Top 9 các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống phổ biến nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Top 9 các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống phổ biến nhất

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Linh Chi

    13/09/24

    Chắc chắn bạn đã không ít lần gặp phải các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống. Chúng có tác động không nhỏ tới sức khỏe tinh thần và cả thể chất của bạn.

    5/5 - (9 bình chọn)

    Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng ở mỗi người mỗi khác. Mức độ căng thẳng của từng người khi gặp phải cùng một tình huống cũng không giống nhau. Dưới đây là các tình huống phổ biến có thể gây căng thẳng trong cuộc sống.

    1. Thế nào là tình huống gây căng thẳng?

    Tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống có thể là một sự kiện đột ngột xuất hiện hoặc thường xuyên xảy ra, lặp lại. Khi ở trong sự kiện này, cơ thể sẽ đưa ra những phản ứng nhất định gọi là biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Chúng có thể bao gồm: Đau đầu, lo lắng, hoảng loạn, nhịp tim nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi, run rẩy, căng cơ hoặc nghiến chặt hàm, tiêu chảy…

    các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

    Click xem thêm Stress là gì và các dấu hiệu nhận biết

    2. Top 9 tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Đó có thể xuất phát từ công việc, gia đình hay các mối quan hệ xã hội khác. Dưới đây là các tình huống phổ biến.

    2.1. Chấn thương tâm lý

    Tình huống này có thể gây ra tình trạng stress kéo dài. Chấn thương tâm lý có thể xảy ra khi còn nhỏ như bị bạo hành, gặp tai nạn… Tình trạng căng thẳng có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bạn chứng kiến sự kiện tương tự trong quá khứ khi trưởng thành.

    Ngoài ra, mất đi người thân cũng có thể gây ra chấn thương tâm lý. Bạn đời, bố, mẹ, anh, em là những người gắn bó mật thiết với cuộc sống thường ngày của mỗi người. Việc mất đi người thân sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe tinh thần, gây buồn bã, stress.

    2.2. Tình huống nguy hiểm gây căng thẳng

    Một trong các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống là khi bạn phải đối mặt với nguy hiểm. Đó có thể tai nạn giao thông, hỏa hoạn, gặp cướp… Điều này sẽ gây ra những biểu hiện căng thẳng ngay lập tức, thậm chí có thể kéo dài ngay cả khi tình huống đã đi qua.

    2.3. Áp lực học tập

    Người ta thường nhắc tới áp lực học tập là một trong những tình huống gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống điển hình. Không chỉ học sinh, sinh viên, thậm chí người ngoài 30 tuổi cũng có thể gặp phải áp lực này khi tham gia bất kỳ khóa học nào. Căng thẳng có thể xuất hiện vào giờ kiểm tra, kỳ thi, khi làm khóa luận tốt nghiệp…

    Áp lực học tập là tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

    Áp lực học tập gây căng thẳng trong cuộc sống

    2.4. Áp lực công việc – Tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

    Căng thẳng có thể xảy ra với đối tượng làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao; thời gian làm việc kéo dài; đòi hỏi sự tập trung cao độ, tỉ mỉ. Bạn có thể bị stress khi phải gấp rút hoàn thành công việc cho kịp deadline; hoặc trong trường hợp bị cấp trên khiển trách vì sai sót trong công việc; lo lắng bị sa thải…

    2.5. Vấn đề sức khỏe

    Bản thân các triệu chứng bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của người mắc bệnh. Nỗi lo triệu chứng trở nặng, tái phát bệnh hay những biến chứng có thể gặp phải khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn. Bởi càng căng thẳng, bệnh sẽ càng khó hồi phục. Đặc biệt, với những trường hợp mắc bệnh mạn tính, bệnh đe dọa tới tính mạng, những biểu hiện khi gặp căng thẳng về cảm xúc càng rõ rệt, kéo dài dai dẳng hơn.

    Vấn đề sức khỏe hây căng thẳng trong cuộc sống

    Căng thẳng có thể đến từ tình trạng sức khỏe

    2.6. Mang thai

    Mang thai mang đến niềm hạnh phúc lớn lao cho phụ nữ. Tuy nhiên, song hành với đó là sự lo lắng, căng thẳng, đặc biệt với người mang thai lần đầu. Nhiều bà bầu thường lo lắng về việc nên ăn gì kiêng gì; liệu thai nhi phát triển có bình thường không… Ngoài ra, đối với những trường hợp chưa sẵn sàng để mang thai việc điều chỉnh cảm xúc càng trở nên khó khăn hơn.

