Cá hồi là món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn với nhiều người. Nhưng người bệnh gout có được ăn cá hồi không? Ăn thế nào cho đúng cách vẫn là thắc mắc của nhiều người.
1. Giá trị dinh dưỡng trong cá hồi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bởi trong cá hồi có chứa hàm lượng axit béo Omega – 3 cao, giàu protein, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, kali,… Đây đều là những chất có lợi giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa một số bệnh tật. Cụ thể:
– Hàm lượng Omega – 3 có trong cá hồi sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, huyết áp
– Giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
– Tăng cường sức khỏe, bảo vệ mắt
– Tốt cho hệ xương khớp
– Hỗ trợ giảm cân
– Cải thiện não bộ và các bệnh rối loạn thần kinh
– Giúp da chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư
Ngoài ra, cá hồi còn giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm, cải thiện giấc ngủ, trị bệnh thiếu chú ý và tăng động ở trẻ em.
Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên dùng, tuy nhiên với hàm lượng đạm cao liệu người bệnh gút có ăn được cá hồi?
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Bệnh gout có ăn được cá hồi không?
Nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các chuyên gia khuyên người bệnh gout nên hạn chế ăn cá hồi. Nếu ăn, chỉ nên dùng với lượng < 100g/ngày và không nên sử dụng thường xuyên. Bởi, mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin B, A, D nhưng cá hồi cũng chứa một lượng đạm có nhân purin nhất định. Khi ăn nhiều cá hồi sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khả năng đào thải kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi để muối urat tích tụ ở khớp gây ra cơn đau gút cấp tính.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, trong 100g cá hồi có chứa 150 – 850 mg purin vì vậy những người có chỉ số axit uric ở ngưỡng cao vừa phải: 400 – 500 mmol/l nên hạn chế ăn cá hồi, hoặc có thể ăn < 50 – 100 mg/ngày, không ăn vào lúc đói.
Người đang có cơn gout cấp hoặc chỉ số axit uric tăng ở ngưỡng rất cao, gout mãn tính có hạt tophi: 600 – 700 mmol/l nên kiêng tuyệt đối.
>> Tìm hiểu thêm: Top 5 cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!
3. Bệnh gout nên ăn những loại cá gì?
3.1. Các loại cá nên ăn
Người bệnh gút vẫn có thể ăn được những loại cá ít nhân purin là các loại cá có thịt trắng chủ yếu sống ở sông. Cá sông có hàm lượng purin thường dưới 100mg như cá diêu hồng, cá hồi, cá quả, cá trắm cỏ, cá rô, cá chép… Tuy nhiên, mặc dù ăn được thì người bệnh vẫn phải chú ý sử dụng với lượng vừa phải và chế biến đúng cách.
3.2. Các loại cá không nên ăn
Người bệnh gút nên kiêng các loại cá giàu đạm có nhân purin cao nhất là cá biển. Một số loài cá có chứa lượng purin từ 150 – 825 mg purin/100g cá, không nên ăn bao gồm: cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết…
Nếu sử dụng các loại cá này, cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric từ đó làm bệnh gút ngày nặng.
3.3. Chế biến cá cho người bệnh gout
Thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người bệnh gút. Bởi vậy, khi chế biến cá, thay vì rán hãy nướng hoặc hấp cá.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh gút chỉ nên ăn cá tối đa 2 lần/tuần.
Purin được tìm thấy trong thịt cá nhưng không có trong dầu cá. Chính vì vậy, người bệnh vẫn có thể dùng viên dầu cá để bổ sung các vi chất cần thiết.
Nên kết hợp ăn cá với các loại rau xanh để tăng khả năng đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
4. Một số lưu ý dành cho người bệnh gút
Ngoài việc chú ý ăn uống như: hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… người bệnh gút cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Bổ sung các thực phẩm chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, sữa, pho mát, rau quả như bắp cải, bông cải xanh, lê, táo, kiwi…
– Vận động, thể dục thể thao thường xuyên
– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng… để không làm các cơn đau nghiêm trọng hơn.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bệnh gút có ăn được cá hồi không chính là có nhưng chỉ nên ăn hạn chế với liều lượng vừa phải. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn các loại cá thịt trắng như bài viết đã đề cập. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để hạn chế cơn đau gout.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.