Trầm cảm sau sinh đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé mà còn ẩn chứa những hệ lụy khôn lường. Do đó, phụ nữ sau sinh nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc trầm cảm cần được thăm khám ngay. Vậy khám trầm cảm sau sinh ở đâu? Dưới đây là danh sách các địa chỉ mà bạn có thể tham khảo.
1. Nguyên tắc lựa chọn địa chỉ khám trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể kể đến là khóc nhiều, mệt mỏi kéo dài, hay tức giận dữ dội, luôn có cảm giác vô dụng, tội lỗi, lo lắng nghiêm trọng, có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé… Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tự sát. Do đó, ngay khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có những biểu hiện nghi ngờ trầm cảm sau sinh hãy tới ngay các cơ sở y tế.
Trước một số lượng lớn các cơ sở y tế, bạn cần chọn đúng địa chỉ uy tín để thăm khám với một số nguyên tắc sau:
- Cơ sở y tế đã được cấp phép, uy tín trong ngành, được người dân tin tưởng.
- Cơ sở y tế sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo bạn được chẩn đoán chính xác các mức độ trầm cảm sau sinh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
- Được trang bị trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Từ đó hỗ trợ chẩn đoán và điều trị nhanh, chính xác.
- Chi phí khám trầm cảm hợp lý, có thể có bao gồm thanh toán bảo hiểm y tế.
- Phù hợp với điều kiện di chuyển của người bệnh.
Vậy trầm cảm sau sinh nên khám ở đâu? Bạn có thể lựa chọn một trong các địa chỉ dưới đây.
Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh chớ bỏ qua
2. Khám trầm cảm sau sinh ở đâu Hà Nội?
2.1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Đây là câu trả lời đầu tiên cho khám trầm cảm sau sinh ở đâu. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I là bệnh viện đầu ngành cả nước về điều trị bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, tâm thần phân liệt, động kinh… Nằm khá xa trung tâm Hà Nội, bệnh viện có không gian bệnh viện rộng rãi, số lượng bệnh nhân không quá đông. Do đó bạn không phải quá lo lắng về tình trạng quá tải, phải xếp hàng chờ đợi.
- Địa chỉ: Xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội
- Số điện thoại: 02433853227
- Thời gian khám: Từ 8h00 – 18h00 từ thứ 2 – Chủ nhật.
2.2. Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Viện Sức khỏe Tâm thần có tiền thân là Khoa Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh đầu ngành về rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm. Viện có khả năng thực hiện các kỹ thuật điện não đồ, điện não video, lưu huyết não đồ vi tính, liệu pháp kích thích từ xuyên sọ…
- Địa chỉ: Tầng 1, Nhà T6 – Bệnh viện Bạch Mai (Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Số điện thoại: 02435765344
- Thời gian khám: Từ 6h50 – 16h00 từ thứ 2 – thứ 6. Từ 7h30 – 16h00 thứ 7, Chủ nhật.
2.3. Khoa Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Khoa điều trị cả nội trú và ngoại trú các tình trạng loạn thần, rối loạn giấc ngủ, hội chứng lo âu, trầm cảm… Dù là bệnh viện lão khoa nhưng đối tượng người trưởng thành đều có thể đặt lịch khám tại đây. Bạn có thể đặt lịch khám qua tổng đài trên website chính thức của bệnh viện.
- Địa chỉ: Tầng 4, Nhà B, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Số điện thoại: 02435764558
- Thời gian khám: Sáng từ 06h30 – 12h00, chiều từ 13h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6. Từ 7h00 – 12h00 thứ 7.
2.4. Phòng khám bệnh số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đây là phòng khám dịch vụ chất lượng cao, quy tụ nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn với trang thiết bị hiện đại. Phòng khám chỉ thực hiện điều trị ngoại trú. Bạn có thể gọi điện trước để kiểm tra trước thông tin lịch khám của phòng khám.
- Địa chỉ: Tòa A5 – Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 0982873112
- Thời gian khám: Sáng từ 7h00 -12h00, chiều từ 13h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 7.
2.5. Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện khám chữa bệnh từ thứ 2 đến Chủ nhật nên bạn có thêm thời gian vào ngày nghỉ để tới khám ở đây. Một ưu điểm khác ở Bệnh viện này là quy trình khám cũng khá nhanh chóng, thuận tiện.
- Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
- Số điện thoại: 0967811616
- Thời gian khám: Sáng từ 8h00 -12h00, chiều từ 13h30 – 17h từ thứ 2 – Chủ nhật.
3. Khám trầm cảm sau sinh ở đâu thành phố Hồ Chí Minh?
3.1. Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh
Nhắc tới cơ sở khám trầm cảm. mất ngủ, lo âu, thâm thần phân liệt, động kinh… tại thành phố Hồ Chí Minh không thể quên địa chỉ này. Bệnh viện có 3 cơ sở giúp bạn dễ dàng lựa chọn cơ sở gần nhất. Không chỉ là cơ sở điều trị nội ngoại trú mà bệnh viện còn chịu trách nhiệm giám định chuyên khoa tâm thần theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Địa chỉ: Cơ sở 1 (Số 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5); Cơ sở 2 (Ấp 6, Lê Minh Xuân, Bình Chánh); Cơ sở 3 (Số 165B Phan Đăng Lưu, Phường 1, Phú Nhuận)
- Thời gian khám: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 15h30 từ thứ 2 – thứ 6.
3.2. Đơn vị Tâm lý lâm sàng – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị Tâm lý lâm sàng được thành lập từ năm 2018. Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tâm lý tại đây hiện đang làm việc tại các trường Đại học chuyên nhành Y Dược tại thành phố. Phương pháp điều trị tại Đơn vị Tâm lý lâm sàng cũng rất đa dạng.
- Địa chỉ: Cơ sở 1 (Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5); Cơ sở 2 (Số 20 – 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10)
- Thời gian khám: Từ 6h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6.
3.3. Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 175
Bệnh viện Quân y 175 là bệnh viện đa khoa, trong đó Khoa Tâm thần được đánh giá cao. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ quân y chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đồng bộ.
- Địa chỉ: Số 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 19001175
- Thời gian khám: Sáng từ 7h00 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6.
3.4. Phòng khám đa khoa – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Phòng khám được thành lập vào năm 2018 với nhiều chuyên khoa, trong đó có chuyên khoa về tâm lý. Những trẻ em và người lớn đang bị trầm cảm, lo âu kéo dài, mất ngủ… có thể tới đây thăm khám.
- Địa chỉ: Số 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 02838620120
- Thời gian khám: Sáng từ 7h00 – 12h00, chiều từ 13h00 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6; từ 7h00 – 12h00 thứ 7 và Chủ nhật.
3.5. Phòng Tâm lý trị liệu – Bệnh viện Nhân dân 115
Nếu đang tìm địa chỉ khám trầm cảm sau sinh tại thành phố Hồ Chí Minh thì đây có thể là lựa chọn cho bạn. Bệnh viện đáp ứng cả điều trị nội trú và ngoại trú. Bạn có thể đặt lịch khám, trị liệu qua hotline.
- Địa chỉ: Tầng 2, Khu Kỹ thuật cao, Số 818, Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 02838684539
- Thời gian khám: Từ 7h00 – 16h00 từ thứ 2 – thứ 6
4. Một số lưu ý
Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đặt lịch hẹn trước nếu bệnh viện có dịch vụ đặt lịch qua tổng đài, website.
- Một số bệnh viện đăng tải thông tin lịch khám của các bác sĩ trong tuần. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám một bác sĩ cụ thể hãy tham khảo trước để đi khám đúng ngày bác sĩ làm việc.
- Chuẩn bị sẵn căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ y bạ và các xét nghiệm có liên quan đã thực hiện trước đó.
- Chuẩn bị trước các câu hỏi, thắc mắc cần bác sĩ giải đáp.
- Trong quá trình thăm khám nếu cần trợ giúp hãy nhờ tới nhân viên y tế và bác sĩ tại cơ sở y tế.
- Tuân thủ theo quy trình thăm khám tại cơ sở y tế.
- Sau khi được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hãy nghiêm túc tuân thủ, tái khám đúng lịch hẹn.
Hy vọng bài viết đã phần nào giải tỏa thắc mắc khám trầm cảm sau sinh ở đâu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan đừng ngần ngại gọi tới tổng đài (miễn cước) 1800.28.28.85 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Bật mí sản phẩm “Vàng” giúp an thần ngủ ngon
Cách giảm stress cho phụ nữ nhanh chóng, giúp xua tan căng thẳng
Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.