Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sẽ giúp bạn có định hướng can thiệp, điều trị kịp thời; đề phòng những hậu quả xấu, thậm chí là nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Trầm cảm – Căn bệnh nguy hiểm, phổ biến trong xã hội hiện đại
Trầm cảm không chỉ là trạng thái tinh thần tiêu cực bình thường, mà đây là một căn bệnh tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh và gia đình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong khoảng thời gian một năm trước. Đáng báo động hơn, mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới.
2. Dấu hiệu trầm cảm cần cảnh giác
Khi gặp các triệu chứng sau đây, bạn cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm:
2.1 Buồn bã, muốn khóc
Tâm trạng buồn bã là một trong những dấu hiệu trầm cảm đặc trưng và phổ biến nhất. Đây thường là dấu hiệu của trầm cảm giai đoạn đầu. Không giống như trạng thái cảm xúc thông thường, buồn bã ở người trầm cảm không bắt nguồn từ nguyên nhân cụ thể nào. Trạng thái buồn bã không phải thoáng qua mà dai dẳng, sâu sắc.
2.2 Dấu hiệu trầm cảm: Trống rỗng, tuyệt vọng
Cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng ở người trầm cảm là khởi nguồn gây đau khổ. Khi trải qua những cảm xúc này, người bệnh thường cảm thấy như mất đi một phần quan trọng của bản thân, không gì có thể bù đắp được. Cuộc sống cũng trở nên vô nghĩa và không có hy vọng. Đây thường là dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
2.3 Thường xuyên bùng nổ tức giận
Biểu hiện của trầm cảm không chỉ ở những nốt trầm như buồn bã, tuyệt vọng mà còn thông qua những cơn giận dữ. Đây là điều khá bất ngờ, nhưng thực tế người bị trầm cảm có thể có những triệu chứng bùng nổ tương tự như vậy; nguyên nhân do cảm xúc bị dồn nén, khó chịu với bản thân, mất kiểm soát…
2.4 Dấu hiệu trầm cảm giai đoạn đầu: Mất dần mọi hứng thú
Đối với người trầm cảm, họ thường cảm thấy không có hứng thú hoặc niềm vui đối với cuộc sống, công việc. Ngay cả những thú vui như tình dục, thể thao, những sở thích hàng ngày cũng cần mất đi, không còn sức hấp dẫn họ. Đây thường là dấu hiệu của trầm cảm giai đoạn đầu.
2.5 Rối loạn giấc ngủ
Trầm cảm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh; bao gồm ngủ quá ít, ngủ quá nhiều hoặc khó ngủ, ngủ mơ, thức dậy mệt mỏi… Mất ngủ cũng khiến cho tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, tác hại, giải pháp điều trị
2.6 Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, chán chường, thiếu năng lượng mặc dù không làm việc gì nặng nhọc, quá sức thì cũng nên cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu trầm cảm cần lưu tâm.
2.7 Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ: Chán ăn hoặc thèm ăn liên tục
Sự thay đổi về thói quen ăn uống là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, chán ăn.
Với một số người, ăn hoặc nhịn ăn là một cách để ứng phó với những cảm xúc tiêu cực. Cùng với đó là tình trạng sụt cân hoặc tăng cân mất kiểm soát, cơ thể suy nhược… Đây thường là dấu hiệu trầm cảm ở nữ giới.
2.8 Lo lắng, bồn chồn, bất an
Mặc dù lo lắng, bất an có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… nhưng trạng thái này thường có mối liên hệ mật thiết với trầm cảm.
Mặc dù vấn đề không quá phức tạp, thậm chí rất đơn giản nhưng người bệnh có thể không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến bất an, lo lắng thái quá. Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu.
2.9 Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng: Cảm giác tội lỗi, ám ảnh, tự trách mình
Đây có thể là dấu hiệu thường xuyên, lặp đi lặp lại ở người trầm cảm. Người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực, không tự tin vào bản thân và cho rằng sự yếu kém của bản thân là nguyên nhân gây nên mọi vấn đề.
Đây chính là nguyên nhân khiến họ cảm thấy tội lỗi, ám ảnh bởi những sai lầm trong quá khứ và không ngừng dằn vặt bản thân.
2.10 Giảm tập trung, khó khăn khi đưa ra quyết định
Biểu hiện của trầm cảm là thường xuyên đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, khả năng tập trung, làm việc, phán đoàn và đưa ra quyết định cũng có xu hướng giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc của người bệnh.
2.11 Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng: Thường xuyên nghĩ về cái chết
Đỉnh cao của những suy nghĩ tiêu cực là thường xuyên nghĩ về cái chết. Cảm giác bế tắc, tuyệt vọng khiến họ cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Điều này có thể dẫn đến hành vi tự làm đau, sát thương bản thân, thậm chí là tự tử.
2.12 Phản ứng chậm chạp
Nguyên nhân của tình trạng phản ứng chậm chạp ở người trầm cảm chính là trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Điều đó khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp.
2.13 Phát sinh các vấn đề thể chất không rõ nguyên nhân
Trầm cảm không chỉ là một căn bệnh về tâm thần mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Tiêu biểu nhất phải kể đến là đau lưng, đau đầu, đau cơ, đau bụng, suy giảm chức năng miễn dịch…
Xem thêm: Bật mí cách hết mất ngủ không cần tới 1 viên thuốc
3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Trầm cảm ở mức độ nhẹ nếu có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cần bằng cả về tinh thần và thể chất. Ngược lại, nếu không được điều trị, người bệnh ngày càng lún sâu vào những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có thể dẫn đến những hành động mất kiểm soát, làm hại bản thân và những người xung quanh.
Vì vậy, nếu có các dấu hiệu trầm cảm, bạn cần đến gặp bác sĩ khi:
- Các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
- Các dấu hiệu trầm cảm kéo theo các vấn đề sức khỏe khác.
- Có tiền sử trầm cảm trước đó.
- Cảm thấy bản thân không kiềm chế được cảm xúc, thường xuyên phát sinh suy nghĩ tiêu cực…
Việc thăm khám sớm sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng; đồng thời loại trừ các bệnh lý khác. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm cả thuốc, liệu pháp tâm lý và những liệu pháp thư giãn.
>>> XEM THÊM:
- Khám trầm cảm sau sinh ở đâu? Bật mí những địa chỉ uy tín
- Trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia chỉ 15 thực phẩm này
- Cảm giác bồn chồn, hồi hộp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.