nhiên, trường hợp nặng, đặc biệt là ung thư trực tràng phải can thiệp bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị, xạ trị.

    7. Cách phòng chống bệnh liên quan tới trực tràng

    Để phòng tránh các bệnh về trực tràng, hãy lưu ý một số biện pháp sau đây:

    • Giữ chế độ sinh hoạt khoa học: ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, đồ tái sống; không uống rượu bia.
    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
    • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.

    Bài viết trên đã giúp các bạn có thông tin cơ bản liên quan đến trực tràng như trực tràng nằm ở đâu, chức năng, cấu tạo của trực tràng cũng như các bệnh lý liên quan và cách xử lý. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp để được giải đáp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cháo củ mài – Vị thuốc chữa bệnh tiêu hóa bạn nên biết 26/09/20
      Cháo củ mài có lẽ là món ăn còn khá lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, đây không chỉ…
      Bí kíp tận hưởng Ngày phụ nữ Việt Nam không lo rối loạn tiêu hóa 12/10/19
      Thói quen ăn uống thả ga dịp lễ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.…
      Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn – “bí kíp” nhỏ mà có võ! 29/10/19
      Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng đơn giản và hiệu quả. Trong đó, không…
      Táo bón nên ăn gì và kiêng gì? Top 25+ thực phẩm ăn là khỏi 20/08/20
      Chỉ tập trung vào điều trị bằng thuốc mà quên đi việc thay đổi chế độ ăn uống là nguyên…
      Xem thêm