Gút “gõ cửa” đúng dịp Tết đến, xuân về là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy làm thế thế nào để thoát khỏi tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ “mách” bạn 5 chiêu “né” cơn đau gout vô cùng lợi hại, giúp bạn thoải mái đón xuân.
1. Tại sao bệnh gout “bùng phát” vào mùa xuân
Nhiều người “nói vui” rằng mùa xuân chính là “mùa bão” của gout. Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân chính khiến bệnh gout bùng phát mạnh vào mùa xuân là do độ ẩm cao khiến thay đổi áp suất, cùng thói quen ăn uống vô tội và ít vận động.
Mùa xuân ở khu vực miền Bắc nước ta thường có độ ẩm rất cao, làm thay đổi áp suất trong khí quyển, tác động tới người bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng do thay đổi áp lực trong máu. Các tinh thể urat trong các khớp của người bệnh bị kích thích và làm viêm các màng xương, khớp.
Mùa xuân là “mùa bão” của gout
Bên cạnh đó, do trời lạnh, người bệnh thường lười vận động hơn, lưu lượng tuần hoàn máu bị chậm lại, sự lắng đọng các tinh thể urat theo đó cũng tăng lên. Chưa kể, mùa xuân là mùa của hội hè, tiệc rượu, việc ăn uống không kiểm soát càng khiến cho bệnh gout bùng phát mạnh vào mùa xuân.
2. 5 mẹo hay giúp bạn “né” cơn đau gout
2.1. Kiểm soát chế độ ăn uống
“Bệnh từ miệng mà vào” bởi vậy đối với bệnh nhân gout, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là vô cùng quan trọng. Bạn nên nói không với nguồn thực phẩm giàu nhân purin để ngăn ngừa chuyển hóa thành acid uric. Những thực phẩm bạn cần kiêng kị, bao gồm:
– Thịt đỏ: thịt bò, thịt trâu, thịt dê,…
– Nội tạng động vật.
– Hải sản: tôm, cua, ghẹ, hàu, ốc…
– 1 số loại rau củ: đậu nành, măng tây, nấm….
Thay vào đó, người bệnh gout nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, những thực phẩm chứa ít purin: Ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ…
2.2.Hạn chế bia rượu
Đầu xuân, năm mới trong nhiều bữa tiệc, hội hè… không thể “vắng bóng” rượu, bia. Nhưng tác hại của chúng không phải ai cũng lường được trước. Trong bia rượu có chứa lượng lớn purin, chất chuyển hóa thành axit uric trong máu, nếu bạn uống nhiều bia rượu khiến cơ thể đào thải không kịp thì nguy cơ gút cấp là rất cao. Đây chính là kẻ thù không đội trời chung với người bệnh gout.
Người bị gout nên kiêng rượu bia
Bởi vậy, cách tốt nhất, các đấng mày râu nên tìm cách từ chối rượu bia để không rước gout vào thân.
>> Tìm hiểu thêm: Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?
2.3.Tích cực luyện tập thể thao
Lần tập thể dục gần đây nhất của bạn là khi nào? Chắc hẳn, với lịch trình thăm hỏi, chúc tụng dày đặc trong những ngày Tết trước đó, việc lơ là luyện tập thể thao là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cần quay trở lại với thói quen này ngay lập tức.
Hãy tăng cường vận động bằng các bộ môn như: đi bộ, đạp xe, tập yoga… để tiêu hao lượng calo dư thừa, gout cũng không có cơ hội “tấn công”. Đồng thời, giúp cơ thể sản sinh năng lượng tích cực và xương khớp khỏe mạnh hơn.
2.4.Từ bỏ những thói quen xấu
Nhịn tiểu
Dù bận rộn thế nào thì bạn cũng không nên nhịn tiểu, bởi axit uric cần phải được bài tiết qua nước tiểu. Việc nhịn tiểu có thể khiến axit uric tích tụ trong cơ thể được hấp thụ lại, trong thời gian dài sẽ làm tăng lượng axit uric, gây ra các cơn đau gout cấp và mạn tính. Vì vậy, bạn cần thay đổi thói quen này sớm nhé!
Thức khuya
Việc thức khuya trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa của axit uric trong thận và làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh thức khuya để kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, việc căng thẳng, mệt mỏi và stress cũng tác động xấu đến sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn.
2.5.Uống nhiều nước
Người bệnh có thể uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày
Đối với bệnh nhân gút thì việc uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày) sẽ giúp tăng cường chức năng đào thải của thận, giảm nguy cơ hình thành các tinh thể urat tại khớp. Từ đó, kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở ngưỡng cho phép và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả.
Hy vọng 5 “bí kíp” ở trên sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh gout trong mùa xuân này. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!
Chat với bác sĩ ngay
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.