Bệnh gout nên ăn quả gì luôn nằm trong top những băn khoăn của người bệnh và người nhà. Mới đây, chuyên gia của chúng tôi đã nhận được câu hỏi bệnh gout ăn được quả bơ không của bạn Trịnh Long (Hồng Bàng – Hải Phòng). Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng – Cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình, sẽ đưa ra những thông tin cụ thể ngay dưới đây để giải đáp cho bạn Trịnh Long.
1. Bệnh gout ăn được quả bơ không?
Bệnh gout là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. (Theo Medicalnewstoday.com)
Người bệnh gout được khuyên là nên bổ sung các loại rau củ có màu xanh và trái cây. Đặc biệt là những loại quả có khả năng giảm đau, kháng viêm, hạ axit uric máu. Bơ là một loại trái cây như thế bởi:
– Bơ chứa lượng lớn axit oleic, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Đặc biệt, nó giúp giảm đau do những cơn gout cấp.
– Vitamin E trong bơ thúc đẩy sự phục hồi của sụn xung quanh các khớp.
– Bơ rất giàu chất xơ giúp giảm cân, giảm cholesterol, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị gout, đặc biệt là đối với người bệnh bị thừa cân, béo phì.
– Trong thành phần của một quả bơ có tới 14% kali. Đây là chất hỗ trợ bài tiết axit uric ra ngoài cơ thể.
XEM THÊM:
- Bệnh gout ăn hải sản thế nào? Bác sỹ gợi ý 7 nguyên tắc
- Bệnh (gout) gút có được ăn cá hồi không? Nên ăn những loại cá gì?
- Bệnh (gout) gút có nên ăn thịt vịt? Chuyên gia giải đáp
- Bệnh gout(gút) có nên ăn sữa chua không? Chuyên gia giải đáp
2. Cách ăn bơ cho người bệnh gout
Không chỉ cần biết bệnh gout ăn được quả bơ không, người bệnh gout cũng cần nắm rõ cách ăn bơ sao cho đúng.
– Tuy tác dụng hỗ trợ trị bệnh gout từ quả bơ là rất tốt nhưng người bệnh gout không nên lạm dụng. Người bệnh không nên ăn bơ quá 3 lần/tuần.
– Khi ăn hãy ăn cả phần màu xanh đậm sát lớp vỏ bơ bởi phần thịt này có giá trị dinh dưỡng cao.
– Những người có cơ địa hay bị dị ứng, da dễ mẫn cảm thì không nên ăn bơ.
– Những người bị gout mà đang mắc bệnh gan cũng không nên ăn loại quả này. Vì chất dầu trong bơ có thể gây hại cho gan.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
3. Top 7 món ăn làm từ bơ cho người bệnh gout
Đối với người bệnh gout, lý tưởng nhất là ăn quả bơ trực tiếp mà không thêm đường hoặc bất kỳ loại gia vị nào. Tuy nhiên để kích thích vị giác, làm phong phú thực đơn cho người bệnh gout, bạn có thể chế biến bơ theo các cách dưới đây.
– Sinh tố bơ: Ngoài việc ăn trực tiếp bơ tươi, sinh tố bơ là cách chế biến bơ đơn giản nhất cho người bệnh gout.
– Sinh tố bơ chuối: Với cách làm này bạn có thể tận dụng vị ngọt tự nhiên của chuối. Hơn nữa, lượng kali, acid folic, vitamin C trong chuối sẽ hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gout.
– Bơ, trái cây và sữa chua: Đây cũng là món ăn tốt cho người bệnh gout. Do kết hợp được nhiều loại quả mà người bị bệnh gút nên ăn như dưa hấu, dứa, lê, táo.. cùng với sữa chua.
– Bơ nướng: Bạn cũng có thể “biến tấu” bằng cách nướng quả bơ đã cắt đôi và bỏ hạt trên vỉ khoảng 2 – 3 phút.
– Salad bơ dưa leo: Món ăn này có cầu kỳ hơn một chút khi phải nghiền nhỏ bơ, thêm chút nước cốt chanh, một chút gia vị và trộn đều. Sau đó, phết bơ lên dưa leo.
– Món cuốn bơ: Món ăn này được thực hiện như món bánh tráng cuốn thông thường với nguyên liệu là bơ, dứa, rau sống. Trong dứa có chứa enzim bromelian giúp giảm viêm sưng, vitamin C, kali, acid folic giúp thúc đẩy đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
– Thịt ba chỉ cuộn bơ: Người bệnh gout nên kiêng các loại thịt bò, thịt dê, thịt trâu. Do đó, thịt lợn có thể được dùng để thay thế trong thực đơn của người bệnh gout.
Đừng bỏ lỡ:
Mách bạn [Top 15+] món ăn tốt nhất cho người bệnh gout
Bệnh gout (gut) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric?
4. Công dụng khác của quả bơ
Theo Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, bơ có nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết. Cụ thể là:
– Làm lành các vết loét dạ dày: Bơ có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp các vết loét nhanh lành hơn.
– Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Chất folate trong bơ giúp bảo vệ tim mạch, ức chế homocystrein – chất gây xơ vữa động mạch. Kali trong bơ làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
– Giảm nghén cho bà bầu: Vitamin B6 trong loại quả này sẽ giúp giảm buồn nôn. Ngoài ra, bơ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
– Làm chậm quá trình lão hóa: Bơ có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do tấn công tế bào.
– Giảm nguy cơ gây ung thư: acid oleic trong bơ giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư thận.
– Giảm cân: Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì bơ chính là một lựa chọn hợp lý. Với lượng chất xơ dồi dào, bơ sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn.
– Điều trị bệnh vẩy nến: Dầu bơ kết hợp với vitamin B12 được sử dụng để điều trị vẩy nến.
5. Lời khuyên của chuyên gia
TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng cũng đưa ra cho người bệnh gout một vài lời khuyên:
– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: thịt đỏ, hải sản…
– Kiêng bia, rượu, nước ngọt có ga.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
– Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp là những môn thể thao phù hợp.
– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.
Những thông tin trong bài “Bệnh gout ăn được quả bơ không? Bạn hỏi – Chuyên gia trả lời” đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn Trịnh Long cũng như nhiều người bệnh gout. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bạn qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.