Bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc chỉ là thói quen vô hại nhưng động tác này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy. Đã có trường hợp bị liệt nửa người bên trái thậm chí đột quỵ chỉ vì hành động này. Vậy bẻ cổ là gì, có nguy hiểm không, hãy cùng Ths Nguyễn Minh Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bẻ cổ là hành động phổ biến của rất nhiều người nhằm giải phóng áp lực ở cổ do giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc đôi khi chỉ là phản ứng nhỏ với căng thẳng hoặc đơn thuần do thói quen. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều vẫn hay đặt câu hỏi: bẻ cổ có sao không? Bẻ cổ có tốt không và chúng có những mối nguy hiểm nào, có ảnh hưởng tới xương khớp hay không?
1. Vì sao lại có tiếng răng rắc khi bẻ, vặn cổ?
Cổ bao gồm 7 đốt sống cổ, bó cơ và hệ thống dây thần kinh, thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ đầu và thân. Ngoài ra, chúng còn thực hiện một số chức năng như:
- Nâng đỡ vùng đầu
- Duy trì chức năng vận động, giúp bạn dễ dàng xoay 180 độ
- Bảo vệ tủy sống
- Bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh
- Hỗ trợ mạch đốt sống
Khi bạn vặn cổ, lắc cổ hay bất kỳ khớp nào trong cơ thể, các bao khớp sẽ bị kéo căng ra. Những bao khớp chứa chất lỏng, việc kéo căng cổ sẽ cho phép chất lỏng tạo ra áp lực lên khớp, hình thành nên khí oxy, nitơ và carbon dioxide. Các khí này sẽ tạo ra những bong bóng khí nhỏ và bị vỡ, bạn sẽ nghe thấy tiếng lách tách, răng rắc mỗi khi bẻ khớp.
Ngoài ra, việc có tiếng kêu khi xoay vặn cổ còn do:
- Các cử động của khớp, gân và dây chằng. Khi cử động khớp cổ, vị trí của gân sẽ thay đổi và hơi lệch ra ngoài. Từ đó, có thể nghe thấy tiếng tách tách khi gân trở lại vị trí ban đầu.
- Các khớp mất đi lớp sụn bao bọc cũng dễ nghe được những âm thanh tại đây.
2. Bẻ cổ nhiều có tốt không?
Đã có nghiên cứu việc bẻ cổ được chuyên gia xương khớp can thiệp có thể tác động tích cực đến tinh thần bởi nhiều người cảm thấy khi nghe được những tiếng răng rắc trong cổ sẽ giải phóng áp lực và điều chỉnh được khớp.
Trong một số trường hợp, chỉ cần người bẻ cổ cảm nhận được âm thanh răng rắc sẽ thấy dễ chịu, ngay cả khi không có áp lực nào được giải phóng hoặc các khớp không được điều chỉnh hoàn toàn. Đây được gọi là “hiệu ứng giả dược” (placebo).
Bẻ cổ cũng giúp giải phóng hormone hưng cảm endorphin ở vùng khớp cổ, giúp kiểm soát cơn đau. Đó chính là lý do vì sao khi vặn cổ, lắc cổ bạn cảm thấy rất thích thú, thoải mái.
Ngoài ra, việc nắn chỉnh cổ có chuyên môn, vặn cổ ở mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích như:
- Hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu
- Cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng đau cứng cổ
- Thư giãn cột sống, giảm đau mỏi tạm thời
- Cải thiện các bệnh lý về cột sống
Bẻ khớp cổ hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy làm tăng nguy cơ viêm khớp. Trong hầu hết trường hợp, hành động này không gây hại cho sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ.
3. Bẻ cổ kêu răng rắc có nguy hiểm không?
Song song với sự thoải mái khi xoay vặn cổ thì việc bẻ cổ quá mạnh có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm như:
- Chèn ép dây thần kinh cổ khiến khó hoặc không thể vận động
- Căng cơ xung quanh khớp và bản thân các khớp
- Kéo giãn dây chằng trong khớp, mất đi sự ổn định, có nguy cơ bị thoái hóa khớp
- Cổ tập trung nhiều mạch máu quan trọng, bẻ cổ quá mạnh dẫn đến thủng mạch máu, hoặc cũng có thể gây ra đông máu, dẫn đến đột quỵ
Đã có trường hợp ghi nhận một bệnh nhân vô tình thực hiện thói quen bẻ cổ dẫn đến vỡ động mạch đốt sống khiến cục máu đông hình thành trong não và gây đột quỵ từ hành động tưởng như vô hại này.
>> Tìm hiểu ngay: Thoái hóa đốt sống cổ – Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
4. Trường hợp nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn thường xuyên vặn cổ nhưng không thấy bất kỳ dấu hiệu đau nào có thể không cần đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống.
Tuy nhiên, nếu gặp phải các biểu hiện dưới đây cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân:
- Có vết sưng bất thường ở cổ bởi đây có thể là dấu hiệu của tích tụ chất lỏng, chấn thương hoặc nhiễm trùng
- Đau các khớp cổ, đặc biệt đau mãn tính không rõ nguyên nhân
- Các khớp co cứng, kém linh hoạt, đau mỏi cổ vai gáy
- Không bẻ khớp cổ nhưng vẫn xuất hiện những âm thanh này với tần suất nhiều kèm theo các cơn đau
5. Cách vặn cổ an toàn
Để không gặp những “sự cố” khi vặn cổ, bạn nên nắm được cách bẻ cổ đúng cách:
Cách 1: Sử dụng lòng bàn tay và cánh tay
- Thư giãn cổ bằng cách xoay tròn cổ theo chiều kim đồng hồ
- Kéo căng cơ cổ bằng cách nghiêng về một bên, giữ yên tư thế trong vòng 20 giây và đổi bên
- Một tay đặt dưới cằm sao cho lòng bàn tay ôm được phần xương quai hàm, đưa tay còn lại ra sau đầu, cong cánh tay cho thoải mái
- Nắm chặt và giữ phần đầu kéo căng sang trái sau đó đẩy cằm ngược chiều kim đồng hồ để thư giãn
- Làm tương tự với bên còn lại
Lưu ý:
- Không cố gắng xoay cổ mạnh theo vòng tròn vì dễ chấn thương
- Nếu thường xuyên muốn bẻ khớp cổ nên tham khảo ý kiến chuyên môn. Tốt nhất nên tìm cách loại bỏ vấn đề gốc rễ
- Ngừng lắc cổ nếu như có dấu hiệu đau, tổn thương
- Nếu thực hiện, nên làm với lực nhẹ, dần dần
Bẻ cổ tuy không nguy hiểm nhưng thói quen này tiềm ẩn những nguy cơ nhất định cho sức khỏe xương khớp và tim mạch. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
XEM THÊM:
- Thoái hóa cột sống cổ ăn gì kiêng gì? – Không kiêng sao khỏi!
- 8 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam – Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Chữa thoát vị đĩa đệm cổ từ yoga – Tưởng khó mà dễ vô cùng
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Bẻ cổ
https://www.healthline.com/health/neck-cracking - Vì sao có tiếng kêu răng rắc khi lắc, vặn cổ
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/neck-cracking-and-grinding-what-does-it-mean
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.