    2.7. Vấn đề tài chính – Một trong các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

    Nỗi lo về tiền bạc luôn là vấn đề gây căng thẳng thần kinh cho nhiều người. Mỗi tháng phải lo tiền sinh hoạt phí, tiền thuê nhà, tiền trả góp, tiền học cho con, tiền thuốc men cho người thân bị bệnh… đã đặt gánh nặng lên tâm lý của không ít người. Đặc biệt, người đang phải đối mặt với khoản nợ lớn, phá sản, căng thẳng sẽ trầm trọng hơn.

    2.8. Vấn đề gia đình

    Mâu thuẫn trong gia đình luôn là một trong những vấn đề gây căng thẳng, thậm chí dẫn tới trầm cảm. Tình huống này có thể bao gồm mâu thuẫn giữa vợ chồng, giữa vợ và bố mẹ chồng; bất đồng trong nuôi dạy con cái; áp lực từ người thân.

    Vấn đề gia đình gây căng thẳng

    Mâu thuẫn trong gia đình ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần

    2.9. Mối quan hệ xã hội

    Bên cạnh mối quan hệ gia đình, thì những xung đột trong mối quan hệ xã hội cũng có thể là khởi điểm cho căng thẳng. Bạn có thể cãi nhau với đồng nghiệp, hàng xóm, xung đột với bạn bè… Mặt khác việc luôn nỗ lực để duy trì hình ảnh tốt đẹp của bản thân cũng như cách nhìn của người khác về bản thân cũng gây ra những áp lực nhất định.

    3. Cách ứng phó tích cực với các tình huống gây căng thẳng

    Việc đầu tiên trong quá trình kiểm soát căng thẳng là cần xác định được các tình huống gây căng thẳng. Mặc dù nhiều người sẽ lựa chọn cách né tránh các tình huống này. Nhưng trong cuộc sống có những tình huống xảy ra bất ngờ, không thể lường trước hay phòng tránh được. Do đó, hãy thử các cách ứng phó tích cực khi căng thẳng được gợi ý dưới đây:

    • Tránh thực hiện các cách ứng phó không lành mạnh như: Ăn quá nhiều, hút thuốc lá, uống rượu bia…
    • Chấp nhận rằng có những điều bạn không thể thay đổi. Khi đó bạn sẽ không cảm thấy thất vọng hay nỗ lực vô ích. Bạn cũng có thể nhìn sự việc theo một hướng khác để giảm bớt áp lực hơn. Ví dụ như đặt mình vào vị trí của người mà mình đang có mâu thuẫn, xung đột.
    • Sắp xếp công việc, việc gia đình một cách hợp lý, ưu tiên những việc quan trọng hơn. Đừng tự ôm đồm quá nhiều việc, hãy nhờ sự trợ giúp của người khác khi cần.
    • Áp dụng một số biện pháp thư giãn như: Hít thở sâu, thiền, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, liệu pháp mùi hương, tập luyện thể dục…
    • Ngoài ra, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học cũng giúp bạn có đủ nền tảng để đối phó tốt hơn với căng thẳng.
    • Trong trường hợp cần thiết hãy nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

    KẾT LUẬN

    Trong cuộc sống sẽ không ít lần bạn gặp phải các tình huống gây căng thẳng. Việc nhận diện các tình huống này sẽ giúp bạn đề ra các cách ứng phó tích cực. Nếu cần trợ giúp về các vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại gọi tới hotline 1800.28.28.85.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn lo âu: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị đúng cách 01/02/24
      Lo âu là thuật ngữ dùng để chỉ cảm xúc sợ hãi, lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn…
      10 cách ngâm chân trị mất ngủ – Chỉ 15 phút nhưng ngủ sâu cả đêm 26/08/24
      Công việc, cuộc sống áp lực, căng thẳng khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Đừng vội dùng thuốc tây, hãy…
      Trị mất ngủ cho người bị tiểu đường – Những lưu ý cần thiết 01/08/24
      Đối với những người bị bệnh tiểu đường, mất ngủ là tình trạng khá phổ biến. Các biện pháp trị…
      Đánh trống ngực: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 18/01/24
      Đánh trống ngực hồi hộp là một trong những triệu chứng tim mạch điển hình rất nhiều người gặp phải.…
      Xem thêm